Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài Động cơ đốt trong dùng cho xe máy - Công nghệ lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài Động cơ đốt trong dùng cho xe máy - Công nghệ lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài Động cơ đốt trong dùng cho xe máy - Công nghệ lớp 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA BÀI “ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY – CÔNG NGHỆ 11” Lĩnh vực: Công nghệ - Vật lý Năm học: 2020-2021 1 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................4 II. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................4 III. Đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu ...................................................5 IV. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5 V. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................5 VI. Đóng góp mới của đề tài .........................................................................................5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................6 I. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn ....................................................................................6 1. Cơ sở lý luận............................................................................................................6 2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................7 II. Một số kiến thức về các loại xe máy hiện nay ........................................................8 1. Các hệ thống làm mát của động cơ xe máy .............................................................8 2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trên các dòng xe máy hiện nay.........11 3. Hệ thống truyền lực trên xe máy............................................................................12 III. Vận dụng kiến thức thực tế liên quan đến nội dung Bài 34: Động cơ đốt trong dùng cho xe máy...........................................................................................................18 1. Cách chạy xe qua đường ngập nước .....................................................................18 2. Cách khắc phục xe máy lâu ngày không nổ được..................................................20 3. Một số lưu ý để sử dụng xe máy đúng cách ...........................................................21 4. Giới thiệu hệ thống truyền động của động cơ xe tay ga........................................22 IV. Kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh .....................26 V. Thực nghiệm sư phạm............................................................................................39 PHẦN III. KẾT LUẬN....................................................................................................46 I. Tính khoa học............................................................................................................46 II. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................46 III. Một số kiến nghị, đề xuất ......................................................................................47 1. Với các cấp quản lí giáo dục .................................................................................47 2. Với giáo viên..........................................................................................................47 3. Với học sinh ...........................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................46 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.........................................47 3 III. Đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng dạy học là học sinh khối 11. - Bài dạy được tiến hành trong 1 tiết học. 2. Thời gian nghiên cứu. Năm học: 2019 - 2020, 2020 - 2021. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua sách, vở, tạp chí, các trang mạng - Phương pháp khảo sát: Khảo sát học sinh khối 11 thông qua một số tiết dạy Công nghệ. - Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê. IV. Phạm vi nghiên cứu Vận dụng thích hợp, logic một số giải pháp, phương pháp dạy học tích cực vào dạy học bài “Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” môn Công nghệ lớp 11 THPT. V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định thống nhất các hệ thống năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn đối với môn Công nghệ. Từ đó, vận dụng thích hợp, logic một số giải pháp, phương pháp dạy học tích cực và áp dụng vào dạy học bài “Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” theo yêu cầu của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. - Xác định được các năng lực cần hình thành và phát triển của học sinh thông qua bài “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy” - môn Công nghệ 11. Từ đó, đưa ra các giải pháp và các hoạt động dạy học cụ thể để phát triển từng năng lực đó. VI. Đóng góp mới của đề tài Đề tài dạy học theo định hướng phát triển năng lực có sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực là giải pháp mới giải quyết một số vấn đề sau: + Giúp các giáo viên có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ đã và đang rất quan trọng của ngành giáo dục, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học góp phần giảm áp lực, củng cố và nâng cao lòng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề nghiệp của mình. + Rèn luyện cho học sinh khả năng tự chủ tự học, khả năng sáng tạo và yêu thích môn học. Bên cạnh đó giúp các em hình thành một số năng lực cơ bản của người lao động trong thời đại mới (khả năng lập kế hoạch làm việc,khả năng hợp tác, khả năng thuyết trình, khả năng tự khẳng định mình. ). 5 2. Cơ sở thực tiễn Trước đây căn cứ vào sách giáo khoa giáo viên lấy nội dung kiến thức, kĩ năng làm mục tiêu hướng tới, càng cung cấp nhiều nội dung, học sinh biết càng nhiều càng tốt. Với cách dạy này, không quan tâm nhiều đến việc vận dụng những kiến thức đã biết và hiểu vào thực hành, liên hệ và ứng dụng vào các tình huống của đời sống. Hệ quả là học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể của vấn đề. Học sinh có thể hiểu biết nhiều nhưng làm thì không được bao nhiêu, việc thực hành hay ứng dụng các kiến thức đó trở nên lúng túng, vụng về. Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy cần phải thay đổi cách dạy, cũng như cách học của học sinh. Mỗi khi dạy một vấn đề gì, một kiến thức nào đó, giáo viên cần phải xác định rõ: dạy cái này để làm gì, giúp được gì cho học sinh; những hiểu biết đó có thể vận dụng vào tình huống nào trong cuộc sống? Học sinh cũng phải tự đặt ra cho mình câu hỏi tương tự và tìm câu trả lời. Không nhồi nhét, cung cấp kiến thức có sẵn như cách dạy cũ, dạy học theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu học sinh tham gia tích cực vào giờ học, tự tìm kiếm, phát hiện vấn đề, trao đổi, tranh luận để đi đến những hiểu biết về kiến thức và cách làm. Kết hợp giữa công nghệ thông tin, ứng dụng từ việc sử dụng điện thoại thông minh và kiến thức thực tiễn vào giảng dạy bài “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy – Công nghệ 11”, giúp cho học sinh tiếp cận bài học một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Tạo hứng thú, giúp các em đạt được một số năng lực cần thiết để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa những kiến thức thực tiễn, các phương pháp đổi mới cách dạy và cách học tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả học tập môn Công nghệ. Qua đó, học sinh đạt được một số năng lực cần thiết, dựa trên các căn cứ sau: 2.1. Căn cứ vào chương trình tài liệu Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11 bài 34 được dạy trong 1 tiết theo sách giáo khoa mới nhìn chung là phù hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được. Khi trình bày nguyên lý hoạt động ở trong phần này kiến thức đều là trừu tượng, vì không nhìn thấy được quá trình hoạt động của các hệ thống, do vậy khiến học sinh khó tiếp thu bài. 2.2. Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường Hiện nay với trường THPT có máy chiếu, có các phòng chuyên dùng cho việc tổ chức dạy bằng giáo án điện tử, việc dạy lưu động ở các lớp, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng là rất thuận lợi. Trong điều kiện ở trường THPT hiện nay, giáo viên không có động cơ để cho các em thực hành mà phải chuyển sang thực hành ảo: xem video các loại động cơ hoặc giáo viên phải lấy chính xe máy của mình làm đồ dùng dạy học, vì vậy chúng ta nên chọn phương pháp kết hợp giữa lí thuyết và kiến thức thực tiễn để học sinh tiếp thu kiến thức một cách 7 động cơ là rất thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến công suất cũng như khả năng vận hành của xe máy và người điều khiển xe. – Ưu điểm: Chi phí chế tạo hệ thống tản nhiệt bằng gió khá rẻ, nên giá thành của xe tương đối thấp. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng từ nhược điểm trên, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và sử dụng các chất liệu mới – những kim lọai có hệ số truyền nhiệt lớn như nhôm hay hợp kim nhôm, khối lượng không khí lưu thông qua diện tích làm mát phải lớn. Hệ thống làm mát bằng gió tự nhiên chủ yếu được sử dụng trên những dòng xe số cơ khí như: wave, dream, Future, Jupiter....Ngoài hệ thống làm mát bằng gió, hiện nay còn có hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức, đướcử dụng trên các xe như: Future Neo, Super Dream. Cũng tương tự như làm mát bằng gió, tuy nhiên luồng khí làm mát sẽ được 1 quạt thổi qua động cơ. Nhược điểm của làm mát bằng gió cưỡng bức là hiệu suất tản nhiệt thấp do diện tích được làm mát của động cơ không nhiều và gió chỉ lướt qua bề mặt động cơ. 1.2. Hệ thống làm mát bằng nhớt Hình 2. Động cơ sử dụng hệ thống làm mát bằng nhớt Quá trình hoạt động của động cơ cần có sự có mặt của dầu nhớt để bôi trơn các bộ phận, làm giảm các ma sát, đồng thời bảo vệ động cơ tốt hơn. Chính vì thế, các nhà sản xuất nghĩ ra ý tưởng làm mát động cơ từ chính lượng nhớt này. Két nhớt chính là nơi làm mát nhớt trước khi bôi trơn và làm mát động cơ rồi trở về cacte nhớt. Két nhớt sẽ được làm mát bằng gió tự nhiên hoặc làm mát bằng gió cưỡng bức. Như thế, thay vì làm mát cả hệ thống động cơ, chỉ cần làm mát nhớt trong két nhớt. Chính vì đóng vai trò quan trọng, nên việc không bảo dưỡng đúng cách các két nhớt có thể khiến cho két bị tắc và dẫn tới nhiều hệ lụy cho việc hoạt động của động cơ. Hệ thống làm mát bằng nhớt chỉ thích hợp cho các lọai xe có dáng dấp hịên đại, cụ thể là các loại xe dòng Naked bike hay Sport bike cỡ nhỏ. 9 2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trên các dòng xe máy hiện nay Chức năng chính của hệ thống cung cấp nhiên liệu là cung cấp cho động cơ hỗn hợp không khí – xăng với tỷ lệ phù hợp với điều kiện hoạt động của động cơ và nhiệt độ môi trường. Có hai loại hệ thống nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho xe máy hiện nay là: hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và hệ thống phun xăng điện tử. 2.1. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí Đa số các xe máy số đang dùng bộ chế hòa khí do hệ thống này khá nhỏ gọn, rẻ và dễ dàng sửa chữa. Hình 5. Bộ chế hoà khí của động cơ xe máy 2.2. Hệ thống phun xăng điện tử Hình 6. Cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nan.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài Động cơ đốt t.pdf