Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh và định hướng nghề nghiệp trong dạy học môn Công nghệ lớp 11, 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh và định hướng nghề nghiệp trong dạy học môn Công nghệ lớp 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh và định hướng nghề nghiệp trong dạy học môn Công nghệ lớp 11, 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU ------------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Môn: Công nghệ 11, 12 Đề tài: DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11, 12 TÁC GIẢ: HỒ THỊ ÁNH TỔ :TỰ NHÊN ĐIỆN THOẠI: 0373623112 Tây Hiếu 03/ 2021 0 4. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp dạy học 5. Phương pháp nghiên cứu - Quan sát, thống kê, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Khái quát về sản xuất, kinh doanh. 1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất, kinh doanh là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. 1.1.2. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh a) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp b) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong công nghiệp c) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành dịch vụ d) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông a. Vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với quá trình dạy học Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau: - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh - Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức - Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh - Phát triển trí tuệ của học sinh - Giáo dục nhân cách học sinh b. Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, 2 bình diện vĩ mô xã hội, hướng nghiệp nhằm góp phần phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực, vốn quý của đất nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông cũng nhằm giáo dục học sinh rèn luyện thái độ yêu lao động và kỹ năng tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân sau khi ra khỏi môi trường học đường. 1.3. Khái quát về bộ môn công nghệ. Công nghệ (tiếng Anh: technology) hiểu một cách đơn giản là sự ứng dụng những kiến thức, những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc sản phẩm thực tiễn và cụ thể trong các lĩnh vực đó nhằm phục vụ đời sống con người. Công nghệ là môn học mang tính chất thực tiễn. Đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường theo quan điểm sinh thái học. Dạy Công nghệ là phải làm cho học sinh sử dụng được các kiến thức khoa học để tạo ra các sản phẩm, góp phần đẩy mạnh công cuộc ‘‘Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước’’, đồng thời góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp phân luồng lao động cho xã hội. Công nghệ 11, 12 trong Trường trung học phổ thông gồm các nội dung sau : vẽ kĩ thuật, cơ khí (công nghệ 11); kĩ thuật điện tử, kĩ thuật điện (công nghệ 12) 1.4. Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương và hướng nghiệp. 1.4.1. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương Có thể tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương với quy trình như sau: Bước 1: Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học Bước 2: Lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh Bước 4: Lập kế hoạch giáo dục/dạy học Bước 5: Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học 4 - Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. - Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. c) Ưu điểm và hạn chế Phương án này tuy có tính khả thi là thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp dạy lồng ghép các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh. Hạn chế là khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh. d) Một số lưu ý Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên GV và HS phải chủ động chuẩn bị trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương. 1.4.3.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh a) Mô tả hình thức Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học. - Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch. - Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học c) Ưu điểm và hạn chế Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh. Giáo viên phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đón học sinh đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. 6 1.4.4. Sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức hoạt động giáo dục khác 1.4.4.1.Khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh để tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập a) Mô tả hình thức Với phương án này, GV hướng dẫn phân công học sinh khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh thông qua tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học. - Tổ chức triển lãm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của học sinh thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ học tập. - Sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm. c) Ưu điểm và hạn chế Phương án dạy học có tác dụng hình thành năng lực tự học và phát triển bản thân, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Tiết kiệm được thời gian, cơ sở vật chất hơn so với phương án dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. d) Một số lưu ý Giáo viên nên liên hệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các em cách thu thập tư liệu học tập. 1.4.4.2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học a) Mô tả hình thức Theo phương án này, giáo viên đưa ra những vấn đề thực tiễn của địa phương mà học sinh có thể tìm hiểu và thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy, giáo viên cần chọn những vấn đề giao cho một số nhóm học sinh yêu thích để nghiên cứu khoa học mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. b) Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề thực 8 - Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, tương lai nghề nghiệp sản xuất và kinh doanh của địa phương, giúp các em có ý thức chọn nghề nghiệp sau khi học xong phổ thông. - Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. - Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. c) Ưu điểm và hạn chế Phương án này giúp học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy nghề, có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi các em rời ghế nhà trường. Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, có kinh phí hoạt động, đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả mong muốn. d) Một số lưu ý Giáo viên nên liên hệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, mời kỹ sư, các nhà khoa học để nói về tương lai nghề nghiệp, giúp các em chọn nghề sau khi học xong phổ thông. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thực trạng dạy và học bộ môn công nghệ 11, 12 ở trường. - Bộ môn công nghệ ở trường nói chung và bộ môn công nghệ lớp 11,12 nói riêng ở trường là bộ môn ‘‘phụ’’ (vì không nằm trong các môn thi trung học phổ thông quốc gia); hầu hết phụ huynh, học sinh, giáo viên và ban giám hiệu đều ‘‘coi nhẹ’’ bộ môn này.Thực tế đều cho rằng bộ môn này không có ý nghĩa quan trọng, không thiết thực. - Bên cạnh đó hiết bị dạy học bộ môn này ở trường còn hạn chế, chủ yếu là mô hình, ít có vật thật; nhiều thiết bị chất lượng còn chưa tốt, học sinh chủ yếu được học lý thuyết suông. Vì thế việc dạy và học bộ môn này còn chưa được chú trọng, chủ yếu là ‘‘cưỡi ngựa xem hoa’’, đảm bảo chuẩn kiến thức, đảm bảo số tiết quy định mà thôi...Học sinh vì thế cũng không hào hứng với bộ môn này, việc học chỉ mang tính đối phó. Do đó bộ môn công nghệ công nghiệp chưa đạt được ý nghĩa hết sức quan trọng của nó là: rèn luyện các kĩ năng làm việc cho học sinh, giúp học sinh bước đầu nhận thức và làm quen được các nghành nghề, từ đó có định hướng công việc và hướng đi sau khi rời ghế nhà trường phổ thông, giúp ích cho địa phương, cho đất nước. 2.2. Thực trạng hướng nghiệp và chọn nghề của học sinh ở trường 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_gan_lien_voi_san_xuat_kinh_doa.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh và định hướng nghề nghiệp trong dạy h.pdf