Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học
UBND HUYỆN YÊN LẠC TRUNG TÂM GDNN – GDTX HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học” Tác giả sáng kiến : Đường Thị Huệ Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Hồ sơ gồm có: 1. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở 2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến Yên Lạc, năm 2022 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GDNN-GDTX YÊN LẠC QUA ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC. Vĩnh Phúc, năm 2022 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu....................................................................................................1 2. Tên sáng kiến ...................................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến .............................................................................................2 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: .................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến............................................................................2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ............................2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến .........................................................................2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................2 1. Cơ sở lí luận .................................................................................................2 2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................3 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ .................................................4 1. Thuận lợi ......................................................................................................4 2. Khó khăn......................................................................................................4 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ......................5 1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua đọc hiểu tác phẩm văn học..............................................................................................................5 1.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin ..............................5 1.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc.....................................7 1.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp ..............................................9 1.4. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề...............................11 1.5. Biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc hợp tác, thảo luận nhóm ...15 1.6. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự nhận thức......................................16 2. Kết quả thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm ............................19 KẾT LUẬN ........................................................................................................20 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không..................................20 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................20 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). ................................21 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu........................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................23 2 trưng môn học của mình, cùng với việc hình thành được các năng lực, phẩm chất cần thiết cho người học thì bộ môn Ngữ văn sẽ giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết để từ đó học sinh có khả năng xử lí, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, với vai trò là một giáo viên Ngữ văn tôi xin đưa ra đề tài: Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học. 2. Tên sáng kiến Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Đường Thị Huệ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. Số điện thoại: 0915257427 E-mail: huegdtxyenlac@gmail.com 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Họ và tên: Đường Thị Huệ Địa chỉ: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chức vụ: Giáo viên. Số điện thoại: 0915257427 E-mail: huegdtxyenlac@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12 BT THPT 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Học kì I, năm học 2021 - 2022 7. Mô tả bản chất của sáng kiến CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lí bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có nhiều kỹ năng sống, nhưng người ta thường nhắc đến những kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường THPT được tiến hành thông qua các môn học khác nhau, thông qua việc dạy học , qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động câu lạc bộ cũng không còn xa lạ với giáo viên bởi họ đã được làm quen với cách thức tổ chức này (qua các đợt tập huấn tích hợp một số mặt giáo dục khác). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc đưa hoạt động giáo dục này vào nhà trường. Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kĩ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kĩ năng sống. 2. Khó khăn Sự quan tâm của GV về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế. Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện. Thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáo dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống. Đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về kĩ năng sống, không có GV chuyên trách, cán bộ quản lý, GV còn gặp nhiều khó khăn Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức kĩ năng sống qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các môn học; Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS. 6 được nhiều bạn đọc yêu mến. Em sẽ tự hào giới thiệu với họ về “Bà chúa thơ Nôm” như sau Việc giới thiệu tác giả nên có sự tham gia hỗ trợ của những phương tiện kĩ thuật hiện đại góp phần giúp học sinh ấn tượng mạnh và tìm thông tin nhanh hơn, đồng thời rút ngắn thời gian cho phần tìm hiểu tác giả. Đặc biệt, khi dạy học các tác phẩm văn học nước ngoài, việc giúp học sinh hiểu hơn về các nhà văn nhà thơ như: Sếch-Xpia, Puskinlại càng cần có sự tham gia của các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Bởi lẽ, với học sinh không chỉ có khoảng cách thời gian khi tiếp nhận mà còn có khoảng cách văn hóa, địa lí. VD: Khi dạy học đoạn trích “Tình yêu và thù hận” điều đầu tiên giáo viên cần giúp học sinh ghi nhớ đó là: Sếch-Xpia là “Người khổng lồ” của nước Anh và nhân loại thời phục hưng. Vậy thời phục hưng là thời kì như thế nào? Tư liệu SGK vẫn còn chưa nhiều do đó giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm thông tin cơ bản về thời phục hưng từ các nguồn tư liệu khác. Ngoài ra giáo viên có thể kết hợp cho học sinh xem một số kiệt tác hội họa của thời phục hưng, xem trích đoạn vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”. 1.1.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin qua việc tìm kiếm thông tin trong tác phẩm Giáo viên xây dựng hệ thống các câu hỏi tập trung vào thông điệp thẩm mĩ của tác phẩm để bắt buộc học sinh phải đọc tác phẩm, tìm chi tiết tiêu biểu, tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. - Đối với các tác phẩm tự sự, giáo viên có thể có những câu hỏi sau: + Em hãy tóm tắt sự kiện chính diễn ra trong truyện? Truyện có mấy nhân vật. Theo em đâu là nhân vật chính? + Em thích nhân vật ( hay chi tiết) nào trong truyện? Nhân vật đó có đăc điểm gì khiến em thích? + Chi tiết nào được lặp đi lặp lại trong tác phẩm? Ý nghĩa của chi tiết đó? VD: Khi đọc hiểu tác phẩm “Hai đứa trẻ” GV: Chi tiết nghệ thuật nào được lặp đi lặp lại trong tác phẩm? Ý nghĩa của chi tiết ấy? HS: Đọc tác phẩm nhiều lần, thống kê chi tiết để có câu trả lời: + Chi tiết được lặp đi lặp đi lặp lại trong tác phẩm và chi tiết bóng tối và ánh sáng. Trong đó, chi tiết bóng tối xuất hiện nhiều hơn, đậm đặc. Tác phẩm mở ra với khung cảnh ngày tàn, ánh sáng,bóng tối tranh chấp rồi khép lại bằng một “Đêm tịnh mịch và đầy bóng tối”. 8 ông còn khẳng định ngợi ca phẩm chất cũng như tâm hồn con người qua lao động. Từ thất bại này đến thất bại khác nhưng con người vẫn không bi quan thất vọng mà sẵn sàng sống nốt những ngày còn lại đối mặt với khó khăn thử thách để chờ đợi những vinh quang sẽ tới với hi vọng và lòng tin chưa bao giờ nguội lạnh. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua đoạn trích “Ông già và biển cả” (Hê-minh- uê). 1.2.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc qua việc trả lời những câu hỏi định hướng cảm xúc Giáo viên cần tạo ra hệ thống câu hỏi định hướng cảm xúc để học sinh có thể rung động trước niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau... mà tác phẩm phản ánh. Hơn nữa mục đích của đọc hiểu tác phẩm văn học không chỉ là tác động đến nhận thức, cách viết, diễn đạt của học sinh mà quan trọng hơn là tác động đến tâm hồn, tình cảm của các em, hướng các em đến cái Chân – Thiện – Mĩ, vươn tới phần người. Các câu hỏi cảm xúc có thể áp dụng như: + Cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm? + Điều xúc động nhất của em khi học về tác phẩm? + Chi tiết nào trong tác phẩm làm em ấn tượng nhất? + Nếu phải chọn một hình ảnh để nhớ về tác phẩm em sẽ chọn hình ảnh nào? + Em thấy trong tác phẩm nhân vật nào khổ nhất? đáng thương nhất? vì sao? + Cảm xúc của em khi đọc đoạn văn miêu tả cử chỉ, tâm trạng nhân vật ? Trên đây chỉ là một số câu hỏi định hướng cảm xúc cho học sinh, thực tế có thể có nhiều câu hỏi khác và cũng tùy từng tác phẩm văn học giáo viên sử dụng câu hỏi phù hợp. Điều quan trọng, học sinh tự lắng nghe rung động của của tâm hồn mình và nói lên rung động đó. Từ đó, kỹ năng bộc lộ cảm xúc được hình thành. 1.2.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc bằng việc tạo dựng lời bình đậm chất văn để khơi gợi cảm xúc ở học sinh từ đó rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc Nghệ thuật bình văn có một sức mạnh đặc biệt quan trọng trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn học ở nhà trường, nó đem đến hứng thú,màu sắc văn học rõ rệt, tác động trực tiếp đến cảm xúc của các em. Tuy nhiên, trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên nên có biện pháp giúp các em bình thơ văn. Cả giáo viên và học sinh cùng tham gia giảng bình sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. VD: Khi dạy học bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_song_cho_h.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua.pdf