Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” Vật lí 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” Vật lí 11
MỤC LỤC Phần I: Mở đầu Trang 1 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Mục đích nghiên cứu Trang 2 3. Khách thể và đối tƣợng Trang 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trang 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trang 3 7. Đóng góp của đề tài Trang 4 Phần II. Nội dung Trang 5 1. Lý thuyết về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc Trang 5 2. Phân tích đặc điểm, mục tiêu dạy học chủ đề “Dòng điện trong Trang 9 chất bán dẫn” 2.1. Đặc điểm Trang 9 2.2. Mục tiêu dạy học Trang 9 3. Thực trạng của vấn đề: Thực trạng tự học của học sinh và ứng Trang 10 dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lý ở trƣờng THPT 3.1. Thực trạng hoạt động tự học của HS Trang 10 3.2. Ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lý ở Trang 11 trƣờng THPT 4. Giải pháp thực hiện Trang 12 5. Thiết kế tiến trình dạy học Dạy học theo mô hình lớp học đảo Trang 13 ngƣợc thông qua chủ đề “Dòng điện trong môi trƣờng bán dẫn” 5.1. Xác định vấn đề cần giải quyết Trang 13 5.2. Những công việc chuẩn bị cho phƣơng án tổ chức dạy học Trang 13 5.3. Kế hoạch dạy học Trang 14 6. Sử dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc trong lớp học Trang 35 bồi dƣỡng học sinh giỏi 7. Hình ảnh trải nghiệm của học sinh (ở phần phụ lục ) 8. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 41 8.1. Đánh giá định tính Trang 41 8.2. Đánh giá định lƣợng Trang 42 Phần III. Kết luận Trang 43 Tài liệu tham khảo Trang 46 PHỤ LỤC Trang 47 luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, giúp HS hiểu sâu hơn đồng thời bồi dƣỡng cho HS các NLTH. Dựa trên các phân tích ở trên, tôi hi vọng rằng việc vận dụng DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC” TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DÕNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT LÍ 11 sẽ mang lại hiệu quả. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chủ đề “DÕNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT LÍ 11. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc và quy trình vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc trong chủ đề “DÕNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT LÍ 11. 4.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chủ đề “DÕNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT LÍ 11. 4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tại các trƣờng THPT trong tỉnh Nghệ An. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu các nội dung sau đây: - Lý thuyết về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc - Phân tích đặc điểm, mục tiêu dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” - Thực trạng tự học của học sinh và ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lí ở trƣờng THPT - Giải pháp thực hiện Trang 2 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc, bản chất, quy trình dạy học chủ đề dòng điện trong chất bán dẫn cho học sinh lớp 11. Về thực tiễn: + Đề tài góp phần làm rõ thực trạng và ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh và ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lí ở trƣờng THPT. + Đề xuất quy trình vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc, hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng tình hình thực tế trong dạy học học sinh. Đặc biệt vào thời điểm (tháng 2/2019) không chỉ ở Việt Nam, mà cả thế giới đang đấu tranh với dịch bệnh, thời điểm (từ ngày 7/2- 16/2) học sinh tỉnh Nghệ an đang nghỉ học, tôi đã áp dụng đề tài này trong quá trình bồi dƣỡng học sinh giỏi lớp 11 rất hiệu quả. + Thiết kế bài dạy Dòng điện trong chất bán dẫn theo quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc phù hợp với đối tƣợng ngƣời học. Trang 4 hoạt động tƣơng tác với bạn học, HS có thể mở rộng, khám phá sâu hơn về chủ đề bài học đồng thời có cơ hội trao đổi 1:1 với GV khi có vấn đề thắc mắc. - Nội dung có chủ ý : GV cung cấp các học liệu cần thiết, theo định dạng phù hợp cho HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Khi đến lớp HS có đủ kiến thức nền để tham gia, học tập hợp tác với bạn học, mở rộng, đào sâu kiến thức. - Chuyên gia giáo dục: GV đóng vai trò rất quan trọng trong một lớp học đảo ngƣợc: quan sát, đánh giá, cung cấp hỗ trợ, phản hồi kịp thời trong suốt thời gian lên lớp thay vì chỉ thuyết giảng đơn thuần. GV chỉ thành công khi tạo ra đƣợc kết nối tốt với từng cá nhân HS và bao quát, kiểm soát toàn bộ hoạt động trong lớp theo chủ đích. Nhƣ vậy, lớp học đảo ngƣợc là một hình thức dạy học hỗ trợ cho lớp học. Giờ học ở lớp không dùng để giảng bài (vì HS đã xem các bài giảng video, các học liệu đa phƣơng tiện ở nhà qua mạng), mà để tổ chức cho HS thực hiện dự án, hợp tác, làm việc nhóm,giúp hiểu sâu hơn nội dung bài giảng, bồi dƣỡng và rèn luyện các năng lực tự học. GV có thêm thời gian tìm hiểu thực trạng học tập của HS mà kịp thời trao đổi, hỗ trợ, giúp HS nắm vững kiến thức theo đúng tốc độ tiếp thu riêng. Tôi xác định lớp học đảo ngƣợc bao gồm hai thành phần: các hoạt động học tập nhóm tƣơng tác bên trong lớp học và các hƣớng dẫn cá nhân thông qua máy tính, điện thoại có nối mạng bên ngoài lớp học (các học liệu, bài giảng, trao đổi qua tin nhắn nhóm lớp ) 1.3. Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngƣợc có những ƣu điểm : - GV đóng vai trò hƣớng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của HS nên có nhiều thời gian để theo dõi quan sát hoạt động của HS, có điều kiện tập trung cho nhiều đối tƣợng HS khác nhau nhất là các đối tƣợng cần nhiều sự hỗ trợ hơn so với các bạn. - HS có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, chủ động, tự chủ học tập Trang 6 từng bƣớc cho từng đối tƣợng HS. HS yếu hơn có thể thoải mái xem lại video nhiều lần cho đến lúc thực sự hiểu bài mà không phải ngại ngùng với các bạn cùng lớp hay GV của mình. Ngƣợc lại, HS giỏi hơn có thể tiếp tục học với các nội dung cao hơn, tránh sự chán nản. Nói tóm lại, “mọi HS đều có quyền truy cập vào một trải nghiệm cá nhân tƣơng tự nhƣ đƣợc dạy kèm”. Với những thành tựu của CNTT và truyền thông, GV có thể áp dụng những phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp truyền đạt mới nhằm nâng cao tính tích cực trong dạy học. GV có thể sử dụng các video có sẵn trên Youtube để làm các bài giảng video, quan trọng là phải hƣớng dẫn HS cách sử dụng, giữ liên lạc và cung cấp cho HS hƣớng dẫn kịp thời. 1.6. Chu trình học tập trong mô hình lớp học đảo ngược GV lập nhóm lớp, HS đƣợc mời vào tham gia. HS phải hoàn thành phiếu hƣớng dẫn tự học. HS đến lớp với phiếu tự học đã hoàn thành và những câu hỏi thắc mắc về bài học; Bài học trên lớp sẽ tăng cƣờng hoạt động vận dụng kiến thức lý thuyết bằng hợp tác giữa HS - HS (hoạt động nhóm), giữa HS - GV (nêu câu hỏi, giải đáp thắc mắc), nâng mức lĩnh hội kiến thức mới lên bậc hiểu, vận dụng; qua đó vừa bồi dƣỡng các năng lực tự học vừa đào sâu mở rộng kiến thức; Nhƣ vậy, qua các hoạt động học tập trong mô hình lớp học đảo ngƣợc, HS sẽ đƣợc rèn luyện tính tự giác, tích cực, đúng kế hoạch, tự đặt câu hỏi khi tự học ở nhà Khi học với bạn, HS đƣợc rèn luyện các kỹ năng trao đổi làm việc nhóm; Khi học thầy, HS hỏi thầy, lắng nghe, ghi chép, học hỏi phong thái giao tiếp của thầy. HS còn đƣợc học và rèn luyện các kỹ năng viết, nói, thuyết trình,Mô hình lớp học đảo ngƣợc đã tạo điều kiện phát triển kỹ năng này. Trên lớp HS đƣợc tham gia hoạt động nhóm, rèn luyện các kỹ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày... Muốn vậy, HS phải có những kiến thức nền tảng nhất định. Chính tự học ở nhà là chìa khóa giúp HS thực hiện tốt hoạt động trên lớp của mình, có thể hiểu sâu hơn chủ đề đƣợc học so với khi học tập độc lập, đồng thời các kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự học cũng đƣợc nâng cao hơn. 1.7. Cấu trúc bài học trên lớp trong mô hình lớp học đảo ngược Cấu trúc chung nhƣ sau: - Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS (15 phút) - Giải đáp các thắc mắc và Hợp thức hóa kiến thức mới (15 phút) - HS giải bài tập vận dụng theo nhóm (10 phút) - Giao phiếu hƣớng dẫn tự học cho bài hôm sau (5 phút) Trang 8 3. Thực trạng của vấn đề Thực trạng tự học của học sinh và ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lý ở trƣờng THPT. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của HS ở một số trƣờng THPT tỉnh Nghệ an, tôi đã tiến hành khảo sát 1275 HS của trƣờng THPT. Phiếu khảo sát đƣợc trình bày ở mục phụ lục 1. 3.1. Thực trạng hoạt động tự học của HS 3.1.1. Về phương pháp học tập vật lí hiệu quả Kết quả khảo sát thu đƣợc theo bảng: Ý kiến cá nhân về phƣơng pháp học vật lí hiệu quả Số liệu ho thấy, nhiều HS đã có ý thức phải tự học và nhận rõ tầm quan trọng của tự học. Tuy nhiên, các em chƣa biết cách tự học nhƣ thế nào là hiệu quả. GV cần có các biện pháp định hƣớng, hƣớng dẫn cho HS, rèn luyện cho các em các NLTH cần thiết. 3.1.2. Tự đánh giá kĩ năng tự học của bản thân HS Bảng kết quả : Tự đánh giá kĩ năng tự học của bản thân Trang 10 - Thời lƣợng dành cho các tiết thực hành và bài tập trong phân phối chƣơng trình ít nên GV thƣờng cô đọng nội dung trong các tiết lý thuyết để có dƣ thời gian củng cố và hƣớng dẫn giải bài tập, ít quan tâm đến việc mở rộng kiến thức và liên hệ thực tế, đó cũng là tác nhân làm HS không cảm nhận đƣợc tầm quan trọng của môn học vật lí, không hứng thú với môn học. Nhiều GV đã biết cách khai thác các tài liệu tham khảo để làm phong phú, sinh động và hấp dẫn HS học tập nhƣng nguồn tài liệu trên Internet hầu nhƣ chƣa đƣợc thẩm định nên phải có trình độ cao thực sự thì GV mới chọn lọc và sử dụng tốt đƣợc. Việc khảo sát cho thấy có nhiều em HS thƣờng xuyên nỗ lực trong học tập, chịu khó học hỏi bạn bè và thầy cô. Tuy nhiên, vẫn còn một lƣợng không nhỏ HS học thụ động, đối phó, chƣa biết cách tự học tốt, chủ yếu là nghe giảng và ghi chép trong suốt thời gian học, ghi nhớ thuộc lòng kiến thức chứ chƣa nắm đƣợc bản chất, thuộc tính của nội dung đã học. Xuất phát từ tính cấp thiết và nhu cầu của xã hội, cần tạo một môi trƣờng học tập để HS có thể tự học và bồi dƣỡng các năng lực tự học, trong phạm vi sáng kiến, tôi đã đƣa ra mô hình lớp học đảo ngƣợc trong dạy học một chủ đề tƣơng đối khó với học sinh, với hi vọng mang lại hiệu quả cao trong học tập. Đặc biệt, trong quá trình làm sáng kiến, có thời điểm học sinh nghỉ học để tránh dịch bệnh Covid- 19( từ ngày 7/2- 16/2/2019), tôi đã áp dụng mô hình này trong bồi dƣỡng học sinh giỏi rất thiết thực. 4. Giải pháp thực hiện + Nghiên cứu thực trạng tự học của học sinh và ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lí ở trƣờng THPT + Nghiên cứu kỹ lý luận dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc. + Vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc vào chủ đề dạy học cụ thể. + Phối hợp với các phƣơng pháp nhận thức khoa học khác. + Đánh giá hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Theo lý thuyết đã trình bày, tôi vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc vào chủ đề Dòng điện trong chất bán dẫn lớp 11. 5. Thiết kế tiến trình dạy học Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc thông qua chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” 5.1. Xác định vấn đề cần giải quyết Nội dung về khái niệm, tính chất điện đặc biệt của chất bán dẫn; hạt tải điện và bản chất dòng điện trong chất bán dẫn; phân biệt bán dẫn loại n, loại p; sự hình thành lớp chuyển tiếp p-n và tính chất chỉnh lƣu của nó; tìm hiểu linh Trang 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc.pdf