Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12

doc 19 trang sk11 05/06/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
1. Lời giới thiệu 
 Tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh 
vực khoa học xã hội và nhân văn, có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn đấu tranh 
cách mạng, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã 
lựa chọn, khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện. Vì vậy, tư tưởng 
Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, thu hút đông đảo các nhà khoa học, cán 
bộ các ngành, giáo viên các cấp tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn 
công tác của mình. 
 Cũng như các môn học khoa học và xã hội và nhân văn khác ở trường 
Trung học phổ thông, bộ môn Lịch sử cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh 
vào việc dạy học. Hơn nữa, do nội dung, chức năng, nhiệm vụ, tính đảng của 
mình, bộ môn Lịch sử, hơn các môn học khác, cần phải quán triệt sâu sắc sáng 
tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó giáo dục đạo đức và ý thức công 
dân cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 
 Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là vô cùng rộng lớn, vì 
thế không thể ngày một ngày hai có thể học tập và vận dụng được. Ngay cả 
trong việc áp dụng ở các môn học ở trường phổ thông cũng mới giới thiệu cho 
học sinh vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, một số tác phẩm tiêu biểu của 
Người. Chưa có tài liệu nào đưa ra vấn đề cụ thể về việc học tập và làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thông. Việc quán triệt tư tưởng 
Hồ Chí Minh vào các bộ môn này chỉ thuần tuý là công tác giáo dục chính trị 
chung chung, có tính chất tuyên truyền, cổ động mà không có sự hiểu biết khoa 
học, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học chỉ làm lấy lệ, công 
thức, không chú trọng đúng mức. Do đó không có tác dụng thực tế. 
 Vì vậy, đề tài này tôi dựa trên cơ sở của những tác phẩm nghiên cứu về 
Hồ Chí Minh, những nội dung được tuyên truyền trên thông tin đại chúng. Cùng 
với khả năng của bản thân và thực tế trong việc dạy học Lịch sử. Trong đề tài 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 1 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
 Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy các tiết 
lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh ở trường THPT bản thân nhận 
thấy: 
 * Về phía giáo viên: 
 Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh 
rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẫu chuyện là được và trong giáo án 
không cần thể hiện câu chuyện ra, nhưng thông qua câu chuyện thì giáo viên 
chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh để các em 
thấm nhuần và học tập theo. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự chú 
trọng và còn tẻ nhạt với các đạo đức tư tưởng của Người thông qua tiết lịch sử 
học lịch sử Việt Nam. 
 * Về phía học sinh: 
 Học sinh chưa có thói quen tìm hiểu các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh hoặc 
còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến các tư tưởng đạo đức của Người. Vì những 
kiến thức này nó không có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa có ý thức 
học tập hoặc hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Bác Hồ. 
1.2. Thực trạng về dạy học tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 
trong dạy học Lịch sử Việt Nam khối lớp 11-12 ở trường THPT Triệu Thái trong 
một số năm qua: 
 Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, sưu tầm mà chỉ quen nghe, 
quan ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình Lịch sử quá 
rộng, tư tưởng đạo đức của Người thì nhiều mà giáo viên chưa rút gọn được 
những gì cần truyền đạt, những gì chỉ giới thiệu qua và vấn đề nào cần nhấn 
mạnh, giáo dục cho các em. 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 3 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Tôi đã tích hợp giáo dục cho học sinh 
một số tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thông qua một số bài học như sau: 
 2.2.1 Để giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm 
đường cứu nước cho dân tộc. 
 Khi dạy bài 24 chương trình lịch sử lớp 11: Việt Nam trong những năm 
chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914- 1918): Sau khi dạy xong các phong trào 
yêu nước ở đầu thế kỉ XX : phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy 
tân, phong trào chống thuế ở Trung kì..Giáo viên kết luận: Sau khi phong trào 
Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước. Nhưng tất cả 
các phong trào này đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con 
đường cứu nước. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu 
cầu của lịch sử. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê 
hương có truyền thống cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của 
các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, .nhưng Người không tán thành 
đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định tìm con đường cứu nước mới 
cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường 
Quốc học ở Huế, Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì và bị buộc 
thôi học, Người đã quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
 Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con 
đường cứu nước cho dân tộc, Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. “Khi vào Sài 
gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. 
Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế 
nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi - 
Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây, tiền đây, chúng ta 
làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm 
phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước”. Thông 
qua việc tích hợp giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm 
ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay. 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 5 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
ray để cản đoàn tàu chở vũ khí sang Đông Dương của Pháp. Anh Mo-ri-xơn tự 
thiêu trước nhà quốc hội Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt 
Nam, và bao nhiêu thanh niên Mĩ đốt thẻ quân dịch không chịu sang Việt Nam 
tàn sát đồng bào ta Ngày nay đất nước đã thống nhất, nhà nước ta thực hiện 
đường lối đối ngoại tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn 
bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan, Việt Nam 
muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Cả dân tộc ta khép lại quá khứ 
hướng tới tương lai để xây dựng đất nước. Chúng ta khép lại quá khứ chứ không 
bao giờ quên quá khứ, “Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì tương lại sẽ 
trả lời bằng đại bác”. Vì vậy trong dạy học lịch sử tích hợp tư tưởng này để học 
sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta. 
 2.2.3 Để giáo dục tư tưởng: Suốt cuộc đời hoạt động của Bác là 
giải phóng giai cấp, giải phóng loài người, xây dựng một xã hội tốt đẹp 
không còn người bóc lột người. 
 Khi dạy bài 12 chương trình lịch sử lớp 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở 
Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 phần II.3 Hoạt động của Nguyễn Ái 
Quốc.
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người 
Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi tự do, 
quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc 
làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các 
dân tộc thuộc địa. Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương 
về các dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Ngồi một mình trong phòng, Người 
sung sướng muốn phát khóc lên. Người nói một mình như đang nói với toàn thể 
dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây 
là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc 
không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Như vậy từ một 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 7 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
 Khi dạy bài 13 chương trình lịch sử 12 : Thời gian Nguyễn Ái Quốc ở 
Trung Quốc giáo viên nêu rõ: để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Người 
rất chăm lo bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho thế hệ thanh niên. Người tập hợp 
thanh niên yêu nước trong tổ chức “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” giáo 
dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác -Lênin cho thanh niên. Người mở lớp huấn luyện, 
đào tạo cho thanh niên yêu nước từ trong nước sang. Một số thanh niên xuất sắc 
được chọn đi học trường Đại học Phương Đông ở Liên xô, một số học trường 
quân sự ở Trung Quốc và Liên xô, còn lại về nước hoạt động. những người này 
trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng sau này như đồng chí Trần Phú, 
Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong.Còn lại cử về nước hoạt động đi vào 
phong trào công nhân tổ chức, giác ngộ quần chúng đấu tranh gây dựng cơ sở 
cách mạng. Để chuẩn bị ra đời một Đảng của giai cấp công nhân năm 1925 
Người thành lập tổ chức ‘Hội cách mạng Việt Nam thanh niên”, Hội cách mạng 
Việt Nam thanh niên là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Qua đó 
giáo dục tư tưởng suốt cuộc đời hoạt động của Bác lúc nào Người cũng chăm lo 
bồi dường đội ngũ kế cận, chăm lo giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ 
thanh niên bởi vì tổ chức Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng. Ngày nay trong sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thanh niên là lực lượng nòng cốt của sự 
nghiệp này. Vì thanh niên là lực lượng có sức khỏe, có hoài bão, có nghị lực, có 
văn hóa.. Từ việc giáo dục tư tưởng này để cho học sinh nhận thức được vài 
trò của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ đó ra 
sức học tập, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại góp phần xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc. 
 Bác không chỉ chăm lo bồi dưỡng tư tưởng cách mạng cho thế hệ thanh 
niên mà Người còn quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Khi dạy bài 17 
lịch sử 12 : Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước 
ngày 19/12/1946 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 9 Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
 Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
 2.2.5 Giáo dục cho học sinh tinh thần vì dân vì nước của Hồ Chí 
 Minh. 
 Tư tưởng này xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Bác, thể hiện qua 
nhiều bài dạy. Suốt cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đi tìm đường 
cứu nước đến khi vĩnh biệt chúng ta, Người chỉ có một ham muốn “Ham muốn 
tột bậc là làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, 
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”. Bác đã từng 
căn dặn các vị lãnh đạo “ Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội 
đem lại cơm no, áo ấm cho dân, nếu độc lập, dân còn nghèo đói thì độc lập 
không có nghĩa lí gì”. Khi dạy bài 16 lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc 
và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939- 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng 
hòa ra đời . Giáo viên có thể kể mẩu chuyện: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, 
quân Pháp bị đánh bại trên toàn Đông Dương, quân Đồng Minh chuẩn bị kéo 
vào Đông Dương. Thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Lúc này, tình hình 
quốc tế có những chuyển biến nhanh, phát xít Đức - Ý - Nhật đang trên đà thất 
bại thảm hại; Liên Xô và các đồng minh đang thắng lớn. Một tình huống hiểm 
nghèo lại đến giữa lúc này: Bác sốt nặng, bệnh tình diễn biến khá nguy kịch. 
Thư hỏa tốc triệu tập hội nghị quan trọng đã được gửi đi. Bác chỉ thị: “Chậm 
 Đào Thị Thúy Ngân- THPT Triệu Thái 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh.doc