Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm các dạng đề so sánh trong văn học

docx 33 trang sk11 30/07/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm các dạng đề so sánh trong văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm các dạng đề so sánh trong văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm các dạng đề so sánh trong văn học
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: “ Cách làm các dạng đề so sánh trong văn học ”
Tác giả sáng kiến: BÙI THỊ THU HƯƠNG 
 Mã sáng kiến: 18.51.05
 Vĩnh Phúc, năm 2019
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 1.1 Cơ sở lí luận:
1.1.1. So sánh là một thao tác tư duy rất cơ bản. Trong cuộc sống, khi ta tư duy, 
ta đã dùng đến thao tác này rất thường xuyên như một phần tất yếu. Văn học 
cũng là một lĩnh vực của tư duy, của nhận thức, mang tính đặc thù, cho nên việc 
sử dụng thao tác so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn học là một điều hết 
sức tự nhiên. Từ khi có văn học, nhất là văn học viết đến nay, các nhà nghiên 
cứu đã có ý thức so sánh khi tìm hiểu văn chương, đặc biệt là khi có những hiện 
tượng song hành trong văn học. Có thể nhắc đến những hiện tượng song hành 
tiêu biểu trong văn học Việt Nam: NguyễnTrãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn 
Du và Nguyễn Đình Chiểu, Cung Oán Ngâm và Chinh Phụ Ngâm,. So sánh 
các hiện tượng văn chương trở thành một phương pháp nghiên cứu văn 
chương. Ở đây tôi không nhắc tới so sánh văn học như một bộ môn khoa học mà 
được hiểu như một kiểu bài nghị luận văn học, một cách thức trình bày khi viết 
bài nghị luận.
1.1.2. Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác 
nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu 
văn” .Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận 
như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. 
Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết 
bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị luận 
về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn 
xuôi ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. Ở đề tài này chúng ta nghiên cứu vấn đề ở 
góc nhìn thứ ba.
 1.1.3. So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một 
hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn 
diện,kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu
 3 ôn tập để các em tự ôn tập dựa vào tài liệu thì sẽ dẫn đến tình trạng thụ động 
trong học tập cũng như trong thi cử.
 Hơn nữa, trong chương trình SGK Ngữ văn 12 có các bài học riêng về các 
kiểu bài nghị luận: Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm thơ; Nghị luận về 
một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi. Còn dạng đề so sánh (một kiểu bài nghị 
luận) lại là một kiểu bài nghị luận khó thì chưa được cụ thể bằng một bài học 
độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu 
đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.
 Về phía giáo viên và học sinh – những nhân tố quyết định thì hầu như chỉ 
chú trọng đến học bài mới, học nội dung chính chứ chưa chú trọng đến ôn tập. 
Hoặc ôn tập một cách đại khái, sơ sài hay chỉ dừng lại ở khái quát nội dung 
chính, ở những vấn đề cụ thể trong từng tác phẩm. Ví dụ: ôn tập đến “Vợ nhặt” 
của Kim Lân giáo viên chỉ hướng học sinh nhớ lại hoàn cảnh ra đời, nội dung 
chính, nghệ thuật, phân tích các nhân vật mà không hướng dẫn cho học sinh có 
thể liên hệ thấy được giữa tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của 
Nam Cao đều nói về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, 
giữa nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa 
của Nguyễn Minh Châu) đều ẩn chưa những vẻ đẹp khuất lấp hay người vợ nhặt 
và Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đều toát lên khát vọng sống, khát vọng hạnh 
phúc hoặc ở nhân vật bà cụ Tứ giáo viên có thể khái quát lên những phẩm chất 
của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Nếu giáo 
viên ôn tập có nói những vấn đề đó và đưa ra những đề văn có sự liên hệ các tác 
phẩm, nhân vật như vậy thì học sinh sẽ được cung cấp những kiến thức sâu hơn, 
rộng hơn. Và các em sẽ hứng khởi hơn khi ôn tập văn học, tránh được tình trạng 
chủ quan, đơn giản, xem nhẹ khi nghĩ đến ôn tập văn trong quan niệm của học 
sinh lâu nay.
 Mặt khác nhiều giáo viên khi ôn tập chỉ đưa ra các đề trong mỗi tác phẩm 
và yêu cầu học sinh làm (hoặc lập dàn ý) các đề đó. Tức là giáo viên chỉ chú 
trọng các đề và làm đề. Giáo viên không khái quát thành các dạng đề và khái
 5 thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản 
ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách 
mạng.”(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14). 
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thê ́ nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các 
tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tô ́ Hữu) va ̀ “Đất 
nước”(trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm).
+ Năm học 2015-2016:
 Cổ nhân từng nói: “Thi trung hữu họa”, “Thi trung hữu nhạc”.
 Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ
Tây Tiến ( Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu), hãy làm sáng tỏ.
- Đề thi đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục:
+ Đề thi tuyển sinh đại học năm 2009, khối D (câu 3a) như sau:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ 
nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - 
Nguyễn Minh Châu).
+ Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2009: Cảm nhận của anh/chị về hai 
đoạn văn sau:
 “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,..... lừ lừ cái 
màuđỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”
 (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao)
 “Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, .....
.....“sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” nhưngười Huế thường miêu tả”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông –Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Nâng cao)
+ Đề thi Tuyển sinh đại học khối D (câu 3b) năm 2010: Cảm nhận của anh/chị 
về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – 
Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành 
sẵn cho Hộ (Đời Thừa – Nam Cao).
 7 Câu 12: So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn11, tập một) với Người lái đò Sông 
Đà,nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật 
NguyễnTuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945).
Bài viết số 6 trong SGK Ngữ văn 12 cũng có đề so sánh về hai bài thơ của 
Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm
1.2.4. Thực trạng đề thi có dạng so sánh xuất hiện phong phú như vậy nhưng 
trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thông lại 
không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các 
em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. 
Chính vì vậy mà nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng khi đứng trước đề bài so 
sánh văn học, còn không ít thầy cô thì băn khoăn về phương pháp làm bài. Đứng 
trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân qua những năm dạy đội 
tuyển học sinh giỏi, dạy chuyên đề đại học cũng như trao đổi với đồng nghiệp, 
tôi đề xuất cách làm dạng đề so sánh này.
2. Tên sáng kiến: “ Cách làm các dạng đề so sánh trong văn học ”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Bùi Thị Thu Hương.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn – xã Đồng Thịnh – huyện 
Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0389881998.
- Email: thaiduonghuongminh@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Cá nhân GV Bùi Thị Thu Hương – Trường: THPT Sáng Sơn.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 - Áp dụng trong giảng dạy và học tập môn Ngữ văn phần Cách làm các dạng đề 
so sánh trong văn học. .
 9 Và điều đặc biệt trong quá trình dạy văn, ngoài việc cung cấp kiến thức 
thì khâu ôn luyện cho học sinh cũng rất quan trọng. Ôn tập giúp củng cố kiến 
thức, giúp học sinh khắc cốt ghi tâm và biết vận dụng vào làm các đề văn trong 
khi thi cử. Việc ôn tập, đặc biệt là ôn thi đại học, giáo viên không chỉ ôn tập kiến 
thức, các dạng đề trong từng tác phẩm riêng rẽ mà còn phải nhóm các tác phẩm 
cùng thể loại, thời đại, tác giả, đề tài...để chỉ ra những điểm giống và khác, 
những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm. Đây là 
dạng đề so sánh tổng hợp.
 Trong những năm gần đây xu hướng thi theo kiểu dạng đề so sánh rất 
nhiều. Vì vậy, trang bị kiến thức về dạng đề so sánh, chỉ ra các dạng đề so sánh 
và cách làm dạng đề này để học sinh biết cách vận dụng là rất quan trọng.
 Ngoài ra, dạng đề so sánh văn học là một dạng đề khó. Dạng đề này cần 
kiến thức tổng hợp, khái quát nhưng chỉ một số học sinh có thể khái quát được 
còn đại bộ phận thì rất mơ hồ, lúng túng. Hơn nữa, lâu nay các em chỉ quen với 
những dạng đề phân tích từng tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết còn kết hợp 
nhiều tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, chi tiết  để có cái nhìn tổng hợp về nền 
văn học, từng thời kì, trào lưu văn học thì không phải em nào cũng làm được. Vì 
vậy, nếu không có sự hướng dẫn ôn tập của giáo viên thì học sinh sẽ không làm 
được dạng đề này hoặc có làm thì cũng không bao hàm hết ý, không logic và 
không khái quát được.
 Thấy rõ xu hướng, tính thiết thực và ý nghĩa của vấn đề cho nên trong quá 
trình dạy và đặc biệt là ôn tập tôi luôn chú trọng tới dạng đề so sánh.
2. Mục đích nghiên cứu:
 2.1. Chỉ ra các dạng đề so sánh trong phần văn xuôi
 2.2. Hướng dẫn cách làm qua các bước và hướng dẫn cụ thể một số đề
 2.3. Hướng dẫn học sinh luyện tập áp dụng
 2.4. Kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, biết và áp dụng của học sinh
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 11 * Chương trình Ngữ văn 12
 - Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
 - Vợ nhặt (Kim Lân)
 - Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
 - Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
 - Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
 - Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
6. Phương pháp nghiên cứu
 Chủ yếu là phương pháp thực nghiệm. Đề tài là hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn 
thi đại học nên đối tượng chủ yếu của đề tài là các em học sinh theo các khối lớp 
C và D. Vì vậy, tôi tận dụng tối đa các tiết ôn tập có được trong những giờ học 
chính khóa và chủ yếu là các buổi học bồi dưỡng để có thời gian hướng dẫn học 
sinh ôn tập củng cố kiến thức. Ngoài việc dạy học, hướng dẫn học sinh ôn tập 
tôi còn kết hợp với kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết, vận dụng của học sinh.
 PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Khái quát các dạng đề so sánh
 Các đề so sánh trong phần văn xuôi rất nhiều từ nội dung, nghệ thuật đến 
hình ảnh, chi tiết, nhân vậtNhưng trong quá trình dạy, tôi chỉ khái quát những 
đề chính có tính chất chung, tổng hợp để học sinh nắm được kiến thức cơ bản 
tránh bị lúng túng khi đứng trước quá nhiều đề vụn vặt. Tôi khái quát lại so sánh 
trong phần văn xuôi có những dạng đề cụ thể như sau:
1. So sánh các tác phẩm có điểm tương đồng 
Đề 1:
 Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng qua hai tác phẩm “Rừng xà 
nu”của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình”của Nguyễn 
Thi.
 13 3. So sánh các chi tiết nghệ thuật hoặc những câu nói đặc sắc thể hiện tư 
tưởng của tác phẩm.
Đề 1:
 Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật Thị Nở 
mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước 
hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).
 (Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm học 2010-2011.
Đề 2:
 Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”
mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam 
Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà 
nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, 
Ngữ văn 12).
Đề 3:
 Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo – Nam Cao – Ngữ 
văn 11)
 Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi 
đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:
- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
 Cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa những câu nói trên.
II. Hướng dẫn học sinh cách làm các dạng đề
 1.Ở dạng đề thứ nhất và dạng đề thứ hai có thể nhóm lại một cách làm 
như sau:
a) Mở bài
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cach_lam_cac_dang_de_so_sanh_trong_van.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Cách làm các dạng đề so sánh trong văn học.pdf