Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh qua những phát hiện các vấn đề xã hội đặt ra trong một số tác phẩm văn xuôi đối với học sinh lớp 11 và 12
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh qua những phát hiện các vấn đề xã hội đặt ra trong một số tác phẩm văn xuôi đối với học sinh lớp 11 và 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh qua những phát hiện các vấn đề xã hội đặt ra trong một số tác phẩm văn xuôi đối với học sinh lớp 11 và 12
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN TRUNG TÂM GDNN – GDTX BÌNH XUYÊN HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Giáo dục học sinh qua những phát hiện các vấn đề xã hội đặt ra trong một số tác phẩm văn xuôi đối với học sinh lớp 11 và 12 - Tác giả sáng kiến: Nguyễn Khả Tuyến - Đơn vị: Trung tâm GDNN - GDTX Bình Xuyên - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Cử nhân sƣ phạm Ngữ văn Bình Xuyên, tháng 02 năm 2020 nó đang diễn ra chủ yếu trong đời sống của bộ phận giới trẻ Đây cũng là vấn đề mà xã hội cũng như ngành giáo dục và những người giảng dạy trên bục giảng như chúng tôi quan tâm, trăn trở. Giáo dục là quá trình với nhiều nhân tố cùng phối hợp, mà sản phẩm hướng đến cuối cùng là hình thành và hoàn thiện nhân cách người học. Có thể thấy rằng, trong hệ thống các môn học thì các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội có vai trò quan trọng đến việc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách học sinh bởi tính đặc thù của nó. Tuy nhiên, với việc học theo định hướng khối, phân ban, hiện tượng học lệch (quan tâm, ưu tiên đến các môn phục vụ mục đích thi đại học...) đã diễn ra ở phần lớn học sinh. Vì thế dẫn đến việc nhiều học sinh xem thường, học lệch, học qua loa đối phó đối với các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Có thể nói rằng, môn học Ngữ văn là bộ môn học có những giá trị lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người học một cách trực tiếp, tự nhiên và hiệu quả nhất. Bởi lẽ, văn học là một bộ môn nghệ thuật. Tác phẩm văn học có nhiều giá trị. Trước hết tác phẩm văn học là một tấm gương phản chiếu cuộc sống. Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải cuộc sống rồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Ở đó qua lăng kính nghệ thuật nhà văn trực tiếp hay gián tiếp chuyển tải những vấn đề xã hội vào trong tác phẩm văn chương. Cho nên văn học là cuộc sống, gần gũi và gắn bó với mỗi người. Vì vậy, đọc văn là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người giúp người đọc hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống xung quanh và thậm chí chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống hiệu quả hơn. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được phản ánh trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (Đâu là giá trị mà con người muốn hướng đến? Đâu là tư tưởng, tình cảm, khát vọng và sức mạnh của con người ? v.v ) Đồng thời chính từ cuộc đời người khác (nhân vật), mỗi người đọc có thể tự liện hệ, tự so sánh, đối chiếu để thấu cảm với cuộc sống, số phận khác nhau của con người, từ đó thấu hiểu bản thân mình hơn với tư cách là một con người - cá nhân. Con người trong quá trình nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát một cuộc sống tốt đẹp hướng đến Chân - Thiện - Mĩ. Chính vì vậy, văn học có khả năng đem đến cho người đọc những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. 2 nhóm, bình giảng, Điều này sẽ giúp không khí học tập sinh động, học sinh được tự do, mạnh dạn bày tỏ ý kiến quan điểm của mình về một vấn đề, cũng là phương thức đối thoại giữa học sinh với nhà văn, giữa học sinh với giáo viên, và giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, tranh luận Do vậy, việc tiếp nhận tác phẩm văn học không còn mang tính thụ động, áp đặt. Đồng thời qua đó, giáo viên có thể đánh giá được thái độ học tập của học sinh, nắm bắt mức độ tiếp nhận tác phẩm văn học, mức độ hiểu biết của các em về các vấn đề xã hội, nhằm có sự khích lệ hoặc có định hướng tích cực, kịp thời. Thứ ba, việc tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chủ động, tích cực còn sẽ giúp học sinh thấy tác phẩm văn học không phải là những gì xa lạ, tách rời cuộc sống mà rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống. Văn học là cuộc sống. Văn học xuất phát từ cuộc sống và trở lại để phục vụ cuộc sống. Từ đó, các em có thể tiếp nhận các tác phẩm văn chương một cách tích cực, các em sẽ có sự thấu hiểu để rồi đồng cảm, sẻ chia, học hỏi được những giá trị tinh thần quý báu mà nhà văn gửi gắm. Thông qua đó, các em tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực, hướng đến chân, thiện , mĩ một cách tự nhiên. Thứ tư, việc tích cực, chủ động phát hiện, tìm hiểu về các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học còn giúp học sinh phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. 2.2. Điều kiện thực hiện 2.2.1. Đối với giáo viên - Hướng dẫn học sinh cách thức làm việc. - Xác định những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong từng tác phẩm, hệ thống câu hỏi, dự kiến nội dung trả lời của học sinh để có thể chủ động xử lí tình huống. Các vấn đề được nhận thức và giáo dục học sinh thông qua tác phẩm. - Dự kiến thời gian thực hiện. - Cách thức cho điểm, khen ngợi, khích lệ, động viên học sinh tham gia phát biểu, thảo luận. 2.2.2. Đối với học sinh - Nắm vững cách thức thực hiện. - Tiếp nhận tác phẩm văn học (đọc tác phẩm, soạn bài, tìm hiểu trên các kênh thông tin những nội dung có liên quan đến tác phẩm). - Phát hiện những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm văn học. 4 - Văn bản Những đứa con trong gia đình: Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. - Văn bản Chiếc trhuyền ngoài xa: Bạo lực gia đình và trách nhiệm của cha mẹ với con cái. - Văn bản Số phận con người: Nghị lực sống và lòng nhân ái. - Văn bản Ông già và biển cả: Yếu tố làm nên sự thành công. - Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt: Sự đấu tranh để trở về là chính mình, là mình. Cuộc đấu tranh với chính mình. 4. Cách thức tiến hành Bước một: Giáo viên cho học sinh nêu vấn đề xã hội mà các em đã phát hiện trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà và tìm hiểu tác phẩm trên lớp. Nếu học sinh chưa nêu được những vấn đề xã hội trọng tâm theo yêu cầu, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi định hướng, gợi mở vấn đề. Bước hai: Sau khi học sinh đã nêu ra được những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm văn học, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề đó trước lớp. Bước ba: Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm phần trình bày của học sinh. 5. Ứng dụng trong một số bài học cụ thể Để có thể tổ chức hiệu quả những giờ dạy học tác phẩm văn chương thông qua việc giúp học sinh chủ động, tích cực phát hiện những vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, từ đó giáo dục nhận thức của học sinh đối với các vấn đề được đặt ra và có liên quan giáo viên cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: Mỗi tác phẩm văn chương nghệ thuật chứa đựng những hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, phản ánh nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Vì vậy, trước hành động tích cực tiếp nhận của người đọc, nó hiện lên như một cấu trúc vừa ổn định vừa biến đổi của những hình ảnh mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nội dung ý nghĩa của tác phẩm là một hệ thống mở đối với những cách lí giải khác nhau. Cho nên mỗi sự phát hiện, cắt nghĩa, lí giải đúng đắn, hợp lí về ý nghĩa tác phẩm đều có khả năng mang lại cho học sinh những tác động ảnh hưởng nhất định, tạo nên hệ quả đa chiều. Vì vậy, trong giờ đọc văn, giáo viên cần tránh giới hạn, gò ép vào một kết quả diễn giảng duy nhất, vào quan điểm, ý đồ của nhà văn mà cần gợi ra cho học sinh nhiều chiều hướng lí giải khác nhau về ý nghĩa tác phẩm. Đặc biệt cần tránh tình trạng chỉ chú trọng khai thác khía cạnh xã hội mà không có sự đầu tư thỏa đáng cho việc tiếp nhận những giá trị khác của tác phẩm văn học. Ngoài ra, việc tiếp nhận văn học của học sinh bao giờ cũng vừa mang tính 6 Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhanh và phát biểu ý kiến về vấn đề đó trước lớp. Bước ba: Giáo viên nhận xét, đánh giá ý kiến phát biểu của học sinh và có thể nhấn mạnh một số ý: Trong gia đình phụ hệ, người đàn ông, người chồng, người cha đóng vai trò trụ cột gia đình, họ là người chủ yếu gánh vác việc mưu sinh và giải quyết những việc lớn trong gia đình và ngoài xã hội. Họ là người được nể trọng. Thế nhưng vẫn có những người đàn ông có lối sống gia trưởng, độc đoán, thẳng việc, lười biếng, ỷ nại gây khổ cho vợ con, thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình. Ở đây, ông Tú vì lo việc học, vì định kiến xã hội mà không thể giúp đỡ vợ gánh vách gia đình. Chỉ biết thương vợ suông. Bài học nhận thức: Vậy nên người đàn ông hiện đại, không chỉ là trụ cột gia đình, gánh vác trách nhiệm với gia đình và xã hội mà còn phải là người chồng, người cha biết quan tâm, chia sẻ việc gia đình, chung tay nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ già Người đàn ông biết quan tâm và chia sẻ bằng cả tình cảm và hành động sẽ là người đàn ông có được sự thành đạt và hạnh phúc! 5.2. Bài Vợ chồng A Phủ Sau khi hướng dẫn học sinh khám phá ra những vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học như: Tinh thần tự đấu tranh giải thoát bản thân, tinh thần đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giáo viên tổ chức học sinh thảo luận về các vấn đề trên. Sau cùng nhận xét, đánh giá phần phát biểu của học sinh và có thể nhấn mạnh những ý cơ bản: - Khi kẻ bị ức hiếp, áp bức, bóc lột, đè nén, phản ứng của con người thường là bất bình, phẫn uất, và phản kháng. Tuy nhiên, sự phản ứng thường là tiêu cực. Chẳng hạn như nhân vật Mị vậy, khi mới bị bắt cóc và bị ép phải làm dâu gạt nợ, phải sống cuộc sống đầy cơ cực, tủi nhục, ban đầu, đêm nào Mị cũng khóc, rồi Mị định tự tử. Khi ý định tự tử không thành, Mị cam chịu an phận. Sự cam chịu an phận ấy không phải do sự thiếu hiểu biết về quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc của bản thân mà chính là do sự khiếp nhược của Mị cũng như của nhiều người đàn bà khác trong nhà thống lí Pátra. Sự khiếp nhược khiến cho họ tê liệt tinh thần phản kháng đấu tranh và kết cục là nhiều người đàn bà đã chết thảm trong tay chúng, còn lại thì phải sống cuộc đời tủi nhục, đắng cay. Nhưng cuối cùng, Mị đã tự do. Bài học nhận thức: Con người cần đấu tranh và không ngừng đấu tranh để trống lại các ác, những thế lực trà đạp, giam hãm cuộc sống của mình để được tự do. Giống như Mỵ, sự tự do ấy có được là bởi chính Mị biết dũng cảm vượt lên trên cái chết, đấu tranh vượt qua hoàn cảnh để giành lại. Như vậy, sống là phải 8 - Lý giải nguyên nhân Tham gia thảo luận trên lớp sẽ giúp học sinh nhận thức được: - Bạo hành gia đình là hiện tượng tiêu cực để lại nhiều hậu quả nặng nề, làm tổn thương đến người bị bạo hành, gây nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến qúa trình hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. - Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ sinh ra con cái phải có trách nhiệm đối với chúng - cho chúng một không khí gia đình hòa thuận hạnh phúc, nuôi dạy chúng nên người, không vì hạnh phúc, sự ích kỉ cá nhân mà làm gia đình tan vỡ, làm tổn hại tâm hồn và tương lai của con trẻ. Giáo viên cũng có thể đặt ra các tình huống cho học sinh thảo luận, tìm hướng giải quyết, chẳng hạn như: - Nếu em là nhân vật Phùng, khi chứng kiến cảnh người chồng hàng chài đánh vợ tàn bạo, em sẽ làm gì ? - Nếu em là nhân vật thằng bé Phác, em sẽ xử sự như thế nào khi thấy cha mình bất hòa, bạo hành mẹ ? Qua việc thảo luận, học sinh sẽ nhận thức được những nhiều bài học về nhân cách sống như phải biết cách xử sự phù hợp khi các thành viên trong gia đình bất hòa dẫn đến xô xát, bạo hành đồng thời phải biết đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ kẻ yếu, phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác, biết giải gỡ vấn đề một cách hiệu quả, nhất là biết nhìn nhận đánh giá con người một cách toàn diện, nhân hậu, bao dung v.v. 5.6. Bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt Tiến hành theo cách thức trên, Giáo viên cũng có thể đặt ra những tình huống cho học sinh giải quyết, phát hiện vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó: - Tâm trạng của hồn Trương Ba như thế nào khi nhận ra bi kịch mình bị thân xác hàng thịt điều khiển, biến thành kẻ tha hóa, sa đọa? - Hãy tưởng tượng cuộc sống của Hồn Trương Ba khi ông nhập hồn vào thân xác cu Tị. - Nếu em là Trương Ba, trong màn đối thoại với Đế Thích, em sẽ giải quyết vấn đề của bản thân như thế nào? Tại sao? Qua đối thoại, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức được bài học quý giá về tinh thần tự đấu tranh với bản thân. Trong văn bản, nhân vật hồn Trương Ba đã rơi vào bị kịch tha hóa, bi kịch tinh thần. Sau một quá trình nhận thức ông đã quyết liệt đấu tranh với bản thân, 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_qua_nhung_phat_hien.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh qua những phát hiện các vấn đề xã hội đặt ra trong một số tá.pdf