Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình Sinh học 11

doc 34 trang sk11 29/06/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình Sinh học 11

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình Sinh học 11
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
 Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó 
giáo viên dạy học không chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh tự lực 
tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
 Với phương pháp học theo chủ đề, học sinh được học tập theo từng chủ đề và nghiên cứu 
sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài tập hoặc bài thực 
nghiệm, làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng của môn học. Với phương pháp học này, 
việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề giúp các em phát triển khả năng học độc 
lập rất nhiều. Chính quá trình tự khám phá và thực hành giúp các em hiểu biết vấn đề sâu hơn 
là chỉ nghe giảng và chép bài. 
 Kiến thức về tuần hoàn máu ở động vật nằm trong chương trình sinh học 11-THPT. Đây là 
những kiến thức hay, khó, được áp dụng nhiều vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy những kiến 
thức này thường được đề cập tới trong các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp môn sinh học trong 
những năm qua.
 Tuy nhiên qua một số năm giảng dạy, tôi thấy học sinh của mình gặp nhiều khó khăn khi 
học các bài về tuần hoàn máu ở động vật do thời lượng học trên lớp ít (2 tiết lí thuyết, 1 tiết 
thực hành), kiến thức nhiều, tính ứng dụng cao. Vì vậy khả năng nhớ kiến thức, vận dụng kiến 
thức để trả lời các câu hỏi liên hệ, ứng dụng còn hạn chế. Trước tình hình đó tôi đi vào nghiên 
cứu đề tài Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình sinh học 11 để giúp 
học sinh có tài liệu học và không còn cảm thấy khó khăn khi học chủ đề này.
2. TÊN SÁNG KIẾN: Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình sinh 
học 11 . 
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
-Họ và tên: Lê Thị Tuyên.
-Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
-Số điện thoại: 0383 664 769 E_mail: lethituyengvsinh@gmail.com.
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN:
-Họ và tên: Lê Thị Tuyên, Trường THPT Đồng Đậu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
-Số điện thoại: 0383 664 769 E_mail: lethituyengvsinh@gmail.com.
 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 
-Sáng kiến có thể được sử dụng để xây dựng giáo án cơ bản, giáo án dạy bồi dưỡng học sinh 
giỏi môn sinh học 11,12, giáo án ôn thi THPT Quốc gia môn sinh học
 1 +Vận tốc máu.
-Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người.
2. Thời lượng
-4 tiết học ở trên lớp.
-1 tuần học ở nhà.
III. Mục tiêu dạy học của chủ đề
Sau khi học xong chủ đề này, Hs cần:
1. Kiến thức
-Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
-Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép.
-Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ 
tuần hoàn đơn.
-Giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động.
-Nêu được trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất.
-Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau.
-Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch.
-Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự 
biến động đó.
-Biết cách đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người : đo huyết áp, đo nhiệt độ cơ thể, đếm nhịp tim....
2. Kĩ năng
Rèn một số kĩ năng sau:
-Kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
-Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh.
-Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề....
-Kĩ năng thực hành đo huyết áp, đo nhiệt độ cơ thể, đếm nhịp tim.....
3. Thái độ
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
-Thực hiện chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí để có sức khỏe tốt, phòng chống 
bệnh tật, đặc biệt là những bệnh về tim và mạch máu. 
4. Định hướng phát triển năng lực 
-Thông qua hoạt động nhóm phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao 
tiếp, năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin, năng lực trình bày vấn đề
-Thông qua quan sát hình vẽ phát triển năng lực quan sát, năng lực tìm tòi kiến thức.
-Thông qua giải các bài tập sinh học về tuần hoàn máu phát triển năng lực tư duy
 3 -Hình ảnh cấu tạo hệ dẫn truyền tim:
-Bảng nhịp tim của một số loài thú:
 Loài Nhịp tim/Phút
 Voi 25-40
 Trâu 40-50
 Bò 50-70
 Lợn 60-90
 Mèo 110-130
-Hình ảnh động mạch hẹp do tụ mỡ và sơ vữa:
 5 trở về tim. tế bào qua thành mao mạch)
Áp lực máu, tốc độ máu -Áp lực thấp. -Áp lực cao hoặc trung bình.
chảy. -Tốc độ máu chảy chậm. -Tốc độ máu chảy nhanh.
+Phiếu học tập số 2: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
 Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Nội dung
Đại diện
Cấu tạo tim
Số lượng vòng tuần hoàn
Áp lực máu
 Đáp án phiếu học tập số 2: 
 Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Nội dung
Đại diện Cá Động vật có phổi: lưỡng cư, 
 bò sát, chim, thú.
Cấu tạo tim 2 ngăn 3 ngăn (lưỡng cư, bò sát) hoặc 
 4 ngăn (chim, thú)
Số lượng vòng tuần hoàn 1 vòng 2 vòng
Áp lực máu Áp lực trung bình. Áp lực cao.
+Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu hoạt động của tim
 Hoạt động của tim
 Tính tự động của tim Chu kì hoạt động của tim
 7 mạch, sau đó tăng dần từ tiểu tĩnh 
 mạch đến tĩnh mạch chủ.
Các yếu tố ảnh hưởng -Sức co bóp của tim. -Tổng tiết diện của mạch.
 -Nhịp tim. -Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 
 -Sức cản trong mạch máu. đầu đoạn mạch.
 -Khối lượng máu.
 -Độ quánh của máu.
PHẦN 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TUẦN HOÀN MÁU Ở ĐỘNG VẬT”
I. Kế hoạch dạy học 
 Các hoạt động Nội dung
 Khởi động Tạo tình huống có vấn đề về tuần hoàn 
 máu
 Nội dung 1 Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
 Hình thành Nội dung 2 Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
 kiến thức Nội dung 3 Hoạt động của tim 
 mới Nội dung 4 Hoạt động của hệ mạch.
 Nội dung 5 Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
 Luyện tập Hệ thống hóa kiến thức, câu hỏi và bài 
 tập vận dụng 
 Vận dụng, mở rộng
 Hướng dẫn về nhà.
II. Các hoạt động từng tiết của chủ đề.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Tiết 1: TUẦN HOÀN MÁU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
 9 Đại diện Đa số động vật thân mềm và Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, 
 chân khớp. chân đầu, động vật có xương 
 sống.
Đường đi của máu Máu được tim bơm vào động Máu từ tim được đẩy vào động 
 mạch, tràn vào khoang cơ thể mạch, qua mao mạch (máu tiếp 
 (máu tiếp xúc và trao đổi chất xúc và trao đổi chất với tế bào 
 trực tiếp với tế bào), sau đó qua thành mao mạch), tĩnh mạch 
 trở về tim. sau đó về tim.
Áp lực máu, tốc độ máu -Áp lực thấp. -Áp lực cao hoặc trung bình.
chảy. -Tốc độ máu chảy chậm. -Tốc độ máu chảy nhanh.
+Phiếu học tập số 2: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
 Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Nội dung
Đại diện
Cấu tạo tim
Số lượng vòng tuần hoàn
Áp lực máu
 Đáp án phiếu học tập số 2: 
 Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Nội dung
Đại diện Cá Động vật có phổi: lưỡng cư, 
 bò sát, chim, thú.
Cấu tạo tim 2 ngăn 3 ngăn (lưỡng cư, bò sát) hoặc 
 4 ngăn (chim, thú)
Số lượng vòng tuần hoàn 1 vòng 2 vòng
Áp lực máu Áp lực trung bình. Áp lực cao.
-Trò: Vở ghi, SGK, nháp, giấy A0, bút dạ
III. PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp:
 11 ở chỗ nào?
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (thời gian: 24 phút)
a. Mục đích
-Hs nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
-Hs phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
b. Nội dung
-Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
-Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
+Hệ tuần hoàn hở.
+Hệ tuần hoàn kín: hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
*Nội dung 1: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
-Hs hoạt động cá nhân, vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
-Những ý kiến chưa chính xác được các bạn khác và cô giáo chỉnh sửa, hoàn chỉnh.
*Nội dung 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
-Hs làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 và phiếu học tập số 2.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-Các nhóm còn lại nhận xét.
d. Kỹ thuật tổ chức
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*Nội dung 1: Cấu tạo và chức năng của hệ I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
tuần hoàn.
-Giáo viên hỏi: Hệ tuần hoàn ở động vật có Hs trả lời câu hỏi.
cấu tạo như thế nào? 1. Cấu tạo chung
. - Động vật đơn bào, động vật đa bào có kích 
 thước nhỏ chưa có hệ tuần hoàn.
 - ĐV đa bào có kích thước lớn có hệ tuần 
 hoàn, hệ tuần hoàn gồm có những bộ phận 
 chính sau:
 + Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu-
Gv chiếu hình tim, dịch tuần hoàn, hệ thống dịch mô.
 13 các nhóm chuẩn bị trong 2 phút.
+Gv yêu cầu đại diện nhóm hoàn thành từng 
phần trong phiếu học tập bằng cách dán thẻ -Hs quan sát, chú ý lắng nghe.
vào ô tương ứng trong phiếu học tập.
+Gv chính xác kiến thức và nhận xét sự hoạt 
động của các nhóm.
-Gv yêu cầu Hs quan sát hệ tuần hoàn đơn ở cá, 
hệ tuần hoàn kép ở chim và thú.
+Gv lưu ý đường đi của máu trong hệ tuần hoàn 
đơn và hệ tuần hoàn kép.
*Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (thời gian: 14 phút)
a. Mục đích
HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết các 
câu hỏi liên quan đến thực tiễn. 
b. Nội dung
Hs trả lời các câu hỏi:
+Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
+Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?
+Nêu ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn 
đơn.
+Tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho động vật có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động chậm? 
+Tại sao các động vật có xương sống có kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín?
c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
-Hs có thể chỉ trả lời được một số câu hoặc trả lời chưa đúng, chưa đầy đủ.
-GV sẽ hướng dẫn và giúp Hs hoàn chỉnh.
d. Kỹ thuật tổ chức
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tuan_hoan_mau_tron.doc