Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý lớp 11 - Phần khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới

docx 29 trang sk11 27/06/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý lớp 11 - Phần khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý lớp 11 - Phần khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý lớp 11 - Phần khái quát nền kinh tế – xã hội thế giới
 /
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
-----------------
 BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
 ĐỊA LÝ LỚP 11 – PHẦN KHÁI QUÁT 
 NỀN KINH TẾ - XÃ HÔI THẾ GIỚI
 Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH HẢI
 Phòng: Bồi dưỡng và nâng cao trình độ 
 Năm học: 2013 - 2014 - Phát triển bao trùm các mặt đời sống, xã hội, gắn kết phát triển kinh tế với công 
bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính 
trị- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Câu 2.
 Trình bày những đặc trưng biểu hiện của cuộc CMKH và CN hiện đại. 
Phân tích tác động của cuộc CMKH và CN hiện đại tới nền KT – XH thế giới.
a. Đặc trưng.
- Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
- Dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.
- Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển KT – XH.
b. Biểu hiện.
- Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng 
những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh
- Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới với những tính năng
mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn, gốm tổng hợp, sợi thủy tinh).
- Công nghệ năng lượng: Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới ().
- Công nghệ thông tin: Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật số 
hóa, nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu trữ thông tin.
c. Tác động.
* Tích cực.
- Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trước đây sức sản 
xuất của con người chủ yếu là lao động thể lực, ngày nay người máy dần thay thế 
sức lao động con người.
- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao () có tác dụng 
giảm nguyên liệu, năng lượng, không gian sản xuất, lao động...tạo ra các sản phẩm 
nhiều hàm lượng KHKT.
- Làm thay đổi cơ cấu lao động, tăng tỉ lệ lao động trí óc để trực tiếp tạo ra sản
phẩm. - Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại họcChú ý phát 
triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc 
nghiên cứu và phát triển khoa học.
- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.
- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển
GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.
d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.
- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, 
năng động, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.
e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.
- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.
- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với
hoàn cảnh của đất nước.
- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn
nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.
- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công
nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.
- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới.
Câu 4.
 Toàn cầu hóa là gì? Tại sao nói toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền 
kinh tế thế giới? Nêu các biểu hiện chủ yếu, hệ quả tất yếu và nguyên nhân 
xuất hiện.
a. Khái niệm toàn cầu hóa.
- Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn
hóa, khoa họctrong đó quan trọng nhất là toàn cầu hóa về kinh tế.
b. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu vì: Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế 
hóa, nhưng khác với quốc tế hóa là toàn cầu hóa làm cho các mối liên kết giữa các 
quốc gia, dân tộc tăng lên chưa từng có cả về chiều sâu và bề rộng, bao quát nhiều 
lĩnh vực khác nhau, tác động đến mọi quốc gia, khu vực trên thế giới
c. Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo vì:
 Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả 
nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng. 
Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, 
thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự 
phát triển.
d. Tác động của toàn cầu hóa tới nền kinh tế - xã hội nước ta.
 Toàn cầu hóa vừa mang lại thời cơ vừa tạo ra thách thức đối với KT – XH
nước ta.
* Thời cơ:
- Mở rộng thị trường XK hàng hóa.
- Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước.
- Tiếp nhận và đón đầu được công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách phát triển.
- Thúc đẩy toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Việt Nam có nhiều điều kiện phát huy nội lực, thúc đẩy sự phân công lao động xã 
hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Thách thức.
- Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh.
- Sự phân hóa giàu – nghèo gia tăng.
- Chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, KT – XHmang tính 
toàn cầu.
- Trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn yếu.
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.
- Sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả - Các nước ĐNÁ có nguồn TNTN khá giống nhau, nguồn nhân lực dồi dào, đều 
thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên 
thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài khu vực là tất yếu.
Câu 7.
 Ngày – tháng – năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của 
WTO. Khi trở thành thành viên chính thức của WTO Việt Nam gặp phải 
những thời cơ và thách thức gì?
a. Thời gian.
- 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO.
b. Thời cơ.
- Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Có nhiều cơ hội tiếp nhận trang thiết bị.
- Mở cửa tạo điều kiện phát huy nội lực.
- Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
c. Thách thức.
- Thực trạng nền kinh tế còn lạc hậu so với khu vực và thế giới.
- Trình độ quản lí kinh tế còn thấp.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
- Sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.
Câu 8.
 Thế nào là khu vực hóa kinh tế và hệ quả của nó. Chứng minh xu 
hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh. Chứng minh rằng Việt 
Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.
a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.
- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới 
trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích 
phát triển.
b. Hệ quả. - Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị
thế.
 VẤN ĐỀ 3: ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Câu 1: Trình bày đặc điểm nổi bật của nền KT – XH thế giới trong thời kỳ 
hiện đại. Tình hình đó ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển KT XH Việt 
Nam?
 Trả lời
a) Các đặc điểm của nền KT thế giới hiện nay:
- KT thế giới chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, 
hay nói cách khác là chuyển từ gia tăng nguồn lực sang nâng cao hiệu quả (Ví dụ: 
sử dụng các nguồn nguyên – nhiên liệu, năng lượng mới, nghiên cứu phát triển các 
loại vật liệu mới, các kĩ thuật công nghệ cao)
- KT thế giới phát triển gắn liền với cuộc CM KH và CN hiện đại
- KT thế giới ngày càng hướng tới nền KT tri thức
- Quá trình toàn cầu hóa KT ngày càng phát triển mạnh mẽ
- KT thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự bất ổn về tài chính, 
tiền tệ, khủng hoảng
- Phát triển KT bền vững trở thành xu thế lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới
b) Ảnh hưởng của tình hình đó tới VN:
- Tất yếu nước ta phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực trên mọi lĩnh 
vực; từ đó có thêm nhiều thời cơ mới, điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát 
triển (như: chuyển giao công nghệ, nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và 
quản lí, tận dụng thành tựu khoa học và công nghệ)
- Trong hoàn cảnh nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, nước ta cũng có thêm nhiều 
thách thức mới tác động theo xu hướng tiêu cực (có thể lấy ví dụ cụ thể)
Câu 2: “Hợp tác và đấu tranh là 2 xu thế chính của quan hệ kinh tế quốc tế
trong giai đoạn hiện nay”. Em hiểu gì về câu nói trên? Tại sao nước ta vừa Nam Á đều thiếu vốn và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này 
trên thị trường quốc tế là tất yếu.
Câu 3: Hiện nay trên thế giới có 3 nhóm mối quan hệ giữa cá nhóm nước, đó
là:
 - Giữa các nước đang phát triển với nhau
 - Giữa các nước phát triển với nhau
 - Giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển
 Theo em, mối quan hệ nào quan trọng nhất, vì sao?
 Trả lời
 Mối quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển là quan 
 trọng nhất, vì:
 - Đây là mối quan hệ đa dạng nhất, tận dụng được lợi thế của hai nhóm nước, 
 xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân mỗi nhóm nước để tăng tiềm lực phát 
 triển kinh tế.
 - Các nước đang phát triển cần: vốn, khoa học kĩ thuật và công nghệ (có thể 
 phân tích thêm)
 - Các nước phát triển cần: nguyên liệu (nông sản, tài nguyên thiên nhiên), lao
 động, thị trường (có thể phân tích thêm)
 VẤN ĐỀ 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
Câu 1: Nêu những thách thức toàn cầu mà hiện nay nhân loại đang phải đối
mặt
 Trả lời
Những thạch thức toàn cầu mà hiện nay nhân loại đang phải đối mặt:
- Vấn đề về dân số:
+ Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển
+ Già hóa dân số ở các nước phát triển
- Vấn đề về môi trường:
+ Biến đổi khí hậu toàn cầu + Làm cho môi trường bị ô nhiễm
+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt
(Chú ý: cần có số liệu chứng minh)
c) Hướng giải quyết:
- Đối với các nước đang phát triển:
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số bằng việc thực hiện tốt kế hoạch hóa dân số và kế 
hoạch hóa gia đình
+ Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế
+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
- Đối với các nước phát triển
+ Tăng cường sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu sạch để hạn chế tới mức tối đa
các chất thải và sự tác động vào môi trường tự nhiên
+ Xử lí triệt để các chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi 
trường
Câu 3: Hãy chứng minh rằng: sự bùng nổ dân số trên thế giới diễn ra chủ yếu ở 
nhóm nước đang phát triển. Sự bùng nổ dân số trên thế giới dẫn tới hậu quả gì về 
KT – XH – MT
 Trả lời
a) Chứng minh:
- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là từ nửa sau thế kỉ XX gây ra sự bùng nổ dân 
số.. Hiện nay trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng trung bình 80 triệu người . 
Sự bùng nổ này diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, vì:
- Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng 
năm của thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của các nước trên thế giới qua các năm liên tục giảm 
nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nhóm nước đang phát triển giảm chậm hơn và 
luôn có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển. Do vậy, sự chênh 
lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nhóm nước đang phát triển so với nhóm nước 
phát triển vẫn còn lớn. (Ví dụ: giai đoạn 2001 – 2005 tỉ lệ gia tăng tự nhiên của - Số người cao tuổi tập trung nhiều nhất ở Tây Âu, chủ yếu là các nước phát triển. 
Câu 5: Hiện tượng bùng nổ dân số và già hóa dân số tác động như thế nào 
đến phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống?
 Trả lời
- Già hóa dân số làm giảm số người lao động tham gia làm ra của cải vật chất và 
phục vụ xã hội.
- Bùng nổ dân số thường xảy ra ở các nước đang phát triển, dẫn đến dân số tăng 
nhanh, tỉ lệ người trẻ tuổi tăng đòi hỏi phải phát triển y tế, giáo dục, trong khi tốc 
độ tăng trưởng kinh tế hạn chế nên không đáp ứng được. Người lao động không 
được đào tạo nên ít lao động có chất lượng để phát triển kinh tế.
Câu 6: Tại sao nói cơ cấu dân số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là “cơ cấu 
dân số vàng”. Cơ hội và thách thức của cơ cấu dân số vàng đối với sự phát 
triển KT – XH nước ta là gì?
 Trả lời
a) VN hiện nay đang có cơ cấu dân số vàng vì có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động 
cao hơn tỉ lệ người phụ thuộc.
Năm 2009, dân số nước ta là 85,78 triệu người, trong đó có 55 triệu người trong độ
tuổi lao động (chiếm 64,11% dân số), còn dân số phụ thuộc chỉ chiếm 35,89%
b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng:
- Cơ hội:
+ Có nguồn lao động dồi dào
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Thách thức:
+ Giải quyết việc làm
+ Sức ép về y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường
+ Trình độ lao động chưa cao
+ Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội sau khi bước qua thời kỳ dân số vàng.
Câu 7: Hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp của vấn đề biến đổi khí
hậu toàn cầu.
 Trả lời

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_dia_ly_lop_11.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý lớp 11 - Phần khái quát nền kinh tế – xã hội th.pdf