Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI CHIẾU CẦU HIỀN (CẦU HIỀN CHIẾU) (NGÔ THÌ NHẬM) A.MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới chương trình, nội dung giáo dục, thay sách giáo khoa đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học văn. Hướng đi có nhiều hứa hẹn. Vừa đảm bảo tính cơ bản, tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam, phù hợp với xu thế tiên tiến trên thế giới; vừa phát huy vai trò chủ động tích cực sáng tạo của học sinh, vừa đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy ở giáo viên Ngữ văn trung học. Như chúng ta đã biết, sách giáo khoa Ngữ văn 11- cơ bản lần này có một số thay đổi: có sự thêm, bớt một số tác phẩm. Và lẽ dĩ nhiên, trước mỗi tác phẩm mới giáo viên không khỏi lúng túng, trăn trở, lo nghĩ. Đặc biệt là những tiết văn học sử, đây là những tác phẩm mới so với chương trình cũ . Hơn nữa, những tác phẩm này đa số lại khô khan, khó tạo cảm xúc ở các em. Vậy làm thế nào để có một giáo án tốt, một giờ dạy hay, một lớp học sinh động, học sinh tích cực, chủ động và hứng thú trong tiết học, mà đặc biệt là học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản? Đó là những băn khoăn, trăn trở không chỉ ở riêng tôi mà ở mỗi giáo viên Ngữ văn. Mặt khác, tôi thiết nghĩ, mỗi bài dạy đều có một vị trí, vai trò quan trọng của nó. Song những văn bản mới đưa vào chương trình lại khá khó đối với học sinh, thậm chí giáo viên cũng không dễ tiếp cận, giải mã. Trong khi đó kinh nghiệm giảng dạy tích lũy chưa nhiều, tư liệu tham khảo cũng hạn chế, có bài phải nói là rất hiếm. Vì vậy, với vốn kinh nghiệm còn khiêm tốn của bản thân, tôi chỉ xin được trao đổi với quý đồng nghiệp cách giảng dạy một bài cụ thể, bài Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm). Bởi theo tôi, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng, cốt cách, đức độ của vua Quang Trung và văn phong của Ngô Thì Nhậm. Hơn nữa, với đặc điểm tâm hồn dân tộc và truyền thống đào tạo nhân tài cho đất nước thì bài chiếu có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp trồng người. Cuối cùng, dạy tốt bài này là ta đã tác động trực tiếp đến việc rèn đức, luyện tài, nâng cao kĩ năng lập luận diễn đạt của học sinh; từ đó hình thành ở các em ý thức về vai trò của hiền tài, của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những lý do tôi chọn đề tài Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) (Ngô Thì Nhậm) để trao đổi những điều tâm đắc và rất mong được quý thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp bổ sung những khiếm khuyết để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. II. Đối tượng và mục tiêu của đề tài B.NỘI DUNG CHÍNH I. Cơ sở lý luận 1. Dạy văn trong nhà trường hiện đại - Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương nguồn tri thức vô cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và bổ ích để bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để sống có ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn, tinh tế hơn. Dạy văn là dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ. - Trong quá trình dạy văn cần xác định học sinh là nhân vật trung tâm, là chủ thể cảm thụ. Giáo viên không được cảm nhận thay mà chỉ là người định hướng, “chỉ đường” cho các em đi khám phá tác phẩm. Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ công việc tri giác ngôn ngữ, trải qua nhiều chặng, nhiều bước, đi từ bên ngoài vào bên trong tác phẩm. Trên con đường đó, người giáo viên có vai trò khơi nguồn, tạo cảm hứng để học sinh tích cực tự giác trong việc cảm thụ, chiếm lĩnh tri thức và chủ động thưởng thức tác phẩm văn chương. Như vậy, yêu cầu phát huy chủ thể học sinh gắn liền với tài năng sáng tạo của người giáo viên. Hay nói đúng hơn đó là sự hết hợp nhuần nhuyễn tính nghệ thuật và tính sư phạm trong quá trình dạy văn. 2. Tiếp nhận văn học - “Tiếp nhận văn học hay cảm thụ văn học là sống với tác phẩm văn chương, rung động với nó, vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo” (Văn học 12- Tập hai, Phần lí luận văn học, Nxb Giáo dục-2002, trang 146). - Tiếp nhận văn học có nhiều cách. Tuy nhiên với bài này, tôi hướng việc cảm thụ của học sinh vào hai cách cơ bản sau: + Cảm thụ có chú ý đến nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm để hiểu xem tác giả muốn nói gì? Và nói bằng cách nào? Từ đó thâm nhập vào tác phẩm để hiểu và cảm. Cách này khá dễ và áp dụng được với đa số học sinh. + Cảm thụ có sự sáng tạo. Nghĩa là phải xem tác phẩm như một phương tiện để nghĩ, để cảm, để tự đối thoại với mình và đối thoại với tác giả. Kiểu cảm thụ này khó và cao, không phải dễ dàng đạt tới, tìm được ở học sinh thật hiếm. Nhưng nhờ nó mà giáo viên phát hiện được những học sinh có năng khiếu văn chương, thực sự say mê và rung cảm với văn chương. văn bản. Hơn nữa, vì đây là văn bản cổ, sử dụng từ ngữ kinh điển rất nhiều nên tôi đặc biệt nhấn mạnh việc đọc phần Chú thích. Làm tốt khâu này, các em không chỉ được mở mang về tri thức mà còn giúp tiết học nhẹ nhàng, thoải mái hơn. - Bài soạn: Đây là sự chuẩn bị có tính chất tích cực, tự giác, có tác dụng làm tiền đề, cơ sở để giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội bài mới. Và do có sự chênh lệch về năng lực cảm thụ giữa hai lớp, nên tôi yêu cầu cụ thể như sau: + Lớp 11 khối A, phần đông là học sinh trung bình và yếu môn văn nên tôi chỉ yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi ở mục “Hướng dẫn học bài” trong sách giáo khoa. + Lớp 11 khối D, đa phần là học sinh khá nên tôi yêu cầu các em soạn thêm nội dung sau: Hãy chọn một đoạn hoặc một câu văn mà em tâm đắc rồi phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật lập luận của câu văn hoặc đoạn văn đó. III. Quá trình thực hiện bài giảng PHẦN 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI Lời vào bài phải ngắn gọn nhưng là khâu không thể bỏ qua. Lời vào bài tốt sẽ gây ấn tượng ban đầu, tạo sự hứng thú ngay từ đầu tiết học, khơi gợi sự tò mò và khao khát khám phá, tìm hiểu của học sinh. Có nhiều cách để vào bài song ở bài này tôi có thể kết hợp với việc kiểm tra bài cũ - bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) để giới thiệu bài mới một cách liền mạch và tự nhiên như sau: “ Như vậy, với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa chúng ta ngược thời gian trở về với một thời đại đau thương mà hào hùng của dân tộc. Một dân tộc đã sinh ra những người con “ Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa” để làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc, rạng danh dân tộc, là niềm tự hào, là tấm gương của lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam. Và hôm nay, chúng ta sẽ đến với những nhân vật lịch sử như thế qua bài “ Chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay. PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG (Hoạt động chính của giáo viên và học sinh). Hoạt động của giáo Hoạt động của học Nội dung cần đạt viên (GV) sinh(HS) ♦Hoạt động 1: Hướng - GV giới thiệu ảnh – lệnh hoặc chỉ thị Slide 4,5 (xem ảnh xuống cấp dưới. Văn trang bên). phong trang trọng; lời lẽ rõ ràng, tao nhã. ♦ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác phẩm: b. Hoàn cảnh sáng tác: (?) Chiếu cầu hiền Bài chiếu do Ngô Thì được viết theo thể loại Nhậm viết thay vua nào? Em biết gì về thể Quang Trung vào loại đó? khoảng năm 1788 – (Gợi ý: Hãy nhớ lại - HS trả lời: Vì: 1789, nhằm thuyết phục kiến thức đã học lớp + Năm 1788, Quang sĩ phu Bắc Hà ra cộng 8 - bài Chiếu dời đô của Trung tiến quân ra tác với triều đại Tây Lí Công Uẩn). Bắc, tiêu diệt quân Sơn. - GV chốt ý, bổ sung Thanh và bè lũ tay (nếu cần). sai, nhà Lê sụp đổ. - GV mở rộng: Viết + Bề tôi vua Lê, chúa chiếu cầu hiền tài là Trịnh (sĩ phu Bắc Hà) một truyền thống văn mang nặng tư tưởng hóa chính trị phương trung quân, quan niệm Đông thời cổ trung đại. đạo đức bảo thủ; Chẳng hạn 1429, Lê không nhận thấy ch Lợi xuống chiếu hạ thấy chính nghĩa và sứ lệnh tiến cử tiến củ mệnh lịch sử của Tây hiền tài và cho phép Sơn nên đã bất hợp những hiền tài tự tiến tác với triều đại Tây cử. Sơn, thậm chí chống lại Tây Sơn. (?) Vì sao lúc bấy giờ +Trước tình hình đó, Ngô Thì Nhậm phải Quang Trung giao cho c. Bố cục: ba phần: thay lời vua Quang Ngô Thì Thì Nhậm - Phần 1: “Từ đầu đến Trung viết Chiếu cầu viết “Chiếu cầu cầu người hiền vậy.” hiền? hiền” nhằm thuyết mối quan hệ giữa - GV chốt ý, bổ sung và phục sĩ phu phu Bắc hiền tài và thiên tử. hướng dẫn HS gạch Hà ra cộng tác với với - Phần 2: từ “Trước chân trong (sgk/68). triều đại mới- triều đại đây.. - GV giới thiệu ảnh – Tây Sơn để xây dựng của trẫm hay sao?” Slide 6 (xem ảnh trang đất nước cách ứng xử của bên). - HS đọc văn bản nho sĩ Bắc Hà và nhu - GV nhấn mạnh: Như (sgk/68). cầu đất nước. vậy nội dung tư tưởng - HS thảo luận nhóm - Phần 3: còn lại thế nào? (?) Tác giả ví người hiền với hình ảnh nào? Hình ảnh đó đã nói được vai trò và vị trí của người hiền như thế nào đối với một quốc gia, dân tộc (Gợi ý: Liên hệ với bài - HS trả lời: Người đọc thêm Hiền tài là hiền được ví như sao nguyên khí quốc gia của sáng trên trời. Sao Thân Nhân Trung, lớp sáng ắt chầu về sao 10). Bắc Đẩu, người hiền - GV chốt ý, bổ sung phải hướng về vua. (nếu cần) Ngược lại là trái tự - GV bình: Hiền tài là nhiên, trái quy luật, của quý của nhân dân, trái đạo trời, trái lẽ của hiếm của đất nước. đời, khiến tài năng * Nghệ thuật: Lập luận Như Thân Nhân Trung đành uổng phí - đó chặt chẽ, rõ ràng bằng đã từng nói “hiền tài là không phải là ý trời cách : nguyên khí của quốc sinh ra người hiền - Dẫn lời của Khổng gia”. Nếu ta ví von đất vậy. Tử. nước như một cơ thể Nói tóm lại: phải có - Dùng hình thức so sống thì hiền tài chính người hiền thì thiên tử sánh, khẳng định và là máu trong tim, là mới làm nên nghiệp phủ định. hơi trong phổi. Hiền tài lớn và ngược lại Hiền tài phải phò là cội nguồn, là nền người hiền muốn vua để giúp nước, giúp tảng cho sức mạnh, sự chứng tỏ tài năng, dân. tồn vong của một quốc đức độ thì phải quy về gia, dân tộc. với vua. (?)Vậy, câu 2, 3 (trong phần 1) nói rõ mối quan hệ như thế nào giữa người hiền và nhà vua?(Gợi ý: Có thể diễn xuôi để hiểu lớp nghĩa bên ngoài, rồi từ đó phân tích sâu và khái quát nội dung của 2 câu - HS thảo luận nhóm này.) và - GV chốt ý, bổ sung đại diện nhóm trả lời. tượng mà bài chiếu hướng đến là sĩ phu Bắc Hà - những con người thời trung đại, họ có nét tâm lí đặc thù: noi theo tiền nhân, dựa vào mệnh trời; lời của tiền nhân là khuôn vàng thước ngọc để họ làm theo. GV phân tích thêm: Nếu như câu 1 dùng hình ảnh so sánh “như”, thì câu 2 dùng hình thức khẳng định “ắt” và câu 3 lại dùng hình thức phủ định “không”. Tất cả những hình thức đó đều củng cố cho luận điểm, làm rõ cho luận điểm: Người hiền và thiên tử có mối quan hệ chặt chẽ. Và ta hãy học ở tác giả cách thức lập luận chặt chẽ, đầy thuyết phục này để vận dụng vào bài văn nghị luận, vào cuộc sống. (?) Tóm lại, các em có nhận xét gì về lời mở đầu của bài chiếu? HẾT TIẾT 1, CHUYỂN SANG TIẾT 2 GV chuyển ý: Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu một phần của văn bản. Tuy chưa nhiều nhưng có lẽ các em đã phần nào cảm nhận được sức mạnh của bài chiếu. Có thể nói, vẻ đẹp của văn bản này không phát lộ rực rỡ ở bề ngoài mà tiềm ẩn trong chiều sâu của cảm xúc, của suy ngẫm, như một vì tinh tú càng nhìn lại càng sáng. Vậy chúng ta hãy tiếp tục khám
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giang_day_bai_chieu_cau_hien_cau_hien.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm).pdf