Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học Giáo dục quốc phòng – An ninh cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục quốc phòng, an ninh là môn học chính khóa, bắt buộc đối với học sinh các trường trung học phổ thông, là một nội dung cơ bản trong xây dụng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Giáo dục quốc phòng, an ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế hệ thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh theo đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy giáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy. Việc kết hợp giữa dạy học lí thuyết và thực hành để tránh tình trạng học sinh học tập thờ ơ cũng như xem nhẹ, nhàm chán trong tập luyện là khâu quan trọng. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Qua đó tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn”. II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình có những kinh nghiệm và giải pháp thiết thực nào để nâng cao chất lượng dạy học của mình trong những năm qua và rút ra được bài học, từ đó chia sẻ cho đồng nghiệp những giải pháp, phương pháp dạy học hay và hiệu qủa để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn GDQP - AN đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn trước hết là về việc đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống chuyển sang dạy bằng bài giảng điện tử là cả một quá trình đổi mới tư duy, đổi mới dạy học. Biện pháp thực hiện: - Cần phải thống nhất về nhận thức và tư duy của đội ngũ giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn. 1 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Đổi mới hoạt động dạy học và giáo dục luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra cho toàn ngành. Theo Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Bộ Chính trị, các nội dung giáo dục quốc phòng an ninh chính thức được đưa vào chương trình giáo dục cho tất cả các đối tượng, trong đó có chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành. Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT. Quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục quốc phòng – an ninh nhanh chóng được luật hóa. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 (Luật số 30/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19-6-2013) tại Chương III quy định bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Quyết định số 1911/QĐ-TTg, ngày 18-10-2013, của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giáo dục quốc phòng – an ninh, Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, ngày 25-2-2014, của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng – an ninh đã xác định cụ thể các chức danh và phân cấp quản lý, tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở (theo tapchicongsan.org.vn). Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Trong những năm qua, trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã và đang tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung trọng tâm: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo. Gắn kết với việc triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 3 2. Khó khăn - Đội ngũ giáo viên giáo dục Quốc phòng – An ninh trong Tổ đều được đào tạo ghép môn Sư phạm Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng và từ chuyên ngành giáo dục thể chất học văn bằng 2 GDQP- AN. Đối với lĩnh vực Quốc phòng – An ninh, tuy được đào qua lớp giáo viên giáo dục Quốc phòng và được tập huấn về chuyên môn thường xuyên , nhưng do đây là một lĩnh vực khá mới và thời gian được lĩnh hội về chuyên môn ít nên đã gặp phải khó khăn trong đổi mới phương pháp giảng dạy. - Đối với học sinh: Học sinh chưa quan tâm đến môn học vì các em cho rằng môn học này chỉ để hiểu biết thêm không thiết thực cho việc thi vào các trường đại học vì vậy giáo viên bộ môn ngoài những chương trình giảng dạy còn phải tích hợp, tìm hiểu các tài liệu tham khảo khác, các bộ môn khoa học quân sự, tình hình thời sự trong nước và Quốc tế xen vào trong chương trình học để kích thích sự ham học hỏi, tìm tòi tư liệu cũng như các kiến thức lịch sử của dân tộc từ đó mà yêu thích bộ môn hơn. Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên còn ít nhiều ảnh hưởng đến việc học của các em. Hơn nữa do yêu cầu về lượng kiến thức của các môn học, giờ học cộng thêm áp lực từ phía không ít phụ huynh phân luồng theo khối A, B, C, D nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Ngoài ra một phận nhỏ học sinh còn ngộ nhận và coi đây là môn học phụ, dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh chưa cao, còn mang tính đối phó nên việc giảng dạy còn bị hạn chế nhất định. - Dụng cụ, trang thiết bị cho môn học tương đối đầy đủ từ nguồn được Sở giáo dục – Đào tạo cấp nhưng vẫn còn bất cập khi chưa tổ chức tập huấn sử dụng máy bắn tập thế hệ mới, chính sách bảo hành, bảo trì sản phẩm máy bắn tập còn làm khó cho người sử dụng vì lỗi phần mềm máy tự thoát không sử dụng được. 5 - Vạch kế hoạch giảng dạy kiến thức còn lại theo những phương pháp phù hợp với bộ môn. - Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa nên bổ sung câu hỏi, bài tập củng cố kiến thức, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh. Ví dụ 1: Tốc độ đầu của đầu đạn của súng tiểu liên AK là bao nhiêu m/s ? A. 610m/s B. 710m/s C. 715m/s D. 720m/s Ví dụ 2: Đây là bộ phận nào của súng tiểu liên AK? Đáp án: Bệ khóa nòng và thoi đẩy Hình 1. Bệ khóa nòng và thoi đẩy Ví dụ 3: Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK là bao nhiêu m? A. 400m B. 500m C. 520m D. 800m Ví dụ 4: Đây là bộ phận nào của súng tiểu liên AK? Đáp án: Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên Hình 2. Ống dẫn thoi và ốp lót tay trên Ví dụ 5: Khối lượng của súng tiểu liên Ak là bao nhiêu? A. 3.1 kg B. 3.3 kg C. 3.8 kg D. 4.3 kg 7 2.2.2. Về sử dụng Font chữ: - Kích cỡ chữ phải phù hợp với màn hình chiếu và khả năng quan sát của học sinh, nên để cỡ chữ 24 đến 28. - Kiểu Font chữ: Times New Roman, bảng mã Unicode, tránh dùng font chữ cách điệu. - Hạn chế rơi chữ: + Những từ ghép đi cùng với nhau nên để cùng 1 dòng. + Mỗi dòng nên để 4 – 5 từ không nên để ít hơn để đảm bảo sự cân đối, không quá chênh lệch. - Không dùng Font chưa hỗ trợ tiếng Việt (bị lỗi một số chữ ư, ơ). - Hạn chế dùng chữ với nhiều màu sắc khác nhau, màu sắc chữ cần có độ tương phản cao với nền của các slide nhằm tăng khả năng quan sát. 2.2.3. Về qui trình biên soạn bài giảng với phần mềm Power Point: - Bước 1: Xây dựng nội dung kiến thức trọng tâm bài học. + Nội dung cần bám sát chương trình chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. + Giáo viên có thể thay đổi cấu trúc các mục trong bài dạy sao cho phù hợp với thực tiễn. - Bước 2: Dự kiến hệ thống câu dẫn, câu hỏi và hình ảnh, video minh họa bài dạy. + Các câu hỏi cần bám sát nội dung chuẩn kiến thức, ngoài ra giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi và bài tập liên hệ thực tiễn. + Hình ảnh minh họa: • Không dùng hình ảnh mờ, không thẩm mỹ, thiếu tính trang trọng • Tuyệt đối không dùng ảnh có chữ kí bản quyền • Hình ảnh minh họa có tính tương phản cao với nền của slide. • Đảm bảo tính sinh động, bám sát nội dung kiến thức. + Video minh họa: • Không nên sử dụng các video quá dài hoặc quá ngắn; thời gian phù hợp nhất là từ 1 phút đến 2 phút. • Nội dung hấp dẫn, thiết thực. - Bước 3: Soạn nội dung phần chữ cho các slide, chỉnh sửa và thu gọn cho phù hợp với nội dung các tiết học trong giáo án điện tử. Hạn chế việc đưa kênh chữ quá nhiều vào các slide. 9 + Sự phân hóa năng lực học tập trong mỗi nhóm gây khó khăn trong việc thống nhất ý kiến chung. + Tinh thần tự giác không đều: thông thường trong nhóm chỉ có một vài thành viên tham gia thảo luận, các thành viên khác làm việc riêng hoặc ỷ lại. + Thời gian thảo luận nhóm kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo nội dung của bài học. 2.3.2. Về biện pháp tổ chức thực hiện: - Lựa chọn nội dung thảo luận nhóm: + Giáo viên lựa chọn nội dung thảo luận nhóm phù hợp với năng lực của học sinh. + Nội dung thảo luận bám sát chương trình chuẩn giáo dục. + Phân chia nội dung thảo luận phù hợp cho các nhóm, không để tình trạng nhóm nhận nhiệm vụ nhiều, nhóm ít. Hình 4. Hoạt động thảo luận nhóm của lớp 11A1 - Về phân chia thời gian thảo luận nhóm: + Giáo viên căn cứ nội dung kiến thức để yêu cầu thời gian thảo luận chung cho các nhóm. Thời lượng phù hợp nhất là từ 3 đến 5 phút. - Về phân chia nhóm và lựa chọn nhóm trưởng, người thuyết trình: + Lựa chọn nhóm trưởng: •Theo kinh nghiệm giảng dạy, tôi lựa chọn nhóm trưởng là các em có năng lực học tập tốt, có khả năng quản lí nhóm sát sao: lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập và các tổ trưởng. + Lựa chọn người thuyết trình: •Đối với các em nhận nhiệm vụ thuyết trình, các nhóm tự thảo luận và thống nhất cho 1 thành viên trong nhóm báo cáo kết quả sao cho phù hợp nhất. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc