Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 và Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 và Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 và Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1914 - 1918 VÀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1939 - 1945 MÔN: LỊCH SỬ T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ H»ng Soa Tæ: X· héi Sè §T: 0982 698 797 N¨m häc: 2020 - 2021 1 2. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. - Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 11. 2.2. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi đề tài. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ, đề tài tập trung đi sâu vào tìm hiểu một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT thông qua bài học chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2, chương trình lịch sử 11. Đồng thời tiến hành điều tra học sinh của trường để từ đó đề xuất những biện pháp sư phạm hướng dẫn hoạt động học cho học sinh Trường THPT Nguyễn Duy Trinh từ đó phát huy hiệu quả bài học Lịch sử. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm học 2020 đến tháng 3 năm 2021. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được nhiệm vụ của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, sách giáo khoa lịch sử 11, chuẩn kiến thức kỹ năng lịch sử 11, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. Đặc biệt nghiên cứu về sự đổi mới phương pháp giảng dạy của nghành liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, bản thân trực tiếp trao đổi, làm việc với học sinh , đồng nghiệp, bản thân sử dụng các phương pháp như: điều tra, khảo sát, quan sát sản phẩm, trao đổi. . . để nắm bắt tình hình, năng lực nhận thức thực tế của học sinh trường tôi trực tiếp giảng dạy. Học hỏi phương pháp hay từ đồng nghiệp, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, từ thực tế việc học bộ môn lịch sử của học sinh. Từ đó phát huy hiệu quả của việc giảng dạy bộ môn lịch sử trong nhà trường, góp phần hình thành năng lực cần thiết cho học sinh. 3 hiện và trình bày được sự kiện lịch sử trong quá trình học tập từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. - Nhận thức và tư duy lịch sử: Học sinh giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp;chỉ ra được qúa trình phát triển của lịch sử; so sánh được sự tương đồng và khác biệt của các sự kiện lịch sử, lí giải được các mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. Đưa ra được ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử;hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá về một sự kiện lịch sử. - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học:Học sinh bước đầu có thể rút ra được bài học lịch sử và vận dụng kiến thức lịch sử để giải những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. 1.1.2. Khái niệm về phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử. Phương pháp dạy học và giáo dục được hiểu là cách thức, con đường hoạt động chung giữa người dạy và người học, trong những điều kiện dạy học, giáo dục xác định. Có thể phân loại phương pháp dạy học theo ba bình diện gồm quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học. Quan điểm dạy học (PPDH theo nghĩa rộng) là những định hướng tổng thể cho các hành động, thường dựa trên lý thuyết học tập hoặc cơ sở lí luận hoặc dạy học chuyên nghành. Ví dụ: dạy học lấy người học làm trung tâm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. . . Phương pháp dạy học (PPDH theo nghĩa hẹp) là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh, trong điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Ví dụ:thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành, thảo luận, đóng vai. . . Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều chỉnh quá trình dạy học. Ví dụ: Công não, phòng tranh, mảnh ghép, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, KWL, KWLH. . . Mỗi phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Điều quan trọng là trên cơ sở khả năng học sinh, giáo viên; tính chất của hoạt động cụ thể trong kế hoạch dạy học; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học phù hợp để đạt mục tiêu dạy học đã đề ra. Dạy học phát triển năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc người học làm được gì chứ không đơn thuần là chỉ biết được gì; quan tâm người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành năng lực của người học chứ không dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho người học. Xu hướng dạy học hiện nay là xu hướng hiện đại về phương 5 chúng ta thuộc lòng tất cả những sự kiện, hiện tượng mà quan trọng là các em nhận thức được gì khi học xong những tri thức đó. Thông qua việc đổi mới phương pháp, người dạy đã hình thành và phát triển toàn diện các em về năng lực nhận thức (tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy. . . ); năng lực thực hành (chế tạo, sử dụng các đồ dùng trực quan khi cần thiết); các kĩ năng, kỹ xảo như phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện hiện tượng lịch sử; kỹ năng hình thành kiến thức, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng sưu tầm sử dụng tài liệu tham khảo. . . Tất cả các yếu tố đó đều cần thiết cho quá trình học tập của học sinh. Thông qua việc đổi mới phương pháp không chỉ giúp các em nắm vững kiến thức lịch sử, từ đó giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, mà còn hình thành ở các em những phẩm chất, thái độ như tính tự giác, tích cực, độc lập, kiên nhẫn, tự tin và chuyên cần trong lao động học tập "Tính tích cực nhận thức là trạng thái của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ, và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA BÀI DẠY CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT VÀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2. 2.1. Thuận lợi và khó khăn. 2.1.1. Thuận lợi: - Bản thân tôi được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo, giáo viên nhà trường tôi đang giảng dạy. Đặc biệt năm học này nhà trường đã lắp đặt hệ thống máy chiếu, hệ thống phòng học thông minh tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toàn diện, đồng bộ, nâng cao chất lượng dạy và học. - Đội ngũ Giáo viên môn lịch sử có 4 người, đều đã có kinh nghiệm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. - Bản thân là một giáo viên nhiệt huyết, gần gũi với học sinh, có tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần cầu thị ham học hỏi, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào qúa trình dạy học. - Học sinh đa số có ý thức trong hoạt động học như nhiều học sinh đã chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức lịch sử, ở trên lớp chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ, tích cực thảo luận trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra; về nhà các em đã chuẩn bị bài mới. - Thời đại công nghệ thông tin giúp học sinh dễ dàng tiếp cận nguồn sử liệu, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học bộ môn. 2.1.2. Khó khăn Trong những năm gần đây, môn Lịch sử không được coi trọng nữa, coi đó là môn “phụ” trong chương trình giáo dục phổ thông. Các môn khoa học tự nhiên ngày càng được chú trọng trong chương trình giảng dạy ở trường phổ thông, các 7 3.2. Sử dụng kĩ thuật KWL/KWLH Kĩ thuật KWL/KWLH (Know- Want- Learn) là cách tổ chức hoạt động học tập trong đó bắt đầu bằng việc học sinh sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, học sinh sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng. Bảng KWL K W L Liệt kê những điều em đã Liệt kê những điều em Liệt kê những điều em đã biết về. . . muốn biết thêm về. . . học được về. . . * Một số lưu ý khi sử dụng: giáo viên cần lưu giữ cẩn thận bảng KWL vì sau khi hoàn thành cột K và cột W, có thể phải thêm một khoảng thời gian mới có thể thực hiện tiếp các cột còn lại(cột L và cột H). Giáo viên có thể thêm cột L vào bảng nhằm khuyến khích học sinh ghi lại những dự định tiếp tục tìm hiểu các nội dung liên quan đến vấn đề tìm hiểu. Ví dụ 1: Tôi đã vận dụng kĩ thuật KWL ở hoạt động khởi động trước khi vào bài mới. Tôi giao nhiệm vụ cho học sinh, sử dụng kĩ thuật KWL/KWLH để giới thiệu nội dung về chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Tổ chức thực hiện như sau: - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:Giáo viên sử dụng kỹ thuật K - W - L- H yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, chuẩn bị bài, điền sẵn câu trả lời số 1 và 2 (K, W) ở nhà. K: Những bức ảnh gợi cho các em điều gì khi nhắc đến chiến tranh thế giới thứ nhất?Nêu hiểu biết của em về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Học sinh nêu những cụm từ/ý tưởng liên quan đến chiến tranh thế giới thứ nhất. W: Em có mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề gì khi học về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Giáo viên chọn một vài ý tưởng thú vị liên quan đến bài học và gợi ý học sinh về nhà suy nghĩ trước:các em mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề gì khi học về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? - Trong tiết dạy, giáo viên thu bảng KWLH, tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học. Đây là phần đầu tiên trong bài học về chiến tranh thế giới thứ nhất, dành 5 phút cho hoạt động này. - Giáo viên sử dụng kĩ thuật K W L H trên lớp, tổ chức hoạt động cá nhân, bước đầu tạo biểu tượng cho học sinh về chiến tranh thế giới thứ nhất, những hậu quả thảm khốc chiến tranh gây ra. 9 W: Em có mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề gì khi học về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? Giáo viên chọn một vài ý tưởng thú vị liên quan đến bài học và gợi ý học sinh về nhà suy nghĩ trước: các em mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề gì khi học về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? - Trong tiết dạy, giáo viên thu bảng KWLH, tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học. Đây là phần đầu tiên trong bài học về chiến tranh thế giới thứ hai, dành 5 phút cho hoạt động này. - Giáo viên sử dụng kĩ thuật K W L H trên lớp, tổ chức hoạt động cá nhân, bước đầu tạo biểu tượng cho học sinh về chiến tranh thế giới thứ hai, những hậu quả thảm khốc chiến tranh gây ra. L: Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài chiến tranh thế giới thứ hai? Từ đó em hãy làm rõ tính chất cuộc chiến tranh này ở giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ hai. H: Suy nghĩ của em về chiến tranh? Vì sao hòa bình trở thành yêu cầu cấp thiết của nhân loại tiến bộ? Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn hòa bình thế giới. Những thắng lợi của quân đồng minh trước chủ nghĩa phát xít có tác động như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Giáo viên tổ chức thảo luận những vấn đề có liên quan đến nội dung hoạt động mà học sinh đã nêu trong suốt tiến trình học. Học sinh phải nêu được nhận xét cá nhân về nguyên nhân bùng nổ, hậu quả, tính chất chiến tranh thế giới thứ hai ở từng giai đoạn. Giáo viên dùng kĩ thuật KWLH để giao bài tập về nhà cho học sinh: Suy nghĩ của em về chiến tranh? Vì sao hòa bình trở thành yêu cầu cấp thiết của nhân loại tiến bộ? Những tháng lợi của quân đồng minh trước chủ nghĩa phát xít có tác động như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành 2 ô K, W trước ở nhà. Hai ô L, H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập bài học. K W L H Em đã biết gì về Em có mong muốn Nguyên nhân bùng Trình bày suy nghĩ cuộc chiến tranh tìm hiểu thêm vấn nổ chiến tranh thế của em về “chiến thế giới thứ hai? đề gì khi học về giới thứ hai là gì? tranh”. Vì sao hòa chiến tranh thế Em có suy nghĩ gì bình trở thành yêu giới thứ hai sau khi học xong cầu cấp thiết của bài chiến tranh thế nhân loại tiến bộ? giới thứ hai?Từ đó Những tháng lợi hãy làm rõ tính của quân đồng chất cuộc chiến minh trước chủ tranh này ở từng nghĩa phát xít có giai đoạn. tác động như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Thông qua việc vận dụng kĩ thuật KWLH trong ví dụ nêu trên sẽ hình thành được năng lực nhận thức và tư duy lịch sử như học sinh phân tích được nguyên 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_dinh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh t.pdf