Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY TIẾP SỨC 4 X 100M CHO NAM HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG Tác giả sáng kiến: Lê Trọng Phú Mã SKKN: 38.60.... Vĩnh Phúc, tháng 02 năm 2020 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐTĐ Cường độ tối đa HLV Huần luyện viên VĐV Vận động viên SLLL Số lần lặp lại STN Sau thực nghiệm TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông TTN Trước thực nghiệm XPT Xuất phát thấp XPC Xuất phát cao NXB Nhà xuất bản lớp nhân dân lao động, với dụng cụ đơn giản dễ tập. Tập luyện điền kinh có tác dụng nâng cao sức khỏe, giáo dục cho con người có những phẩm chất quí giá như: Tính đồng đội, tinh thần đoàn kết, và những phẩm chất tâm lí, ý chí chuẩn bị cho họ có đủ năng lực trong công cuộc xây dựng sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó các môn chạy là nội dung thi đấu có tính hấp dẫn, đặc biệt là chạy tiếp sức 4 x 100m. Kỹ thật chạy 4 x 100m gồm có: Xuất phát, Kỹ thuật trao – nhận tín gậy, kỹ thuật chạy đường vòng và kỹ thuật chạy trên đường thẳng. Vì vậy đòi hỏi người chạy phải có kỹ thuật chạy cự ly ngắn tốt ở đường thẳng, đường vòng và khả năng phối hợp với nhau trong quá trình trao – nhận tín gậy. Chạy tiếp sức là sự phối hợp của các thành viên trong cùng đội, mỗi thành viên phải chạy một cự ly theo luật quy định để mang tín gậy từ vạch xuất phát về đích. Thành tích của đội là từ khi có lệnh xuất phát cho người chạy đầu tiên cho đến khi người chạy cuối cùng về đích. Ngày nay, Điền kinh hiện đại phát triển cao biểu hiện ở tài nghệ thi đấu thể thao với trình độ kĩ chiến thuật điêu luyện đa dạng và phong phú, với trình độ thể lực tốt tâm lý vững vàng đã làm cho bộ môn này ngày càng trở thành môn thể thao có tính hấp dẫn cao thu hút đông đảo mọi người tham gia tập luyện đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên. Qua tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử phát triển của môn điền kinh hiện đại ở những nước có nền thể thao tiên tiến xu hướng mới trong nội dung chạy tiếp sức 4 x 100m hiện đại có đặc điểm nổi bật. Mỗi kĩ thuật thể thao khi thực hiện đều là tổ hợp những thành phần chuyển động khác nhau để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Ý thức được vấn đề này, trong các trường THPT công tác GDTC luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm như: cải tạo, xây dựng sân bãi, mua sắm dụng cụ luyện tập...phục vụ cho công tác giảng dạy chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa.Tuy nhiên trên thực tế GDTC trong nhà trường vẫn còn những hạn chế, dượcđánh giá trong chỉ thị 36/CT-TW “TDTT của nước ta còn ở trình độ thấp, số người 2 Học sinh biết phương pháp tự luyện tập một cách có hiệu quả và áp dụng phương pháp luyện tập phù hợp với bản thân. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên: Sáng kiến được áp dụng ngày đầu tiên là ngày 26 tháng 8 năm 2019 tại Lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Hai Bà Trưng. 7. Mô tả bản chất sáng kiến. A. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn phù hợp với điều kiện, đối tượng, lứa tuổi để nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m cho Nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài tôi xác định ra 2 nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Đánh giá thực trạng giảng dạy và tập luyện nội dung chạy tiếp sức 4 x 100m của nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng Thành phố Phúc Yên – Vĩnh Phúc. 2.2. Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Phúc Yên, Thành phố Phúc Yên – Vĩnh Phúc. B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu khoa học Đây là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu, nhằm tiếp thu các nguồn thông tin khoa học có trong các tài liệu đã được công bố. Bằng phương pháp này, chúng tôi đã thu thập, phân 4 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Để kiểm nghiệm, đánh giá tính hiệu quả của bài tập ứng dụng, tiến hành kiểm tra ban đầu, làm cơ sở để phân nhóm tập luyện trong thời gian 8 tuần. Nhóm đối chứng (A): lấy ngẫu nhiên 32 học sinh tập theo các bài tập thường được sử dụng trong giảng dạy Nhóm thực nghiệm (B): lấy ngẫu nhiên 32 học sinh và cho tập luyện theo bài tập đã lựa chọn 5. Phương pháp toán học thống kê Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài và xử lý số liệu thu thập được một cách chính xác, đồng thời đánh giá được kết quả của các bài tập cho học sinh lớp 11A1, 11A2 Trường THPT Hai Bà Trưng, chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán học thống kê để tính. Các công thức được vận dụng: Công thức 1: Công thức tính giá trị trung bình. x X i n Trong đó: X : Số trung bình hay giá trị trung xi: Là giá trị quan sát thứ i. : Là giá trị tổng cộng. N: là số lần quan sát. Công thức 2: Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn. (x X )2 2 i x n 1 2 x x 6 D. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng giảng dạy và tập luyện nội dung chạy tiếp sức 4 x 100m của nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng Thành phố Phúc Yên – Vĩnh Phúc. 1.1. Đặc điểm của chạy tiếp sức 4x100m Cùng là môn chạy nhưng kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m lại có nhiều điểm khác biệt. Về nguyên lý thì chạy tiếp sức 4x100m giống với chạy cự ly ngắn, trung bình và chạy cự ly dài. Tốc độ chạy tiếp sức 4x100m phụ thuộc vào tần số cũng như độ dài bước. Độ bài bước lại phụ thuộc vào tốc độ đạp sau, chân sau và sức mạnh cũng như sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và chân. Trong chu kỳ bước chạy, nếu muốn rút ngắn thời gian bạn cần đạp sau nhanh và rút ngắn thời gian bay trên không. Yêu cầu của chạy tiếp sức 4x100m là các VĐV cần trao gậy theo quy định Việc trao cũng như nhận gậy cần thực hiện theo tốc độ cao và tương ứng với chạy cự ly ngắn. Chính vì vậy cần có sự phối hợp tốt giữa những đồng đội với nhau. Trong thi đấu, có rất nhiều cá nhân có thành tích tốt nhưng kết quả chung cuộc lại thua. Lý do bởi đồng đội của họ nhận gậy kém hoặc trong quá trình chuyển đã bị rơi gậy. Việc phân thứ tự cũng rất quan trọng, cần nắm được thế mạnh của các cá nhân để phân công cho phù hợp. Người số 1 cần có kỹ thuật xuất phát thấp tốt. Người thứ 2,3 cần có sức bền về mặt tốc độ và kỹ thuật tốt. Người số 4 cần chạy nước rút tốt và tâm lý vững. 8 xuất phát. Dùng đốt thứ 2 của 3 ngón cùng với ngón trỏ, cái tì xuống đất. Vị trí đóng bàn đạp cần đảm bảo được yếu tố chạy lao. Người chạy đầu tiên cần bám sát vạch để khi trao gậy vào tay người khác được thuận lợi. Đối với người thứ 2,3,4, họ đều là những người nhận tín gậy. Mặc dù vị trí là khác nhau nhưng nhiệm vụ của họ tương đồng. Họ không chạy theo tín hiệu mà sẽ nhìn đồng đội chạy đến mình. Cần đảm bảo tốc độ phù hợp để nhận gậy một cách thuật lợi. Người nhận tín gậy đứng đợi, xuất phát ở khu vực 10m. Sau xuất phát cần phải bắt đầu với tốc độ cao. Nhận được tín gậy lập tức chạy hết phần của mình và trao gậy cho đồng đội tiếp theo. Việc nhận tín gậy là rất quan trọng Cách trao và nhận tín gậy Có 2 cách đó là nhận từ trên xuống và từ dưới lên. Với cách treo từ trên xuống, những nghời nhận tín gậy đưa tay ra sao, lòng bàn tay ngửa lên trời, ngón cái chĩa. Người trao đặt đầu gậy từ trên xuống vào lòng bàn tay người nhận. Trong một cuộc thi chạy tiếp sức 4x100m thì việc trao, nhận gậy trong khu luật định với tốc độ cao là khó nhất. Để làm tốt bước này, bạn cần xác định vạch báo hiệu cũng như trao và nhận tín gậy một cách chính xác. 10 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn Trong quá trình giảng dạy nội dung chạy 4 x 100m thì việc sử dụng các bài tập bổ trợ cho các em là rất quan trọng, đó là cơ sở để xây dựng quá trình giảng dạy các tố chất thể lực một cách hệ thống, lâu dài nhằm không ngừng nâng cao thành tích cho các em. Nó bao gồm sự sắp xếp có hệ thống và khoa học những nội dung bài tập từ đầu đến cuối là một chu kỳ huấn luyện. Thực tế giảng dạy 1 tuần 2 tiết các em vừa phải tập trung những môn học chính khóa để rèn luyện những phẩm chất đạo đức, trang bị cho mình những kiến thức khoa học, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại vừa ra sức luyện tập trang bị cho mình những vốn tri thức chuyên môn sâu rộng tiếp cận với kỹ thuật thể thao đỉnh cao. Trong chạy tiếp sức 4 x 100m, có hệ thống bài tập huấn luyện vô cùng đa dạng, các giáo viên đưa ra các bài tập chuyên môn sao cho phù hợp với đối tượng người học để phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ và tố chất kéo léo được phát triển tốt nhất. Bài tập không hơppj lý với trình độ chuyên môn của các em sẽ dẫn đến việc phát triển thành tích không đảm bảo theo yêu cầu, các em có thể chạy tốc độ tốt nhưng không có sức bền chuyên môn thì tốc độ sẽ giảm ở cuối của cự ly, thành tích giảm sút, hoặc nếu có sức bền mà không có sức mạnh thì không thể bứt phá ở cuối của cự ly. Khi sử dụng hệ thống các bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực đặc trưng, hợp lý sẽ có hiệu quả hỗ trợ nhau, cụ thể: Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, sức nhanh, sức bền tốc độ có hiệu quả caotrong việc phát triển thể lực chuyên môn cho các em học sinh nam lớp 11 trong chạy 4 x 100m. Bài tập áp dụng trong giảng dạy nội dung chạy tiếp sức được nghiên cứu dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, lứa tuổi của các em, hệ thống bài tập được lựa chọn một cách khoa học nhằm đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian, quãng nghỉ, cường độ và số lượng được sử dụng trọng các bài tập, các em sẽ tự giác tích cực. Nếu bài tập không hợp lý sẽ làm các em sợ, tập luyện một cách 12 Bảng 1. So sánh test đánh giá hiệu quả trong giảng dạy chạy tiếp sức 4 x 100m cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng. Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy thành tích chạy 30m XPC, chạy 80m XPC, thời gian trao gậy năm 2019 tốt hơn năm 2018. Kết luận: Thành tích giảng dạy năm 2019 tốt hơn năm 2018 nhưng chưa đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác xuất P ≥ 5%, chứng tỏ trình độ thể lực và kỹ thuật chuyên môn năm 2018 và năm 2019 là tương đương nhau vì T tính < Tbảng có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân lớn là do sử dụng bài tập bổ trợ chưa phù hợp. 1.3. Đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập bổ trợ cho nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng trong chạy tiếp sức 4 x100m. Trên cơ sở căn cứ khoa học của đề tài, tôi có thể xem xét thực trạng trình độ, thành tích của nam học sinh lớp 11 trường THPT Hai Bà Trưng trong chạy tiếp sức. Qua đó tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các chỉ số đó và đi đến nghiên cứu hiệu quả giảng dạy nội dung chạy tiếp sức cho nam học sinh lớp 11 của trường. Trong đó quá trình giáo viên đánh giá thành tích là việc làm cần thiết để đánh giá việc vận dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích chạy tiếp sức cho nam học sinh lớp 11 của trường Hai Bà Trưng đã hợp lý và có hiệu quả ra sao. Từ đó giáo viên và học sinh rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và tập luyện sao cho có hiệu quả hơn. Thực tế giảng dạy tuần 02 buổi , qua khảo sát tài liệu liên quan đến chuyên môn giảng dạy và tập luyện chạy tiếp sức của nam học sinh lớp 11 tôi nhận thấy: - Các bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh tốc độ lặp lại ít buổi; - Các bài tập bổ trợ phát triển sức bền tốc độ sử dụng cường độ cao nhiều và cự ly chạy chưa hợp lý; 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nan.doc