Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa
TRƢỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG LỚP 11 TÌM HIỂU KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH Ngƣời thực hiện: Ngô Thị Bình Chức vụ: Giáo viên SKKNthuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29 – NQ/TW) với nội dung: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định mục tiêu của đổi mới lần này là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nội lực, tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả... Trong những năm qua, vấn đề đổi mới dạy học lịch sử là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ ở ngƣời làm công tác giáo dục, các nhà sử học, mà ngay cả ở các cấp, các ngành, ở trung ƣơng và địa phƣơng cũng rất quan tâm đến đổi mới dạy học lịch sử. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, việc đổi mới dạy học lịch sử địa phƣơng ở trƣờng THPT hiện nay lại chƣa đƣợc chú ý và đầu tƣ. Hầu nhƣ việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh về lịch sử địa phƣơng chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ. Mặc dù, chúng ta đều biết rằng, lịch sử địa phƣơng và lịch sử có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Tri thức lịch sử địa phƣơng là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phƣơng là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc đƣợc hình thành trên nền tảng khối lƣợng tri thức lịch sử địa phƣơng đã đƣợc khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện tƣợng lịch sử nào sảy ra cũng mang tính chất địa phƣơng vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể, một địa phƣơng nhất định, dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hƣởng khác nhau. Có sự kiện hiện tƣợng chỉ có tác dụng, ảnh hƣởng ở một phạm vi nhỏ hẹp, có sự kiện, hiện tƣợng mà tác động của nó vƣợt qua khung giới địa phƣơng, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là quốc tế. Xuất phát từ thực tế trên, trong những năm học vừa qua, đƣợc phân công giảng dạy lịch sử địa phƣơng ở khối lớp 11- THPT, tôi luôn mong muốn nâng cao chất 3 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm Địa phƣơng là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia, có những sác thái, đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành của đất nƣớc. Khái niệm “ địa phƣơng” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tƣợng.Với nghĩa cụ thể, có thể gọi địa phƣơng là những đơn vị hành chính nhƣ các làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa trừu tƣợng, có thể gọi địa phƣơng là những vùng đất nhất định đƣợc hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác. Lịch sử địa phƣơng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố hoặc lịch sử của vùng, miền. Bản thân lịch sử địa phƣơng rất đa dạng và phong phú về cả nội dung và thể loại. Đổi mới dạy học lịch sử địa phƣơng lớp 11 là cách giải quyết thông qua giảng dạy kiến thức tại thực địa để nâng cao chất lƣợng dạy và học lịch sử địa phƣơng ở lớp 11 THPT. 2.1.2. Mối quan hệ Mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phƣơng là mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “ cái chung và cái riêng ”. Tri thức lịch sử địa phƣơng là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phƣơng là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc đƣợc hình thành trên nền tảng khối lƣợng tri thức lịch sử địa phƣơng đã đƣợc khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện tƣợng lịch sử nào sảy ra cũng mang tính chất địa phƣơng vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể, một địa phƣơng nhất định, dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hƣởng khác nhau. Giảng dạy lịch sử địa phƣơng có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trƣờng THPT. Việc giảng dạy lịch sử địa phƣơng góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu của học sinh. Trong trƣơng 5 chung đúc nên đứng đầu cả nƣớc.” (Lịch triều hiến chƣơng loại chí – Phan Huy Chú). Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên gọi khác nhau đến đời Lý đƣợc đổi tên thành Thanh Hóa. Theo sách Dƣ địa chí, Thanh Hóa là vùng địa lý thuận lợi, hình thể tốt có thể xem nhƣ yết hầu của đất nƣớc. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa khiến Thanh Hóa thuận lợi trở thành nơi xƣng vƣơng, dựng nƣớc. Liên tiếp các triều vua, chúa xuất phát từ đất Thanh. Theo thống kê thì từ thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến cuối cùng là triều Nguyễn với vua Bảo Đại thì Thanh Hóa chính là khởi nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nƣớc vì vậy nên mới có câu “Vua xứ Thanh”. Là vùng đất “địa linh” chúng ta còn có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa lớn, với nhiều anh hùng dân tộc: Kháng chiến chống Tống dƣới sự chỉ huy của Thập đạo tƣớng quân Lê Hoàn; Khởi nghĩa Lam Sơn dƣới sự chỉ huy của anh hùng dân tộc Lê Lợi; Khởi nghĩa Ba Đình dƣới sự chỉ huy của Phạm Bành, Đinh Công Tráng; rồi trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chúng ta càng tự hào với những chiến thắng làm nức lòng ngƣời: Đò Lèn còn đó, Hàm Rồng – Nam Ngạn còn đây; và những tấm gƣơng hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc: anh Tô Vĩnh Diện, anh Lê Mã Lƣơng, chị Ngô Thị Tuyển... Vì lẽ đó, không có lý do nào để chúng ta - những ngƣời dạy lịch sử lại bỏ trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tƣ liệu lịch sử địa phƣơng hết sức phong phú nhƣng với bốn tiết trong phân phối chƣơng trình ba năm THPT và lớp 11 chỉ có một tiết quả là quá ít. Vậy nên, chúng ta cần phải tận dụng triệt để thời gian và càng không thể bỏ qua mà không dạy. Bởi vì, chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có nhiều điều chƣa biết, cần phải biết để làm hành trang cho các em vững bƣớc xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hƣơng, đất nƣớc. 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Giải pháp 1: Xác định mục tiêu bài học lịch sử địa phương lớp 11 Tìm hiểu chuyên đề lịch sử địa phƣơng: Đổi mới dạy học lịch sử địa phƣơng lớp 11. Tìm hiểu khời nghĩa Ba Đình cần xác định những mục tiêu cơ bản sau: * Về kiến thức: hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu và nắm vững: 7 1883, Pháp liên tục tiến đánh và chiếm miền Bắc. Sau khi thành Hà Nội thất thủ, quan quân triều đình nhà Nguyễn kẻ hàng, ngƣời trốn, có những thành nhƣ Phủ Lý, Ninh Bình, có đến hàng ngàn quân canh giữ, nhƣng chỉ cần 5 - 6 tên lính Pháp đã hạ đƣợc thành. Năm 1883, 1884, Triều đình nhà Nguyễn đã phải chấp nhận đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, nƣớc ta từ nƣớc phong kiến độc lập trở thành nƣớc nửa thuộc địa nửa phong kiến. Thanh Hóa là tỉnh thuộc Trung kỳ, hƣởng chế độ cai trị do quan lại cấp tỉnh vẫn tiếp tục cai trị nhƣ trƣớc. Nhƣng thực tế Pháp đã dọn đƣờng cho bọn công sứ mở rộng quyền lực. Chính quyền thực dân phong kiến huy động tối đa lực lƣợng phản động tập trung tại Thanh Hóa để đàn áp và nô dịch nhân dân. Chính quyền thực dân phong kiến còn tăng cƣờng lực lƣợng quân sự tại Thanh Hóa với một sƣ đoàn đóng tại Kép, một lữ đoàn bộ binh phụ trách Thanh Hóa. Từ sau Hiệp ƣớc ngày Hác – măng, Pa- tơ- nốt (1883, 1884), triều đình nhà Nguyễn bị phân hóa thành 2 bộ phận: bộ phận chủ hòa và bộ phận chủ chiến. Bộ phận chủ hòa đã trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Bộ phận chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã tập hợp lực lƣợng, phát động nhân dân các nơi trong nƣớc đứng lên chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đƣa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị), ra Chiếu Cần Vƣơng, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Phong trào Cần Vƣơng do các văn thân, sỹ phu yêu nƣớc lãnh đạo phát triển mạnh mẽ, đƣợc nhân dân trên khắp cả nƣớc hƣởng ứng. Chiếu Cần Vƣơng đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Hƣởng ứng Chiếu Cần Vƣơng, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc của nhân dân cả nƣớc diễn ra sôi sục. Lúc này phong trào ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các huyện, lôi cuốn những văn thân có tiếng nhƣ: Tuần Bát Nô; bố chính Nguyễn Xuân Quỳnh; Tổng đốc Lê Văn Rạng; tiến sỹ Tống Duy Tân; đốc học Phạm Bành; quan huyện Hoàng Bật Đạt; Cử nhân Lê Khắc Thảo, Hà Văn Mao vv... 9 huy. Việc huy động dân phu và nguyên liệu giao cho các tƣớng khác. Nhân dân ở các làng quanh Ba Đình bao gồm cả hai huyện Nga Sơn và Tống Sơn đã hết lòng ủng hộ nghĩa quân. Mỗi làng góp 30 cái rọ lớn cao 2m, 100 cây tre tƣơi còn nguyên cả cành và 10 gánh rơm để nghĩa quân xây dựng công sự. Nhân dân ba làng Mỹ Khê, Thƣợng Thọ và Mậu Thịnh đã nhƣờng lại nhà cửa, vƣờn tƣợc, chuyển đi ở nơi khác để nghĩa quân xây dựng căn cứ. Nhờ tinh thần yêu nƣớc và sự đóng góp to lớn của nhân dân, chỉ trong vòng một tháng, căn cứ Ba Đình đã đƣợc xây dựng thành một cụm cứ điểm chiến đấu hết sức kiên cố, bằng cách triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, với một hệ thống công sự hầm, hào, thế trận chặt chẽ, liên hoàn, tập trung hỏa lực, phân tán binh lực, bí mật, bất ngờ. Điều đáng lƣu ý là ý thức đƣợc tính chất gay go, ác liệt của cuộc chiến đấu sắp tới, nghĩa quân đã tổ chức cho ngƣời già và trẻ em đi sơ tán ở những vùng phụ cận, nhằm tránh cho nhân dân những tổn thất không cần thiết. Bao bọc xung quanh căn cứ là luỹ tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến một lớp thành đất cao 3m, chân rộng từ 8-10m, thành rộng 400m, dài 1.200m, mặt thành có thể đi lại đƣợc. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre đựng bùn trộn rơm. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển lƣơng thực và vận động khi không chiến đấu, tải lƣơng thực, tiếp tế đạn dƣợc. Ngoài thành là 3 vòng hào lũy, vòng trong rộng khoảng 50m cắm chông ngầm bằng tre tƣơi đẽo vát, xiên về phía ngoài, làm vật cản hoặc sát thƣơng địch. Vòng giữa là lũy tre xanh dầy đặc gai góc, rậm rạp. Vòng ngoài cùng là một tầng cọc tre ngầm, đẽo nhọn và thả những cành tre, ngọn tre bùng nhùng nhƣ dàn mƣớp. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu đƣợc xây dựng theo hình chữ "chi", nhằm hạn chế thƣơng vong. Lợi dụng ba ngôi đình có sẵn, nghĩa quân lập ba đồn tiền tiêu: Thƣợng Thọ có đồn Thƣợng, Mậu Thịnh có đồn Trung, Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể hỗ trợ tác chiến lẫn nhau khi bị tấn công,nhƣng cũng có thể độc lập tác chiến. Đầu mỗi làng đều xây dựng chốt gác kiên cố, có bãi chông mìn cẩn mật và súng thần công. Chốt một: Án ngữ con đƣờng phía tây từ Thạch Lễ vào làng Mỹ Khê. Chốt hai: Chặn 11 nhƣ: Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thƣớc, Trần Xuân Soạn, Cao Điển, Tống Duy Tân, Cùng với việc xây thành đắp lũy, kêu gọi nhân dân hƣởng ứng, giúp đỡ xây dựng căn cứ, vấn đề tổ chức lực lƣợng cũng đƣợc nghĩa quân hết sức chú ý. Đội ngũ chiến đấu đƣợc tuyển chọn kỹ lƣỡng từ những ngƣời trai tráng ở địa phƣơng và nhiều nơi khác: Nga Sơn, Tống Sơn ( Hà Trung ), Hậu Lộc, Hoàng Hóa,Trong hàng ngũ nghĩa quân có cả con em các dân tộc Mƣờng, Tháicũng hào hứng tham gia. Lúc đầu nghĩa quân Ba Đình chỉ độ 300 ngƣời, nhƣng sau đó đƣợc bổ sung thêm. Nhân dân Nga Sơn là một trong những nguồn bổ sung lực lƣợng đông đảo nhất cho nghĩa quân. Nghĩa quân chia làm 10 cơ đội, mỗi cơ đội có 30 tráng binh do một Hiệp quản và một Tắc vị phụ trách. Mỗi cơ đội gồm 3 toán, mỗi toán 10 tráng binh do một suất đội chỉ huy. Tùy theo tình hình và ý đồ tác chiến của bộ chỉ huy, các cơ đội và các toán tráng binh đƣợc phân công nhiệm vụ trên các chốt khác nhau, sẵn sàng chiến đấu hoặc chi viện cho nhau. Ngoài lực lƣợng chính kể trên, còn có hàng trăm ngƣời khác, trong đó có nhiều phụ nữ, thiếu niên làm công tác hậu cần, liên lạc, theo dõi tình hình, truyền đạt tin tức, mệnh lệnh trong hàng ngũ nghĩa quân và các mặt đảm bảo chiến đấu trong căn cứ Ba Đình và các vùng trong huyện. Để có sức chiến đấu cao, vấn đề kỷ luật đƣợc nghĩa quân thực hiện nghiêm túc, ngƣời chỉ huy kịp thời thƣởng phạt nghiêm minh, kỷ luật quan hệ với nhân dân luôn đƣợc nhắc nhở và đề cao. Chính vì vậy, nhân dân đã đoàn kết, tin tƣởng và hết lòng ủng hộ nghĩa quân. Bên cạnh đó, nghĩa quân luôn luôn đƣợc rèn luyện, tập dƣợt về chiến thuật và kỹ thuật chiến đấu, nhƣ sử dụng thành thạo và có hiệu quả hỏa mai, súng thần công, súng trƣờng, cung nỏ, giáo mác vv...Tinh thần thƣợng võ truyền thống của dân tộc đƣợc cổ vũ phát triển nhƣ: vật, côn, quyền. Công tác bảo mật, thông tin liên lạc trong và ngoài căn cứ đƣợc nghĩa quân nghiêm chỉnh chấp hành, ngƣời ra vào thành phải theo mật khẩu. Truyền đạt mệnh lệnh, tin tức trong ngoài do một đội quân tin cậy đảm nhiệm. Với ý đồ chiến đấu trong một thời gian dài, nghĩa quân đã thực hiện một phƣơng thức tác chiến đúng đắn, bố trí trận địa và điều động 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_day_hoc_lich_su_dia_phuong_lop.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa.pdf