Sáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

docx 74 trang sk11 30/07/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 CẤP: CƠ SỞ
Tên sáng kiến: Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình
 Ngữ văn 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả sáng kiến: Trịnh Thị Hoài Giang 
Mã sáng kiến: 03.51.04
 Vĩnh Phúc, năm 2020
 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Ở thời nào cũng vậy, muốn đất nước phát triển thì phải quan tâm đầu tư 
phát triển giáo dục bởi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Điều đó đòi hỏi ngành 
giáo dục phải không ngừng đổi mới, người thầy phải không ngừng sáng tạo 
trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh. Đổi mới trong dạy học là cách dạy 
hướng đến học sinh, phát huy được năng lực của học sinh.
 Trong mấy năm gần đây, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ 
thông đã có nhiều chuyển biến; thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học 
nội dung sang dạy học phát triển năng lực. Vẫn là những nội dung dạy học cũ, 
vẫn là các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa hiện hành, nhưng cần hướng 
dẫn học sinh đọc hiểu, phân tích và đánh giá theo cách thức mới. Từ việc thầy 
cô chủ yếu giảng văn, nói cho học sinh nghe cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo 
nhận thức và cảm thụ của mình sang tổ chức, hướng dẫn cho học sinh biết cách 
tiếp nhận, tự tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm bằng những hiểu biết và cảm 
nhận của các em.
 Truyện hiện đại Việt Nam – lớp 11 là một phần quan trọng của chương 
trình Ngữ văn 11 với những truyện ngắn chọn lọc nổi tiếng nhất trong đời văn 
của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đồng thời cũng là 
phần kiến thức trọng tâm trong các kì thi. Tuy nhiên, do thời gian quy định trên 
lớp có hạn, người dạy chưa chú trọng dạy kĩ năng tự học, học trò còn thụ động, 
chưa dành thời gian cần thiết cho việc tự học nên hiệu quả của việc học tập chưa 
cao. Xuất phát từ yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực và thực trạng 
trên tôi chọn sáng kiến “Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình 
Ngữ văn 11- THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong 
muốn cùng quý thầy cô và anh chị em đồng nghiệp chia sẻ phương pháp, hình 
thức dạy học phù hợp nhằm phát triển được các năng lực của học sinh.
 3 - Giáo viên soạn bài và giảng dạy tác phẩm chưa có nhiều sáng tạo, 
phần lớn khai thác tác phẩm chủ yếu tập trung tìm hiểu nhân vật chính rồi đề cập 
đến phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên thuyết trình bài giảng 
còn nhiều, hoạt động của học sinh không được phát huy.
 - Việc phát huy năng lực học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, 
khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn chậm đổi mới, chưa phát huy 
được tính tích cực của người học và năng lực của học sinh.
 - Hiện tượng dạy học đọc chép trong môn văn. Thầy cô đọc trước, học sinh 
chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học sinh chép theo. Trong cách dạy 
này học sinh tiếp thu hoàn toàn thụ động, một chiều.
 - Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo. Tính chất thụ động thể hiện ở việc học 
thiếu hứng thú, học đối phó, về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách 
học đó không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo.
 - Học sinh không biết tự học, không có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không 
biết cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức, không biết cách phân biệt cái 
chính và cái phụ, không biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết 
mà suy ra cái chưa biết. Nói tóm lại là chưa biết cách tự học.
 - Học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò. Nếu biết cách hợp 
tác trong học tập, giữa thầy giáo và học sinh, học sinh với học sinh có thể nhắc nhở 
nhau, bổ sung cho nhau, làm cho kiến thức được toàn diện và sâu sắc.
 - Học thiếu hứng thú, thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê, mà thiếu 
những động cơ nội tại ấy việc học tập thường ít có kết quả.
 Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên (số 
lượng 15 người, là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn Ngữ văn trong 
trường và một số trường bạn), và học sinh (số lượng 300 em, là học sinh lớp 11) về 
thực trạng dạy học môn Ngữ văn nói chung trong trường phổ thông, kết quả thu được 
như sau:
Bảng 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH VÀ GIÁO 
VIÊN
 Câu hỏi và các phương án trả lời Kết quả
 5 Ngại 23 7,7 0 0
 Rất ngại 15 5,0 0 0
 Qua số liệu ở bảng 1, cho thấy:
 - Thứ nhất: Việc vận dụng, tổ chức kết hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy 
học chưa được giáo viên chú trọng trong giờ dạy. Giáo viên có tổ chức hình thức hoạt 
động nhóm nhưng còn mang tính hình thức. Thực tế là giáo viên chủ yếu sử dụng 
phương pháp phát vấn và thuyết trình. Do đó, việc kết hợp sử dụng đa dạng các hình 
thức, phương pháp dạy học chỉ là thỉnh thoảng. 60% học sinh khi được hỏi ý kiến đã 
khẳng định thỉnh thoảng mới được tham gia hoạt động nhóm, được phát biểu tự do... 
và 86,7 giáo viên thỉnh thoảng mới vận dụng đa dạng các hình thức và phương pháp 
dạy học. Thực tế này cho thấy, nhận thức của giáo viên khi dạy tác phẩm về vai trò, 
hiệu quả của việc kết hợp đa dạng các hình thức dạy học để hình thành, phát triển kĩ 
năng sống cho học sinh (đặc biệt là kĩ năng hợp tác) chưa đầy đủ và chưa sâu sắc.
 - Thứ hai: Giáo viên có chú ý tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình giảng dạy 
nhưng chưa đổi mới, chưa sáng tạo. Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm thường cho 
học sinh trả lời những câu hỏi có nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, đơn giản 
chỉ là phát hiện vấn đề. Chỉ có khoảng 26,7% giáo viên được hỏi cho rằng đã giao nội 
dung thảo luận cho học sinh là những vấn đề có sự tranh cãi, có liên hệ thực tế cần 
phát huy sáng tạo, cần thể hiện quan điểm riêng của học sinh.
 - Thứ ba: Giáo viên gần như ít tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho 
học sinh. Học sinh không được tham gia các hoạt động như: đóng vai các nhân vật 
trong tác phẩm, phỏng vấn, vẽ tranh, làm thơ để hiểu thêm về các nhân vật trong tác 
phẩm. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu, khi mà những hình thức tổ chức dạy học này vẫn 
được đánh giá là tích cực, tạo ra không khí học tập sôi nổi?
* Nguyên nhân của những hạn chế đã phân tích ở trên xuất phát từ nhiều phía.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Về phía phụ huynh và học sinh
 Do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu 
thế phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái của mình vào việc học 
một số môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ , tin học... để có lợi cho công việc, cho việc
chọn nghề sau này mà ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn. Đa số phụ huynh
 7 * Về kĩ năng:
 - Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để 
đọc hiểu văn bản.
 - Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong 
tác phẩm.
 - Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích của truyện 
hiện đại theo đặc trưng thể loại.
 - Tóm tắt và nắm bắt được cốt truyện, phân tích ngoại hình và diễn biến 
nội tâm nhân vật, các mối quan hệ của nhân vật trong truyện.
 - Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những truyện hiện 
đại khác của Việt Nam.
 - Nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ 
thuật của các tác phẩm, đoạn trích được học trong chủ đề.
 - Viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những văn bản đã học trong chủ 
đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những văn bản đã đọc và 
liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
 *Về thái độ:
 - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thương, trân trọng những vẻ đẹp của con 
người ngay cả khi những vẻ đẹp ấy bị khuất lấp hay bị hủy hoại, đặc biệt là niềm 
tin son sắt vào thiên lương trong sáng, bản tính tốt lành của con người trong 
những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
 - Biết thể hiện chính kiến trước những ranh giới mong manh của cái tốt- 
cái xấu, cái thiện- cái ác, từ đó sáng suốt trong nhìn nhận và đánh giá con 
người.
 - Có ý thức trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, lưu giữ những 
giá trị tinh thần quý báu của dân tộc cho hôm nay và mai sau.
 - Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.
 - Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.
 * Năng lực cần hình thành cho học sinh
 9 Lam, Nguyễn Tuân, Vũ và nghệ thuật của tác phẩm - Vận dụng đặc điểm 
Trọng Phụng, Nam Cao... phong cách nghệ thuật của 
 nhà văn vào hoàn cảnh 
 tiếp cận và đọc hiểu văn
 bản
- Xác định được đề tài, - Hiểu được cảm hứng hiện - Từ đề tài, cảm hứng, chủ 
cảm hứng, chủ đề... của thực của tác phẩm. đề...tự xác định được cách 
các tác phẩm truyện hiện - Hiểu được đặc điểm cơ thức phân tích một truyện 
đại trong chương trình bản của truyện hiện đại hiện đại Việt Nam. Phân 
Ngữ văn 11 tích, đánh giá nội dung tư
 tưởng tác phẩm.
- Chỉ ra hình thức tác - Cắt nghĩa một số khái Phân tích, lý giải, so sánh 
phẩm: thể loại văn học, niệm như tình huống để đánh giá ý nghĩa, tác 
nghệ thuật xây dựng nhân truyện, nhân vật chính, dụng, sự sáng tạo của hình 
vật, nghệ thuật kể chuyện, hình ảnh... thức nghệ thuật của tác 
đặc điểm ngôn ngữ... - Lý giải ý nghĩa và tác phẩm truyện hiện đại
- Liệt kê các chi tiết nghệ dụng của các chi tiết nghệ 
thuật có ý nghĩa trong thuật.
truyện
- Nhận diện nhân vật - Hiểu và cảm nhận được - Giải thích, phân tích, 
chính, hệ thống nhân vật diễn biến nội tâm của nhân đánh giá, so sánh, lí giải 
phụ, cốt truyện của truyện vật, phân tích được diện tâm trạng nhân vật trong 
hiện đại. mạo, tính cách và vẻ đẹp tác phẩm.
 của nhân vật trong truyện. - Khái quát được ý đồ, tư 
 - Phân tích được ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhà 
 tưởng của truyện thông qua văn.
 hình tượng nhân vật.
 11 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
 thấp cao
- Nêu những nét chính về - Văn bản có - Em có cảm - Phân tích 
cuộc đời tác giả Thạch Lam? thể chia bố nhận gì về bức diễn biến của 
 cục mấy tranh phố nhân vật Liên 
- Em hãy cho biết đặc điểm phần, nội huyện lúc trước cảnh 
truyện ngắn của Thạch Lam? dung của từng chiều tàn ? ngày tàn?
- Em hãy cho biết xuất xứ của phần? - Từ những chi 
tác phẩm? - Nhận xét tiết đó, em có - Em có nhận 
- Em hãy cho biết bối cảnh và chung về nhận xét gì về xét gì về thái 
các nhân vật tham gia trong khung cảnh cuộc sống con độ và tình 
truyện? ngày tàn? người nơi phố cảm của nhà 
- Cảnh ngày tàn hiện lên qua - Qua cảnh huyện? văn đối với 
âm thanh; hình ảnh, màu sắc; chợ tàn, nhà - Qua việc thiên nhiên 
đường nét nào? văn muốn nói miêu tả bức và con
- Cảnh chợ tàn được miêu tả điều gì? tranh phố người?
qua những chi tiết nào? - Điểm chung huyện lúc - Em có suy 
- Trong buổi chiều tàn, cuộc trong cuộc chiều tà, em nghĩ như thế 
sống của những người dân nơi sốngcủa hiểu gì về thái nào về h/a 
phố huyện hiện lên ra sao? người dân nơi độ và tâm bóng tối và 
 phố huyện là trạng của tác ánh sáng 
- Trước cảnh ngày tàn và cuộc gì? giả Thạch trong văn bản 
sống của những con người tàn - Hình ảnh Lam? này?
tạ nơi phố huyện, tâm trạng ngọn đèn dầu - Mặc dù sống 
của Liên như thế nào? có ý nghĩa gì? trong hoàn - Nêu ý nghĩa 
- Thiên nhiên phố huyện lúc cảnh ấy nhưng biểutượng
về đêm có đặc điểm nào nổi - Thái độ của họ vẫn có một của chuyến
bật? nhà văn trước ước mơ. Vậy tàu đêm?
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_truyen_hien_dai_viet_nam_trong_chu.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT theo định hư.pdf