Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học lớp 11 theo định hướng tích cực hóa học động của học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học lớp 11 theo định hướng tích cực hóa học động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học lớp 11 theo định hướng tích cực hóa học động của học sinh
SỞ GD&ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN Cấp TỈNH phục vụ thi đua khen thưởng năm học 2016-2017 Giải pháp: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: 1. Họ và tên: Nguyễn Văn Hải – Học vị, chức vụ: Cử nhân, giáo viên Vũng Tàu, 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Cơ sở đề xuất giải pháp......................................................................................1 2. Mục tiêu của giải pháp.......................................................................................1 3. Phương pháp nghiên cứu trong giải pháp ..........................................................2 4. Những đóng góp mới của giải pháp...................................................................2 5. Giới hạn của giải pháp .......................................................................................3 6. Giả thiết của giải pháp .......................................................................................3 7. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài....................................................................3 8. Kế hoạch thực hiện ............................................................................................7 NỘI DUNG.................................................................................................................9 1. Thực trạng...........................................................................................................9 2. Biện pháp giải quyết vấn đề..............................................................................11 3. Hiệu quả áp dụng ..............................................................................................18 KẾT LUẬN...............................................................................................................24 1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác...................................................................24 2. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển.............................................................24 3. Đề xuất, kiến nghị.............................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................26 PHỤ LỤC 1...............................................................................................................27 PHỤ LỤC 2...............................................................................................................46 PHỤ LỤC 3...............................................................................................................65 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở đề xuất giải pháp Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học phổ thông nói riêng. Mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy học và sử dụng những phương pháp dạy học mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trường lớp và học sinh mình giảng dạy. Nghị quyết 29 của Đảng nêu rõ nhiệm vụ giải pháp đổi mới giáo dục: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. “đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ, Ngành, tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy và đúc kết lại được kinh nghiệm trong đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học hóa học lớp 11 thep định hướng tích cực hóa học động của học sinh” 2. Mục tiêu của giải pháp - Nâng cao chất lượng dạy học hóa học lớp 11 ở trường THPT. - Đề xuất việc áp dụng một số PPDH tích cực trong dạy học một số nội dung ở chương trình hóa học lớp 11, hướng dẫn soạn một giáo án sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn soạn và dạy theo phương pháp dự án các chuyên đề hóa học, phổ biến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tổ bộ môn và đơn vị. - Phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Rèn luyện các kỹ năng đặc thù của môn học, rèn luyện tính tự giác, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Tạo ra hứng thú học tập bộ môn hoá học của học sinh phổ thông. 1 - Hướng phát triển: có thể mở rộng áp dụng cho các chương khác, chuyên đề khác trong chương trình hóa học phổ thông và các môn học khác. 5. Giới hạn của giải pháp - Giới thiệu giáo án một số tiết dạy trong chương 2, 3 và 4 môn hóa học lớp 11 cơ bản. - Giới thiệu một số chuyên đề sử dụng phương pháp dạy học theo dự án như: chuyên đề “Phân bón và tích hợp bảo vệ môi trường”, “Cacbon - hợp chất của cacbon và tích hợp biến đổi khí hậu” trong môn hóa học, lớp 11 cơ bản. 6. Giả thiết của giải pháp Nếu sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS thì kết quả học tập của HS sẽ được nâng cao, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho HS như năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho học sinh và các năng lực xã hội khác như: năng lực giao tiếp, phát biểu trước đám đông và tinh thần trách nhiệm với tập thể... từ đó đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 7. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Cơ sở lí luận 7.1.1. Khái niệm về PPDH, PPDH tích cực, PPDH theo dự án - Có nhiều khái niệm về PPDH, theo I.Lecne (một chuyên gia nổi tiếng về lý luận dạy học của Liên Xô): “Phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt mục tiêu đã định.”. Khái niệm khá phù hợp với việc đổi mới PPDH theo định hướng tích cực hóa hoạt động của HS. PPDH luôn đặt trong mối quan hệ hai chiều với mục tiêu và nội dung dạy học: Mục tiêu Nội dung Phương pháp 3 Phương pháp dạy học Mặt bên ngoài Mặt bên trong Các hình thức Các hình thức Tiến trình lý Các phương Kiểu phương cơ bản hợp tác luận dạy học pháp logic pháp Dạy học thông Dạy học toàn Nhập đề Phân tích Giải thích - báo lớp minh họa Cùng làm việc Dạy học nhóm Làm việc với Tổng hợp Làm mẫu – bắt tài liệu mới chước Làm việc tự Nhóm đôi Ứng dụng So sánh Khám phá lực Dạy học cá thể Củng cố Giải quyết vấn đề, nghiên cứu Kiểm tra Theo đó, mặt bên trong phụ thuộc một cách khách quan vào nội dung dạy học và trình độ phát triển tư duy của HS. Mặt bên ngoài tùy thuộc vào kinh nghiệm sư phạm của GV và chịu ảnh hưởng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Mặt bên trong không dễ quan sát và lâu nay chưa được GV thật sự quan tâm. Muốn phát triển tư duy tích cực, sáng tạo của HS thì không thể không quan tâm nhiều hơn đến mặt bên trong của PPDH. 7.1.3. Đặc trưng của PPDH hóa học - Trong dạy học hóa học, thí nghiệm là một phương tiện không thể thiếu. - Trong dạy học hóa học, các phương pháp nhận thức sau đây được sử dụng một cách thường xuyên: + Phương pháp diễn dịch – quy nạp: sử dụng khi dạy về mối quan hệ giữa vị trí – cấu tạo – tính chất, khi hình thành khái niệm + Phương pháp cụ thể, trừu tượng: Môn hóa học đòi hỏi HS phải có trình độ nhất định về tư duy trừu tượng, GV phải sử dụng các phương tiện trực quan khi đề cập đến các vấn đề mà HS không thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. - Bài tập hóa học là công cụ rất hiệu nghiệm để củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho HS, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn đời sống. 5 không phải nội dung kiến thức nào cũng có thể được tổ chức dạy học theo dự án. 7.2. Cơ sở thực tiễn - Học sinh ở lớp tiến hành giảng dạy đa phần là học khá giỏi. Phương pháp dạy học định hướng phát huy tính tích cực yêu cầu ở HS có đủ năng lực, kiến thức, có tính tự lực cao và cộng tác tốt. - Học sinh hứng thú khi được chủ động tìm hiểu kiến thức mới, tích cực trong nhiệm vụ được giao. - Điều kiện cơ sở vật chất, khả năng sử dụng tốt công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học đều đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo phương pháp mới. - Được sự đồng ý, tạo điều kiện từ Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp. Với những cơ sở thực tiễn trên việc áp dụng phương pháp dạy học định hướng phát huy tính tích cực của HS có nhiều thuận lợi, đảm bảo đem lại hiệu quả dạy học cao. 8. Kế hoạch thực hiện Thời gian Nội dung công việc 22/08-22/08/2016 Chọn đề tài, lập kế hoạch thực hiện. 29/08-11/09/2016 Soạn kế hoạch dạy học, chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học. - Thực hiện kế hoạch dạy học các nội dung học theo PPDH định hướng phát huy tính tích cực của HS. 12/09-30/09/2016 - Dạy mẫu ở tiết thao giảng tổ bộ môn. - Rút kinh nghiệm. - Thực hiện kế hoạch dạy học các nội dung học theo PPDH định hướng phát huy tính tích cực của HS. 03/10-23/10/2016 - Thực hiện dạy chuyên đề “Phân bón và tích hợp bảo vệ môi trường” theo PPDH dự án. - Rút kinh nghiệm. 01/11-30/11/2016 - Thực hiện kế hoạch dạy học các nội dung học theo PPDH 7 NỘI DUNG 1. Thực trạng 1.1. Xu hướng đổi mới và phát triển PPDH hiện nay 1.1.1. Vai trò mới của giáo dục Trong ấn phẩm “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” (“Learning: The treasure within”, 4/1996) của Hội đồng Quốc tế về giáo dục do UNESCO thành lập đã nêu lên quan điểm mới về chức năng của giáo dục: “Giáo dục là một công cụ, vừa cho cá nhân, vừa cho tập thể nhằm bồi dưỡng một hình thức hài hòa hơn về sự phát triển của con người”. Hội đồng cũng đề ra phương châm “Học suốt đời” dựa trên bốn cột trụ: học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau, học để làm người. Đây cũng chính là mục đích của việc học. 1.1.2. Xu hướng đổi mới - Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung phải thích ứng với thực tiễn luôn đổi mới. - Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn biến đổi. - Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân. - Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp. - Liên kết PPDH với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính,) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kỹ thuật. - Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học. - Đa dạng hóa các PPDH phù hợp. 1.2. Một số mô hình đổi mới PPDH hóa học hiện nay 1.2.1. “Dạy học hướng vào người học” hay “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” - Thực hiện “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” không những không hạ thấp vai trò của GV mà trái lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể là người gợi mở, hướng dẫn trong các hoạt động độc lập của HS, đánh giá tiềm năng của mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_hoa_hoc_lo.doc