Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc

doc 51 trang sk11 28/08/2024 841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
 1. LỜI GIỚI THIỆU
 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ đã khẳng 
định: “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục 
vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương 
và cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước đạt trình độ ngang 
bằng với các nước có nền giáo dục phát triển.”
 Những chủ trương, đường lối của đảng, chính sách của nhà nước đều quan 
tâm đến giáo dục và đào tạo coi trọng giáo dục và đào tạo.
 Ngoài ra ta phải kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học 
trong nước như: Phạm Khắc Chương - Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Giáo 
trình cho học viên cao học quản lý giáo dục; Phạm Minh Hạc - Giáo dục Việt Nam 
trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI – NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2002; Trần Kiểm - 
Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục - NXB Đại học sư phạm 2012, 
Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục - NXB Đại học sư phạm 2010; Đặng Bá 
Lãm – Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn - NXB Chính trị quốc 
gia Hà Nội 2005; Phan Trọng Ngọ - Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà 
trường – NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2005; Phạm Viết Vượng – Giáo dục học – 
NXB Hà Nội 2008 Đây là những công trình lớn, có giá trị về khoa học quản lý 
giáo dục, các công trình này đã đem lại những thành tựu lớn lao trong quản lý giáo 
dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.
 Trước mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam các 
công trình nghiên cứu của những nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề đổi 
mới nội dung dạy học theo hướng nâng cao hiệu quả, gắn khoa học với thực tiễn, 
lấy học sinh làm trung tâm hoạt động dạy học. Tuy nhiên những công trình nghiên 
cứu của các nhà khoa học trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu về hoạt động 
dạy của giáo viên mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động học 
của học sinh thì đó là một thiếu sót. Đặc biệt đối với biện pháp quản lý hoạt động 
học của học sinh THPT khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc thì đây là đề tài hoàn 
toàn mới.
 1 Theo quan điểm hiện nay: Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm 
định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu.
 Theo góc độ chính trị xã hội: Quản lý được hiểu là sự kết hợp giữa tri thức 
với lao động. Vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp, cơ chế 
đúng, hợp lý thì xã hội phát triển, cơ chế sai thì xã hội phát triển chậm lại hoặc rối 
ren.
 Theo góc độ hành động, Quản lý được hiểu là: Chỉ huy, điều khiển, điều 
hành hay Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới 
đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
 Ngoài ra trên thế giới cũng như ở trong nước còn có một số khái niệm về 
quản lý được nhiều người chấp nhận:
 Theo F. W. Taylor (1956-1915) người Mỹ dưới góc độ của một nhà kinh tế 
ông quan niệm: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và 
sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất.”
 Theo bách khoa toàn thư Liên Xô, 1977: Quản lý là chức năng của những hệ 
thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (Xã hội, sinh vật, kỹ thuật) nó bảo 
toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những 
chương trình mục đích hoạt động.
 Theo Harold Konntz: “Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo sự nỗ lực của 
cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.”
 Theo tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của 
nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu xã 
hội.” hay “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, 
phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn nhân lực trong và 
ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao 
nhất.”
 Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể 
những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình hoạt 
động.”
 3 Từ khái niệm biện pháp nêu trên chúng ta có thể thấy từ biện pháp được sử 
dụng trong những hoàn cảnh cụ thể và có những ý nghĩa như sau:
 - Biện pháp xuất hiện khi có một vấn đề cần giải quyết hoặc đã giải quyết 
nhưng chưa triệt để, chưa đem lại hiệu quả như ta mong muốn.
 - Biện pháp là căn cứ để đưa ra cách thức tổ chức, hoạt động nhằm thực hiện 
một vấn đề đặt ra.
 - Biện pháp là cách thức mà người đề ra và người thực hiện buộc phải tuân 
theo (tính khả thi).
7.1.3. Học sinh trung học phổ thông
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta có chia ra làm bốn bậc: Giáo 
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học. Cấp 
THPT là cấp học cao nhất của bậc Giáo dục phổ thông, đây là cấp học mà học sinh 
dần dần hoàn thiện về thể chất và tính cách. Cấp THPT hiện nay gồm ba lớp từ lớp 
10 đến lớp 12 Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và 
trường phổ thông có nhiều cấp học quy định: “tuổi của học sinh vào lớp 10 là 15 
tuổi” và “Học sinh là người dân tộc thiểu số, học học sinh khuyết tật, học sinh có 
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh người nước ngoài về nước có thể vào cấp học 
ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định”. Như vậy đại đa số học sinh THPT là ở 
trong khoảng từ 15 đến 18 tuổi, cá biệt mới có học sinh lớn hơn độ tuổi nói trên 
hoặc học sinh đặc biệt được xét vượt lớp thì nhỏ hơn độ tuổi quy định.
7.1.4. Khu vực miền núi
 Theo quy định của Ủy ban dân tộc và miền núi về khái niệm, tiêu chuẩn của 
huyện miền núi thì huyện Lập Thạch đủ các tiêu chuẩn của huyện miền núi và đã 
được Chính phủ công nhận là huyện miền núi. “Huyện miền núi là huyện có 2/3 
diện tích đất đai tự nhiên là miền núi. Đại bộ phận đất đai là đồi núi cao dốc, có nơi 
rất dốc và cao nguyên, địa hình đa dạng phức tạp, có nhiều sông suối tạo thành độ 
chia cắt lớn, là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số.” tiêu chuẩn của 
huyện thuộc khu vực miền núi gồm: Hai phần ba diện tích đất đai của đơn vị có độ 
dốc từ 250 trở lên (là rừng và đất rừng). Kinh tế - xã hội chậm phát triển so với 
đồng bằng, đất đai sản xuất vừa có ruộng nước (thung lũng bằng, bậc thang) vừa có 
 5 Trong cuộc sống đời thường con người luôn có quá trình tiếp thu, tích lũy 
những kinh nghiệm sống. Trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm 
cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học, 
là cách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người từ 
khi sinh ra đến khi chết học ăn, học nói, học gói, học mở. đi một ngày đàng học một 
sàng khôn.
 Trên thực tế chỉ có một phương thức đặc thù - phương thức nhà trường mới 
có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, 
qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi 
hỏi của thực tiễn và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính 
được dùng để chỉ hoạt động học diễn ra theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh 
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
 Từ những khái niệm như trên có thể thấy hoạt động học là quá trình nhận 
thức, ghi nhớ, tìm tòi, nắm vững và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học tập bao 
gồm việc học và việc tập. Học là quá trình nhận thức, tiếp thu những kiến thức tự 
nhiên, xã hội. Tập là rèn luyện những kiến thức đã được tiếp thu, có kĩ năng vận 
dụng những kiến thức tự nhiên, xã hội vào đời sống thực tiễn.
 Hoạt động học tập của học sinh: Là hoạt động tự giác, chủ động, tích cực tự 
tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – hoạt động học tập của mình nhằm tiếp 
thu, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người 
học thể hiện mình, biến đổi mình để tự làm phong phú những giá trị của mình. Như 
vậy hoạt động học chính là quá trình người học tự giác chủ động tích cực, tự tổ 
chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của bản thân nhằm tiếp thu những tri thức 
có sẵn, biến những tri thức của nhân loại thành vốn tri thức, hiểu biết của bản thân 
về thế giới tự nhiên và xã hội, vận dụng tri thức vào đời sống.
 - Theo thuyết nhận thức
 Hoạt động học tập là quá trình nhận thức linh hoạt, tính linh hoạt của nhận 
thức là khả năng người học cấu trúc lại một cách tự nhiên những tri thức của mình 
bằng nhiều cách khác nhau nhằm đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của tình huống 
đang thay đổi một cách căn bản.
 7 Nhận thức qua trao đổi: Để hình thành hệ thống tri thức người học cần trao 
đổi bởi vì quá trình dạy học không thể diễn ra một chiều vì: “Quá trình dạy học là 
một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học 
tự giác, tích cực chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập 
của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học.” [31;139] Từ khái niệm này ta thấy 
trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học liên hệ mật thiết với nhau, 
diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và 
hoạt động học, từ đó tạo nên hiệu quả cho quá trình dạy học. Học trước hết là nhận 
thức, để nhận thức được vấn đề người học cần trao đổi với thầy cô; bạn bè để hiểu 
đúng bản chất vấn đề. Trong quá trình dạy học người thầy cần thông tin ngược từ 
phía học trò như đặt câu hỏi phát vấn, kiểm tra. Người học phải trả lời các câu hỏi; 
trình bày vấn đề; quá trình này giúp cho người dạy đánh giá được mức độ nhận thức 
của học sinh. Trong quá trình dạy học, người học chủ động đặt câu hỏi trao đổi với 
người dạy từ đó giúp người học hiểu bản chất vấn đề nhận thức đúng vấn đề.
 Nhận thức được thể hiện trong việc trao giữa người học với nhau qua các 
phương thức như học nhóm hoặc hai người trao đổi về một vấn đề. Trường hợp này 
thường diễn ra khi người học chưa hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ, người học có thể 
trao đổi với bạn giỏi hơn mình, tranh luận vấn đề với bạn học, những người bạn đó 
có thể giảng giải lại cho mình giúp người học nhận thức đúng vấn đề.
 Để nhận thức người học cần phải có tư duy suy luận đó là cách suy nghĩ 
đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp, tin cậy của nhân loại. Tư duy 
suy luận giúp cho học sinh có khả năng thu thập thông tin liên quan. Qua phân loại 
một cách hiệu quả và sáng tạo những thông tin này; rồi từ đó suy luận có lô gíc để 
đi đến những kết luận đáng tin cậy. Tư duy suy luận giúp học sinh có thể giải quyết 
những vấn đề tương tự (từ một công thức có thể áp dụng để giải nhiều bài tập khác 
nhau).
 Như vậy tư duy suy luận giúp người học nhận thức vấn đề để nhận thức đầy 
đủ hiểu bản chất vấn đề người học cần phải ứng dụng vào đời sống thực tiễn. Việc 
ứng dụng vào thực tiễn và thông qua thực tiễn giúp cho người học kiểm chứng lí 
thuyết, chứng minh lí thuyết là hoàn toàn đúng. Trong quá trình nhận thức nhiều khi 
 9 Như vậy theo thuyết kiến tạo thì thông qua việc hướng dẫn, điều khiển của 
giáo viên, học sinh phải tự khám phá ra tri thức, thực hiện những nhiệm vụ học tập 
từ đó kiến tạo tri thức cho bản thân. Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi 
chủ thể nhận thức chứ không phải được tiếp nhận một cách thụ động từ môi trường 
bên ngoài.
7.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh:
7.3.1. Vai trò của giáo viên bộ môn
 Khi nhắc đến hoạt động học tập của học sinh thì không thể tách biệt giữa dạy 
và học. Để học tập được người học phải cần đến vai trò của giáo viên. Theo điều 30 
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có 
nhiều cấp học quy định: “Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng 
dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ 
môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó 
bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu 
niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp 
THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.”[5;17]
 Theo quy định như trên thì quan niệm về giáo viên là một khái niệm rộng mà 
ở đề tài này chúng tôi chỉ xét vai trò của giáo viên trực tiếp tham gia quản lý hoạt 
động học tập của học sinh gồm giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.
 Theo điều 31 mục a Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ 
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì giáo viện bộ môn có những nhiệm 
vụ như sau: “Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch 
dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà 
trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về 
chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng 
dụng.”[5;17]
 Tại mục e của điều 31 quy định giáo viên bộ môn phải: “Phối hợp với giáo 
viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_hoc_tap_cu.doc
  • docxBìa Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông khu v.docx