Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong thời đại mới

doc 20 trang sk11 28/08/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong thời đại mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong thời đại mới

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong thời đại mới
 1. Lời giới thiệu
 Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị về việc tiếp tục dạy học tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh 
trong chiến lược giáo dục toàn diện. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức môn học cho học 
sinh thì giáo viên cần tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học, giúp các em có thái 
độ, hành vi đúng mực.
 Từ năm 2006, Bộ Chính trị đã triển khai thực hiện cuộc vận động "Học tập và 
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đến năm 2011, Bộ Chính trị ra chỉ thị 03-
CT/TW Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh. 
 Trên thế giới đã nhiều nước áp dụng dạy tích hợp. Riêng đối với nước ta, việc dạy 
tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học, nhất là trong dạy học môn Lịch sử là một 
nội dung quan trọng. Đặc biệt, đây cũng là nội dung giáo dục được quan tâm trong Dự 
thảo Chương trình giáo dục tổng thể của Bộ GD&ĐT vừa công bố.
 Trong bối cảnh Toàn cầu hóa cùng với những tác động của nó thì dạy học tích 
hợp, nhất là dạy tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực nhất. Bên cạnh 
việc giáo dục các em hòa nhập với văn hóa thế giới thì cần phải có tinh thần cảnh giác, 
lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng theo lí tưởng mà Bác Hồ đã chọn.
 Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, học sinh phổ thông rất thiếu ý 
thức tu dưỡng đạo đức. Các em sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm đối với bản thân, gia đình 
và xã hội; sống buông thả, xa ngã, không có lí tưởng đúng đắn. Việc các em biết về tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất mơ hồ.
 Trong thời đại ngày nay, đạo đức xã hội đang ngày càng xuống cấp. Vì vậy sự 
cần thiết phải "Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo 
dục học sinh trong thời đại mới". Trước hết là giáo dục lòng yêu nước, ý chí và nghị lực 
to lớn, giàu lòng nhân ái, giản dị, sống có trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, yêu thuơng 
giúp đỡ nhau...Tât cả đều có trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 Đối với thanh niên, học sinh, sinh viên, Bác yêu cầu "Trước hết phải yêu Tổ 
quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng 
đắn". Tinh thần yêu nước như Bác đã khẳng định là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã 
bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. "Dân 
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến 
 1 và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để làm được điều đó chúng ta cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ 
của mình để góp phần giáo dục toàn diện học sinh. 
 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nội dung được đặc biệt quan tâm là tư tưởng 
về đạo đức bởi vì đạo đức chính là nền tảng của cách mạng "Cũng như sông thì có 
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì 
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy 
cũng không lãnh đạo được nhân dân", trong đó lòng yêu nước chính là biểu hiện cao 
nhất của đạo đức cách mạng. 
 Ngày nay, Đảng ta xác định bắt buộc cần đưa tư tưởng đó vào thực tế trong cuộc 
sống để giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy nhiệm vụ này được đặt lên vai ngành giáo dục, đặc 
biệt là ở một số môn như Ngữ Văn, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân, Âm nhạc....Hơn tất 
cả, bộ môn Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo đức cho học sinh, 
giáo dục cho các em truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng 
nước và giữ nước. Quan trọng hơn để từ đó hình thành cho các em ý thức tình yêu với 
quê hương đất nước đế ra sức học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
 Mục tiêu bộ môn: Cung cấp kiến thức cơ bản; hình thành kĩ năng hợp tác, biết 
khai thác sách giáo khoa và kiến thức tích hợp, tổng hợp, so sánh, đánh giá; giáo dục 
học sinh, giúp các em có thái độ và hành vi đúng mực.
 Vì vậy, có thể khẳng định việc dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy 
học Lịch sử là biện pháp tốt nhất để bồi dưỡng lòng yêu nước, nâng cao chuẩn mực đạo 
đức, tinh thần cảnh giác, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách đúng đắn 
cho học sinh. 
7.1.1.2. Thực trạng của vấn đề tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy 
Lịch sử ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân
* Thuận lợi
 Môn Lịch sử, xét về tính chất môn học, là một bộ môn có nhiều thuận lợi để tích 
hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong chương trình Lịch sử 11, 12 có nhiều nội dung 
kiến thức liên quan đến cuộc đời và hoạt động cách mạng của Người. Nội dung đó thể 
hiện rõ tư tưởng, hành động đúng đắn, khoa học, sáng tạo của Bác, học sinh dễ dàng 
vận dụng, liên hệ, rút ra bài học cho các em.
 3 nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học và đang có xu hướng gia tăng. Thói quen 
đua đòi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đang làm hư 
hỏng không ít một bộ phận thanh thiếu niên trong cuộc sống hôm nay mà quên đi trách 
nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc. 
 Mặt khác, khía cạnh thời gian cũng là một trở ngại đối với giáo viên. Trong một 
tiết học, nhiều khi không diến ra suôn sẻ như trong kế hoạch, giáo viên đứng lớp chịu áp 
lực nhiều yếu tố, mất thời gian ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, học sinh yếu kém phải 
giảng giải nhiều...
 Trên đây là một số khó khăn trong việc thực hiện tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh 
mà giáo viên đứng lớp chúng tôi gặp phải.
7.1.2. Các biện pháp đã tiến hành để thực hiện đề tài
7.1.2.1. Điều tra cơ bản
 Trong năm học 2018 - 2019 tôi được phân công giảng dạy Lịch sử ở 2 khối lớp 11, 
12. Trường tôi không có học sinh theo khối C.
 Sau khi nhận lớp, trong quá trình giảng dạy, tôi kết hợp các phương pháp dạy học. 
Tuỳ từng bài, từng nội dung cụ thể, thấy phù hợp tôi tiến hành tích hợp Tư tưởng đạo 
đức Hồ Chí Minh. 
7.1.2.2. Lập kế hoạch nâng cao chất lượng học Lịch sử từ công tác Dạy học tích 
hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh (Năm học 2018-2019)
 - Thống kê các yêu cầu đã điều tra cơ bản.
 - Lập kế hoạch giáo dục theo kế hoạch chung của Nhà trường .
 - Soạn giáo án theo phương pháp đổi mới. 
 - Đề ra những biện pháp và chỉ tiêu phấn đấu.
7.1.2.3. Các biện pháp tiến hành
7.1.2.3.1. Tìm nguyên nhân học sinh chưa hứng thú và không thích học Lịch sử 
 - Phía giáo viên:
 + Còn tham kiến thức, nặng về cung cấp kiến thức.
 + Chưa linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp dạy học mới.
 + Có tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng chưa phân quĩ thời gian hợp lí.
 - Phía học sinh:
 + Chưa biết cách làm việc độc lập.
 5 Nội dung tích hợp: Học sinh hiểu được: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu 
nước? Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành thể hiện điều gì?
Hiệu quả của việc tích hợp qua bài dạy: Học sinh nhận thức được lòng yêu nước chính 
là nhân tố quan trọng hàng đầu thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành thực hiện 
lý tưởng tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Từ đó, giúp học sinh có ý thức một 
cách sâu sắc vai trò, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc trong giai 
đoạn hiện nay. Học sinh tự liên hệ đến bản thân, có ý chí và nghị lực to lớn vượt qua 
khó khăn, thử thách để đạt mục đích đề ra.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp/ cá III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu 
 nhân nước mới:
 Giáo viên: yêu cầu học sinh theo dõi 2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của 
 sách giáo khoa kết hợp với những Nguyễn Ái Quốc (1911- 1918) 
 hiểu biết xã hội của mình về Hồ Chí a. Hoàn cảnh:
 Minh để giới thiệu về tiểu sử và hoàn - Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn 
 cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Sinh Cung, sinh ngày 19/5/ 1890 trong 
 Người. một gia đình trí thức yêu nước.
 Học sinh: theo dõi sách giáo khoa và - Quê: Kim Liên -Nam Đàn -Nghệ An 
 dựa vào những hiểu biết xã hội của có truyền thống đấu tranh quật khởi
 mình để trả lời. - Trong cảnh nước mất nhà tan, các 
 Giáo viên: bổ sung, phân tích để học cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc
 sinh thấy được sự bế tắc của các - > Người sớm có tinh thần yêu nước và 
 phong trào yêu nước lúc bấy giờ ý chí cứu nước.
 Giáo viên: Vì sao Nguyễn Ái Quốc -> Người quyết định đi sang phương 
 quyết định sang Phương Tây tìm Tây tìm đường cứu nước.
 đường cứu nước? - Ngày 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc rời 
 Học sinh: Suy nghĩ, thảo luận trả lời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu 
 Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí nước.
 Minh được tích hợp ở đây là: tinh 
 thần yêu nước, ý chí quyết tâm ra đi b. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái 
 7 Pháp ở Việt Nam, vừa tìm tòi để xác 
 định con đường cứu nước đúng đắn 
 cho dân tộc. 
 Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí 
 Minh được tích hợp ở hoạt động học 
 tập này là: Thông qua bài học về 
 những năm tháng hoạt động của Bác, 
 bồi dưỡng cho học sinh ý chí và nghị 
 lực, tinh thần vượt qua khó khăn và 
 thử thách để đạt được khát vọng của 
 mình, các em càng biết ơn công lao to 
 lớn của Bác đã tìm ra con đường cứu 
 nước đúng đắn cho dân tộc để các em 
 có cuộc sống như ngày nay.
 BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 
 ĐẾN NĂM 1925 (SGK LỊCH SỬ 12 - CƠ BẢN)
Địa chỉ tích hợp: Mục II.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 
Nội dung tích hợp: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919- 
1925? Những hoạt động đó thể hiện điều gì?
Hiệu quả của việc tích hợp qua bài dạy: Xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc, chân 
chính Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác –Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước 
đúng đắn, đã giải phóng cho dân tộc ta khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong 
kiến. Từ đó, liên hệ để học sinh thấy được nhiệm vụ của các em không chỉ là học tập, 
mà còn phải biết cống hiến và hy sinh, nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu 
chia rẽ, xuyên tạc của kẻ thù.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học bài mới:
 Hoạt động của giáo viên và học Kiến thức cần đạt
 sinh
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp/cá 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
 nhân - Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở 
 Giáo viên: Trong thời gian ở Pháp lại Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng xã hội 
 9 quan trọng trong cuộc đời hoạt viên cộng sản.
 động của Nguyễn Ái Quốc? - Năm 1921, cùng một số người khác 
 Học sinh: Suy nghĩ trả lời sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc 
 Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập 
 Chí Minh được tích hợp ở hoạt hợp lực lượng chống CNĐQ
 động học tập này là: Thông qua - Người tham gia sáng lập Báo người 
 bài học về những năm tháng hoạt cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, 
 động của Bác, bồi dưỡng cho học Đời sống công nhân, đặc biệt biên soạn 
 sinh ý chí và nghị lực, tinh thần cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
 vượt qua khó khăn và thử thách để - Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đi 
 đạt được thành công, học sinh Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân 
 càng biết ơn công lao to lớn của (10-1923), Đại hội Quốc tế cộng sản lần 
 Bác , từ đó liên hệ giáo dục cho thứ V (1924).
 các em tinh thần đấu tranh, ý thức - Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến 
 trách nhiệm đối với đất nước trong Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp 
 giai đoạn hiện nay tuyên truyền giáo dục lý luận, xây dựng 
 tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc 
 Việt Nam.
 BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 
 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 (SGK LỊCH SỬ 12 - CƠ BẢN)
Địa chỉ tích hợp: Mục II.2. Giải quyết nạn đói
 Mục III.2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản 
cách mạng ở miền Bắc
 Mục III.3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc 
ra khỏi nước ta 
Nội dung tích hợp: Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, nhân dân ta tiến hành đấu tranh chống giặc đói và giặc ngoại xâm.
Hiệu quả của việc tích hợp qua bài dạy: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách 
mạng, lòng tự hào dân tộc, trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, 
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_tu_tuong_ho_chi_minh.doc
  • docxBìa Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học.docx
  • docxĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo.docx
  • docxMục lục Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.docx