Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản

doc 42 trang sk11 15/07/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản
 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV. Khúc xạ 
ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản”
I. LỜI GIỚI THIỆU
 Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc 
những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung 
chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn luyện 
phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con 
người có khả năng học tập suốt đời. Phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít 
chú ý đến khả năng ứng dụng sẽ tạo ra sản phẩm giáo dục là những con người mang 
tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục 
này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối 
với người lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động. Vì 
vậy, dạy học phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống 
xã hội là đòi hỏi cấp bách. Khái niệm năng lực người học cũng ngày càng được mở 
rộng. Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, 
hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm 
xã hội thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ 
thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. 
 Trong những năm gần đây, khái niệm dạy học phát triển năng lực được đề cập đến 
rất nhiều trong nền giáo dục của các quốc gia. Có nhiều nước phát triển đã đi tiên phong 
trong quá trình áp dụng dạy học phát triển năng lực vào hệ thống giáo dục của họ. Tuy 
nhiên, việc áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn ở nước ta chưa thật sâu rộng.
 Chương trình môn Vật lý giúp học sinh có được những kiến thức phổ thông cốt lõi 
về: các mô hình hệ vật lý; chất, năng lượng và sóng; lực và trường; vận dụng được một số 
kỹ năng tiến trình khoa học; bước đầu sử dụng được toán học, tin học làm ngôn ngữ, công 
cụ giải quyết vấn đề; vận dụng được một số tri thức vào thực tiễn, ứng xử được với thiên 
nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường; nhận biết đúng 
được một số năng lực, sở trường của bản thân và lựa chọn được một số ngành nghề liên 
quan đến lĩnh vực mà môn học đề cập. Chương trình chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lý 
của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều 
kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự 
ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn. Do vậy, dạy 
học Vật lí sẽ giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực cần thiết trong quá trình học tập 
và vận dụng vào cuộc sống.
 Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn đề tài: “Dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh trong chương IV. Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản” 
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy học để phát 
triển các năng lực của học sinh đáp ứng các yêu cầu của đời sông thực tế.
 1 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV. Khúc xạ 
ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản”
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích
- Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó 
xác định hướng dạy học thích hợp.
- Tìm ra các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn 
Vật lí tại trường THPT A.
- Kiểm chứng các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy 
môn Vật lí tại trường THPT A.
- Giúp học sinh có cách thức tiếp thu khối lượng tri thức khổng lồ và gia tăng nhanh của 
nhân loại đồng thời phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh đáp ứng yêu cầu của xã 
hội.
- Giúp phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng 
các kiến thức học được vào giải quyết các tình huống của đời sống thực tế.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các phương pháp tối ứng trong dạy học phát triển năng lực người học.
- Xác định được các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó 
xác định hướng dạy học thích hợp.
- Tìm hiểu phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo hướng phát triển năng lực 
người học.
- Soạn giáo án theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh 
trong giảng dạy môn Vật lí tại trường THPT A.
- Áp dụng giáo án thực nghiệm vào giảng dạy thực tế và đánh giá kết quả thu được.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh khối 11 trường THPT A
- Lớp thực nghiệm: 11A1
- Lớp đối chứng: 11A2
3.2. Khách thể nghiên cứu: 
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV. Khúc xạ 
ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho việc giảng dạy trong chương trình Vật lí 11 - Ban cơ bản.
- Nghiên cứu trong học sinh khối 11 trường THPT A.
 3 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV. Khúc xạ 
ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản”
 PHẦN NỘI DUNG
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
 NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Tổng quan về dạy học phát triển năng lực học sinh
1.1.Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Năng lực 
 Năng lực là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống 
xã hội. 
 “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất 
định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác 
như hứng thú, niềm tin, ý chí năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức 
và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. 
Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri 
thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. 
 Như vậy, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao 
giờ người ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt 
động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động 
chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy 
 Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng 
bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách 
nhiệm xã hội thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học 
tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.
1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là khả năng thực hiện có trách 
nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong những 
tình huống khác khau trên cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn 
sàng hành động. Năng lực người học cần đạt là cơ sở để xác định các mục tiêu, nội 
dung, hoạt động, phương pháp dạy học mà người dạy cần phải căn cứ vào đó để tiến 
hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục (lấy người học làm trung tâm). 
 Trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực cần năm rõ: Năng 
lực là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu bài học được cụ thể hóa thông 
qua các năng lực được hình thành. Nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình 
thành nên năng lực trong mỗi một môn học.
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm phát 
triển tối đa năng lực của người học, trong đó, người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ 
 5 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV. Khúc xạ 
ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản”
1.3. Đặc điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng lực” 
của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện sự tiến bộ bằng 
cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mức 
độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học 
cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù các mô hình học truyền thống vẫn có thể đo lường 
được năng lực, nhưng chúng phải dựa vào thời gian, các môn học được sắp xếp theo 
cấp lớp vào từng kì học, năm học. Vì vậy, trong khi hầu hết các trường học truyền 
thống đều cố định thời gian học tập (theo năm học) thì dạy học phát triển năng lực lại 
cho phép chúng ta giữ nguyên việc học và để thời gian thay đổi học.
 Dạy học dựa trên phát triển năng lực tốt hơn cho phép mọi học sinh học tập, 
nghiên cứu theo tốc độ của riêng của chúng.
 Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở 
thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực thừa nhận thực tế 
này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học sinh. Không giống như 
phương pháp “một cỡ vừa cho tất cả” một chiếc áo tất cả đều mặc vừa, nó cho phép 
học sinh được áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc 
sống. Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sống trong 
tương lai. Đối với một số học sinh, dạy học phát triển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc 
độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập.
2. Tổng quan về đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực 
học sinh 
2. 1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh
 Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực 
hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn 
với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với 
hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo 
viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. 
Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần 
bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức 
hợp.
 Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học 
thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển 
năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở 
đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
 7 “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương IV. Khúc xạ 
ánh sáng – Vật lí 11 – Ban cơ bản”
2.1.4. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy 
học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). 
 Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với 
nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để 
có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
2.2.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
 Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn 
là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có 
nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng 
việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả 
của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu 
và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài 
lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, 
kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu 
trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất 
yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các 
phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy 
tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thức 
của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
2.2.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
 Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội 
dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới 
hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học 
trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và 
nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể 
là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những 
chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp 
thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.
 Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài 
lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp 
phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm 
rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài 
thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức 
hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như 
phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nan.doc