Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bài “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” Địa lí lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bài “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” Địa lí lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bài “Một số vấn đề mang tính toàn cầu” Địa lí lớp 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bài "Một số vấn đề mang tính toàn cầu" Địa lí lớp 11 Tác giả sáng kiến: Đào Tuyết Mai Mã sáng kiến: 09.58.01 Vĩnh Phúc, tháng 2 năm 2020 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp bản đồ tư duy - Các kỹ thuật dạy học tích cực như: “ Hỏi và đáp”, “ Động não”, "Khăn trải bàn" - Giáo viên trong việc giảng dạy. - Học sinh trong việc học tập. - Học sinh các lớp 11A1,11A5 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để sáng kiến kinh nghiệm này đạt được kết quả như mong muốn, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Dự giờ các đồng nghiệp. - Các phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Các phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin thực tế. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Các phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 2. Tên sáng kiến: "Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bài Một số vấn đề mang tính toàn cầu, Địa lí lớp11" 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Đào Tuyết Mai. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Thị trấn Hợp Hòa- Tam Dương- Vĩnh Phúc. - Số điện thoại:0983063028. - E-mail: Daotuyetmai.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên tác giả 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Áp dụng sáng kiến trong dạy học Tiết 3, Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu, môn địa lí lớp 11 - Sáng kiến giúp học sinh khái quát được các kiến thức từ khái quát đến cụ thể và ghi nhớ kiến thức theo hệ thống. Từ đó, học sinh tìm ra được phương pháp học chủ động sáng tạo, khoa học và đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng có thể vận dụng phương pháp này vào một số những giờ học của môn địa lí. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 17- 10- 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1. 1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực của người học”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Chương trình dạy học truyền thống được xem là chương trình giáo dục định hướng nội dung, định hướng đầu vào. Chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức, trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học định hướng kết quả đầu ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học cả về mặt nội dung và chuẩn đầu ra Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình định hướng phát triển năng lực là: - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo, tư duy. - Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của bộ môn để thực hiện dựa trên nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 1.2. Những năng lực và phẩm chất được hình thành theo định hướng phát triển năng lực 1.2.1. Về năng lực * Khái niệm 4 hội trên hội trên một kinh tế - xã kinh tế - xã quả của mối một lãnh lãnh thổ hội trên hội trên một quan hệ đó thổ một lãnh lãnh thổ trong thực thổ tiễn. Học tập Quan sát và Quan sát và Thu thập Phân tích các Đánh giá về tại thực ghi chép ghi chép các thông thông tin thu hiện trạng của địa một số yếu được một số tin được về thập được về các đặc điểm tố tự nhiên đặc điểm các đặc các đặc điểm tự nhiên và hoặc kinh khó nhận điểm tự tự nhiên và kinh tế - xã tế - xã hội biết hơn của nhiên và kinh tế - xã hội ở phạm vi đơn giản ở các yếu tố tự kinh tế - xã hội ở phạm một quanh nhiên và hội ở phạm vi một quận/huyện trường học kinh tế - xã vi một quận/huyện hoặc hoặc nơi cư hội ở khu phương/xã hoặc tỉnh/thành phố trú vực quanh tỉnh/thành trường học phố hoặc nơi cư trú Sử dụng Đo đạc, Mô tả được So sánh Giải thích Sử dụng bản bản đồ tính toán đặc điểm về được được sự đồ để phục vụ được một sự phân bố, những phân bố hoặc các hoạt động số yếu tố sơ quy mô, tính điểm tương mối quan hệ trong thực đẳng như chất, cấu đồng và của các yếu tiễn như khảo độ cao, độ trúc, động khác biệt tố tự nhiên sát, tham sâu, chiều lực của các giữa các và kinh tế - quan, thực dài, xác đối tượng tự yếu tố tự xã hội được hiện dự án định được nhiên và nhiên và thể hiện trên ở một khu phương kinh tế - xã kinh tế - xã bản đồ vực ngoài hướng, tọa hội được thể hội trong thực địa độ địa lí hiện trên bản một tờ bản của các đối đồ đồ hay giữa tượng tự nhiều tờ nhiên và bản đồ kinh tế - xã hội trên bản đồ Sử dụng Nêu các So sánh về Giải thích Phân tích Sử dụng số 6 1.3.1. Các bước thiết kế một giáo án - Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò quan trọng nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học, hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục chohọc sinh những bài học gì. - Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học. Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong sách giáo khoa còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Kinh nghiệm của các giáo viên lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi giáo viên không chỉ có kĩ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kĩ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho học sinh. Giáo viên nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy. Việc đọc sách giáo khoa, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức. kĩ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kĩ năng. Khâu khó nhất trong đọc sách giáo khoa và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kĩ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, giáo viên sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức, kĩ năng của sách giáo khoa, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong bài một cách thích hợp. - Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới PPDH, giáo viên không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu học sinh để lựa chọn PPDH, phương tiện 8 1.3.2. Các nội dung chính của giáo án theo định hướng phát triển năng lực - Mục tiêu bài học: nêu rõ các yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể. - Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: Giáo viên chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, bản đồ, video, giấy A0, bút ghi...). Các phương tiện dạy học (máy tính, giáo án) và các tài liệu dạy học cần thiết. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học: làm bài tập, chuẩn bị tài liệu, dồ dùng học tập cần thiết. - Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: tên hoạt động, mục tiêu của hoạt động, cách tiến hành hoạt động, thời lượng để thực hiện hoạt động, kết luận của giáo viên về kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần có sau hoạt động. Những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết vấn đề liên quan đến bài học. - Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: xác định những việc học sinh cần phait tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho bài mới. 2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2.1. Thực trạng dạy học bài "Một số vấn đề mang tính toàn cầu" theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh Sau khi tìm hiểu qua một số giáo viên giảng dạy, một số sách biên soạn giáo án tôi nhận thấy rằng: Mục tiêu bài học là vấn đề quan trọng, giáo viên cần bám sát chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức để xác định đúng hướng về mục tiêu kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Trong bài học này với khối lượng kiến thức lớn, nhiều kiến thức hay, giáp viên cần đọc tham khảo nhiều tài liệu, có kỹ năng phân tích tổng hợp, khai thác một cách logic mới làm rõ được nội dung bài học. Tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn chưa sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả, hoặc 1 số trường lớp thiếu cơ sở vật chất. Nhiều GV ít liên hệ thực tế, không khai thác thông tin qua báo, đài, tivi... Ở bài " Một số vấn đề mang tính toàn cầu " nếu như sử dụng công nghệ thông tin, biết cách tải các video, thì HS sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Về hình thức tổ chức dạy học tôi nhận thấy nhiều GV không sử dụng các hình thức dạy học mới, chỉ áp dụng dạy học theo lớp. Cần tiến hành tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, theo cặp để tăng tính hợp tác giữa các học sinh. Về phương pháp dạy học: nhiều GV chỉ dừng lại ở thuyết trình kết hợp đàm thoại gợi mở (chủ yếu là nhóm phương pháp truyền thống) mà chưa sử dụng các 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_soan_giang_theo_dinh_huong_pha.docx