Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN PHÂN HIỆU 2, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC Tác giả sáng kiên: KHƯƠNG THỊ THỦY Mã sáng kiến: 18.68.01 VĨNH PHÚC – 2019 1 triển ngang tầm với các nước trong khu vực thì biện pháp đầu tiên là: “Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”[24.19]. Đổi mới công tác quản lý giáo dục nằm trong hệ thống đổi mới giáo dục. Việc đổi mới giáo dục bắt đầu từ đổi mới công tác quản lý trong nhà trường. Vì nhà trường là tế bào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường không chỉ là nơi thực hiện mọi chủ chương , chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước mà còn là nơi kiểm chứng những vấn đề lý luận khoa học giáo dục nói chung và khoa học quản lý giáo dục nói riêng .Trong nhà trường quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm. Có thể khẳng định , hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản nhất có vai trò chủ đạo trong những hoạt động giáo dục của nhà trường. Hoạt động đó quyết định đến sự phát triển cũng như tồn tại của mỗi nhà trường nói riêng và của cả hệ thống giáo dục nói chung.Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong quản lý đổi mới giáo dục. Hiện nay, hoạt động dạy học trong các trường THPT ở Vĩnh Phúc nói chung, ở các trường THPT huyện Sông Lô nói riêng đã có nhiều tiến bộ. Chất lượng dạy học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý hoạt động dạy học đã có những khởi sắc. Tuy nhiên, hoạt động dạy học trong trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, trong đó thể hiện rõ nhất là công tác quản lý hoạt động dạy học . Với nhận thức trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” với hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt đông dạy học của trường THPT Sông Lô. 2.Tên sáng kiến Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 3.Tác giả: - Họ và tên: Khương Thị Thủy - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2 - Số điện thoại: 0387384821 Email: khuongthithuy.phtsonglo@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư sáng kiến: Khương Thị Thủy 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục 6.Ngày sáng kiến được áp dụng: Từ ngày 10/9/2017 đến ngày 30/5/2018 (áp dụng trong năm học 2017-2018 . 7. Mô tả bản chất sáng kiến: * Về nội dung của sáng kiến Cấu trúc sáng kiến gồm 2 phần: Phần I: Nội dung: A. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT. B. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. C. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. 3 Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô,1977, “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động”. Theo M.I.Kondacov: “Quản lý là tác động có hướng đích, dựa trên nhận thức các quy luật khách quan của hệ quản lý đến các quá trình đang diễn ra nhằm đạt được mục đích tối ưu mục đích đặt ra”.Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề quản lý cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những cách hiểu khác nhau về quản lý . Theo tác giả Nguyễn Kỳ, Bùi trọng Tuấn trong : “Một số vấn đề lý luận của quản lý giáo dục” thì: “Quản lý được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động có hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới”[18,28]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên lục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên thành khách thể quản lý, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”[1,32]. Tác giả Trần Kiểm trong giáo trình “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục” đã đưa ra cách hiểu: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”[19,39]. Đặng Bá Lãm trong: “ Các quan điểm phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã khẳng điịnh: “Quản lý là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó, mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt được hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra” [23,46] Theo Trần Kiểm trong : “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục” viết: “Quản lý là hoạt động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động”[20,18]. Các quan niệm trên đây tuy khác nhau, song các tác giả đã có cách hiểu chung về một số nội dung của quản lý là: - Hoạt động quản lý, bao giờ cũng là quản lý con người được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Quản lý là những tác động có tính hướng đích. - Quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của cá nhân nhằm đạt mục tiêu tổ chức. Đây là thể hiện mối quan hệ của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. - Quản lý theo tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lê nin là hoạt động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với những quy luật khách quan và hoạt động tự giác của con người. - Quản lý là một hoạt đông mang tính tất yếu của xã hội. Chủ thể quản lý luân có tác động qua lại và chịu tác động của môi trường. Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy người quản lý ngoài những yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất còn phải nhạy cảm, linh hoạt trong công tác lãnh đạo của mình. Từ những quan niệm trên có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lãnh đạo, hướng dẫn điều khiển đối tượng quản lý thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý gồm bốn chức năng sau: 5 tố khác trong và ngoài nhà trường như: tác động của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường kinh tế , văn hoá Như vậy có thể hiểu quá trình dạy học được thực hiện bởi các hoạt động dạy học cụ thể và được diễn ra trong không gian, thời gian xác định. 1.3. Quản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học là quản lý việc chấp hành các quy định gồm: Điều lệ, quy chế, nội quy về hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường, đảm bảo cho hoạt động ổn định và có chất lượng, có hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy học còn là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới các đối tượng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Có quan niệm cho rằng: Thực chất quản lý hoạt động dạy học là việc quản lý các thành tô cấu trúc của quá trình dạy học, tạo điều kiện để các thành tố có sự thống nhất trong quá trình dạy học đạt hiệu quả. Để quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường có hiệu quả cao đã có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng cần tập trung vào sự phân cấp quản lý với 3 cấp độ: -Quản lý hoạt động dạy học của BGH nhà trường. -Quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn. -Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên. Mỗi cấp độ có các nội dung cụ thể cho công tác quản lý. Có quan niệm về quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là cần xác định được nội dung cụ thể tập trung vào các vấn đề cơ bản: -Chỉ đạo nội dung, chương trình dạy học, được cụ thể hoá bằng mục tiêu dạy học trong từng bộ môn. Qua nội dung đó người học tiếp thu, hoàn thiện, phát triển những năng lực trí tuệ và nhân cách của mình theo mục tiêu đó. -Quản lý việc sử dụng SGK, thiết bị dạy học là pháp chế trong quản lý tài liệu hướng dẫn dạy và học. Việc quản lý này vừa bám sát theo chương trình quy định vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường có tính đặc thù so với quản lý xã hội. Đây là quản lý về con người, là quá trình tổ chức một cách hợp lý lao động của người dạy và người học để đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người. Công tác quản lý này có tính mềm dẻo, linh hoạt khác với việc quản lý máy móc. Chủ thể quản lý là người hiệu trưởng nhà trường không chỉ quản lý bằng mệnh lệnh mà cần phải tôn trọng tính tự chủ, phát huy sở trường và làm rõ quyền hạn trách nhiệm cấp dưới. Trong thực tiễn quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, đòi hỏi người hiệu trưởng cần thường xuyên nâng cao sự hiểu biết về nhu cầu, năng lực, phẩm chất, về môi trường quản lý của mình để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý. 1.4. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Biện pháp quản lý hoạt động dạy học là tổ hợp tác động có định hướng của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, học sinh và tập thể cán bộ giáo dục khác, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường theo yêu cầu trong năm học. 7 thông qua hành vi ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thấy cô giáo Các quan hệ về tình bạn, tình người ngày càng phong phú, đa dạng và cũng ý thức được trách nhiệm của người công dân trong tương lai nên đã thể hiện ý chí học tập, rèn luyện để học nghề, lập nghiệp. Tuy nhiên, đây là lứa tuổi chưa hoàn toàn là người lớn, chưa được trải nghiệm nhiều, chưa tích luỹ được vốn sống hữu ích, chưa đề kháng được những cám dỗ vật chất, tình cảm do các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường tạo ra, cho nên nhiều em đã sa ngã khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Do đó giáo viên cần phải có tình cảm yêu thương, sự tôn trọng, đối xử công bằng, dân chủ khách quan và khéo léo trong ứng xử với các em. Trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2: Trường được thành lập tháng 6 năm 2010 trường vẫn đang trong giại đoạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, năm học 2011-2012 nhà trường bắt đầu tuyển sinh đến nay nhà trường có 12 lớp học với 3 khối học sinh số lượng học sinh toàn trường là 425 em. GV trong nhà trường còn thiếu nhiều chưa đủ ở các bộ môn . Tuy vậy nhà trường quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của các năm học. 3. Tình hình giáo dục của trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2. Bảng 3.1.a Quy mô phát triển về CBGV và CSVC nhà trường từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017. T Năm học Số Số HS Tổng số CBGV Cơ sở vật chất T lớp Quản GV Nhân PH PH bán PH bộ Phòng lý viên kiên kiên cố môn TN HC cố 1 2014-2015 12 381 03 25 03 12 0 07 0 2 2015-2016 12 377 03 27 03 12 0 07 0 3 2016-2017 12 385 03 25 03 12 0 07 0 (Nguồn: thống kê từ số liệu lưu trữ của trường) Bảng 3.1.b: Quy mô phát triển số lớp số học sinh và hai mặt giáo dục của trường THPT Sông Lô từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017. STT Năm học Số Số HS Học lực (%) Hạnh kiểm (%) lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém Tôt khá TB Yếu 1 2014-2015 12 381 7,3 54,9 36,2 1,6 0 78,5 16,5 4,2 0,8 2 2015-2016 12 377 8,2 51,5 38,5 1,9 0 76,1 19,1 4,0 0,8 3 2016-2017 12 385 6,2 51,7 40,5 1,6 0 78,7 17,7 2,9 0,8 Nguồn: thống kê từ số liệu lưu trữ của trường) 4.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Để nắm bắt một cách sơ bộ công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT Sáng Sơn phân hiệu 2 tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến các chuyên viên Sở GD-ĐT, cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên. Với nhiều phiếu trưng cầu ý kiến đã dùng, ta thống nhất như sau - Quan niệm về mức độ cần: Rất cần 3 điểm; cần 2 điểm; không cần 1 điểm. - Quan niệm về mức độ thực hiện: tốt 3 điểm; trung bình 2 điểm; chưa tốt 1 điểm. Sau khi nhân với số phiếu tán thành rồi tính trung bình cộng số điểm tối đa ta thu được điểm trung bình, xếp thứ bậc. 4.1 Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên. * Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_o.docx