Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài “Bảo vệ lãnh thổ và biên giới quốc gia” ( Bài 3 – Môn GDQP-AN, SGK lớp 11)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài “Bảo vệ lãnh thổ và biên giới quốc gia” ( Bài 3 – Môn GDQP-AN, SGK lớp 11)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài “Bảo vệ lãnh thổ và biên giới quốc gia” ( Bài 3 – Môn GDQP-AN, SGK lớp 11)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG THÔNG QUA BÀI “BẢO VỆ LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA” ( Bài 3 – Môn GDQP-AN, SGK lớp 11) MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG - AN NINH MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1 2. ĐIỂM MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. .............................................................2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................................................................3 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG .............................................................................................3 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................3 1.1 Tại sao phải giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh THPT .........................................................................................................................3 1.2. Vai trò và ý nghĩa của môn Giáo dục quốc phòng - An ninh trong việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh ở trường phổ thông .......4 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ............................................................................5 2.1. Thuận lợi của việc dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ........................................................................................5 2.2 Khó khăn của việc dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ........................................................................................6 2.3 Thực trạng dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh: Bài "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng...............................6 2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. ...........................7 3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN ..........................................................7 1. Nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam................................7 1.1 Giáo dục ý thức cho học sinh về vai trò, vị trí của biển đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước........................................................................................................7 1.2 Giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền quốc gia và quá trình chiếm hữu thật sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền biển, đảoHo àng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thời phong kiến đến nay........................................................................8 1.3 Giáo dục cho học sinh về những giá trị, tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam và vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo.....................................................8 2. Các biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh 8 2.1 Khai thác triệt để nội dung bài học có khả năng giáo dục cho học sinh về biển, đảo Việt Nam...........................................................................................................................8 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Từ ngàn đời nay, Biển Đông cùng với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của mọi người dân đất Việt. Nam đoàn kết hơn, chung sức, đồng lòng vì biển đảo thân yêu. Việt Nam là đất nước trải qua nhiều thăng trầm, đau thương và mất mát. Có đi dọc những nghĩa trang liệt sỹ ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước; có gặp, nói chuyện với những người đã gửi một phần tuổi trẻ, thanh xuân cho đất nước; có tận mắt nhìn những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam..., thì mới thấm thía giá trị của hòa bình, mới quý trọng vô cùng máu xương của cha anh đã dâng hiến cho Tổ quốc. Thế hệ trẻ hôm nay chưa đi qua cuộc chiến, sẽ chưa hiểu hết sự khốc liệt của chiến tranh. Nhưng chúng ta có thể thấy ở những quốc gia đang hàng ngày phải hứng chịu bom rơi đạn nổ, có thể gặp các thế hệ đi trước, để biết rằng, không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đại thắng mùa xuân 1975 trở thành dấu son chói lọi đối với dân tộc và mỗi người con quê hương đất Việt. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn quyết tâm bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền. Việt Nam có hơn 3000 hòn đảo ven bờ, việc giáo dục ý thức, tư tưởng khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo được xem là công việc hàng đầu. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng chia sẻ: “Mỗi công dân VN phải biết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ sở hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực hay sử dụng vũ lực. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của công dân VN, trong đó có học sinh. Dù còn ngồi ghế nhà trường, mỗi học sinh nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử cho đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ”. Để làm được điều này, nền giáo dục cần chú trọng nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng nhiều hình thức và môn học, trong đó có môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh. 1 phương pháp dạy học hiện nay và tiến tới thay đổi SGK, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong những năm tới. 3 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đề tài giáo dục nhận thức cho học sinh thấy được vai trò, ý nghĩa của biển, đảo Việt Nam, thông qua bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia ( GDQP –AN lớp 11) . - Đề xuất các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng qua việc giảng dạy bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia. - Giúp các em hình thành và phát huy khả năng tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài “BẢO VỆ LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA”( Bài 3 – Môn GDQP-AN, SGK lớp 11). - Học sinh lớp 11 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: - Nghiên cứu chương trình SGK GDQP - AN lớp 11, các tài liệu khoa học như tranh ảnh, tạp chí, Internet có liên quan đến nội dung nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong nhận thức của học sinh. - Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với học sinh, giáo viên bộ môn và các giáo viên bộ môn liên quan nhằm mục đích thu thập ý kiến bổ sung cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin. PHẦN II. NỘI DUNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1.1 Tại sao phải giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh THPT. Việt Nam là một quốc gia biển có hơn 3260 km bờ biển và 4000 hòn đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông – một giao lộ hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Tài nguyên biển đa dạng: Thuỷ-Hải sản (11000 loài sinh vật); dầu khí, băng cháy, đất hiếm,tiềm năng du lịch rất lớn với 125 thắng cảnh. Biển đảo Việt Nam là một bộ phận của lãnh thổ Tổ quốc 3 Trong xã hội, môn Giáo dục quốc phòng - An ninh có nhiều ưu thế trong việc giáo dục truyền thống của dân tộc, tư tưởng , đạo đức, các kyxnawng quân sựNhững con người và những việc thực của quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Giáo viên có thể lấy những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đấu tranh, hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc để nêu gương cho học sinh học tập. Hơn thế nữa, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh nói riêng là một trong những nhiệm vụ của bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở trường phổ thông mà giáo viên phải quán triệt và thực hiện nhằm góp phần xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa. Giáo dục quốc phòng - An ninh trong trường THPT là môn học chính khóa, là bộ môn khoa học tổng hợp có phạm vi vô cùng rộng lớn và khá phức tạp, nên không thể đơn giản, sơ sài mà nó phải được coi là một hệ thống chương trình và phải được quán triệt trong tất cả các môn học trong mọi hoạt động của học sinh, ở mọi lúc, mọi nơi, có vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hiện tại và tương lai. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 2.1. Thuận lợi của việc dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng là mái trường có bề dày hơn 100 năm, nổi tiếng bởi truyền thống dạy tốt - Học tốt, nơi đây đã là một trong những chiếc nôi đào tạo nhiều hiền tài cho đất nước. Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết vì mục tiêu phát triển của nhà trường, nhiều thầy cô giáo là Nhà giáo ưu tú, Tài năng sư phạm, Giáo viên dạy giỏi, Chiến sỹ thi đua các cấp Các thầy cô thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, trở thành niềm tự hào của các thế hệ học sinh. Trường đã được tặng nhiều Bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh. Trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập và đặc biệt là trường THPT đầu tiên của Nghệ An được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. - Đối với môn Giáo dục quốc phòng - An ninh. Nhà trường cùng các cấp lãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng - An ninh đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với môn học. - Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh tương đối đầy đủ. - Nề nếp, kỷ cương của nhà trường chặt chẽ qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt. - Bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia của chương trình môn Giáo dục quốc phòng - An ninh 11 là bài hay, có tính giáo dục lòng yêu nước cao. 5 Việt Nam. Đa số học sinh chưa hiểu nhiều về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, nhất là chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chính vì lẽ đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho HS thông qua đề tài " Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cho HS trường THPT Huỳnh Thúc kháng qua bài 3 lớp 11 môn Giáo dục quốc phòng, an ninh: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia". 2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. Bài 3 của chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 là bài học mang tính giáo dục cao, mục đích là để học sinh truyền thống hào hùng của dân tộc, chủ quyền biển, đảo lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Qua đó giác ngộ được tinh thần yêu nước, nâng cao vai trò, trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chúng tôi thấy tâm đắc với bài học rất hay và giàu tính nhân văn này, song trong quá trình giảng dạy chúng tôi gặp không ít khó khăn. Điều tôi trăn trở ở đây là phương pháp giảng dạy là phải làm sao để các em nắm được những kiến thức về biển, đảo Việt Nam trong sách giáo khoa được thể hiện rất ít và khá khô khan, không liền mạch và rất thiếu dẫn chứng sinh động cụ thể. Tuy chúng tôi đã có sự đồng cảm với tác giả viết ra cuốn sách này. Đó là: trong một tiết học thời lượng có hạn, một phân phối chương trình hạn chế về mặt thời gian, mà muốn truyền tải một lượng kiến thức cơ bản cần thiết cho học trò, nếu cắt bớt thì thiếu. Vậy làm sao vừa truyền thụ được những kiến thức cơ bản trong SGK một cách dễ hiểu, có chiều sâu, vừa giúp các em có hứng thú học tập, khám phá cái mới, qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp cho các em. Đó là những vấn đề mà tất cả các giáo viên giảng dạy môn học này đều quan tâm. Mỗi giáo viên đều cần có những đổi mới, những sáng kiến, để công tác giảng dạy không ngừng mang lại hiệu quả cao nhất. Vấn đề ở đây là đổi mới như thế nào. Điều đó thật không phải dễ chút nào. Có thể khẳng định phương pháp đọc chép, hoặc hỏi đáp thông thường, xoay quanh trong nội dung bài là không mang lại hiệu quả, vì khô khan, nhàm chán, khó tiếp thu, học sinh không hứng thú. Từ thực trạng trên, tôi thấy cần thiết chọn đề tài: Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài 3- SGK. Để qua bài dạy giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. 3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN. 1. Nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. 1.1 Giáo dục ý thức cho học sinh về vai trò, vị trí của biển đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước. - Thông qua bài dạy Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia HS thấy được vai trò của biển, đảo nước ta: Đã bao đời nay gắn với đời sống kinh tế, văn hóa con người Việt Nam. Biển, đảo đã góp phần tạo nên những thắng lợi hiển hách 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_ve_chu_quyen_bien_dao.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh.pdf