Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương Tổ hợp - Xác suất, Đại số & Giải tích môn Toán lớp 11 ở trường trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương Tổ hợp - Xác suất, Đại số & Giải tích môn Toán lớp 11 ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong dạy học chương Tổ hợp - Xác suất, Đại số & Giải tích môn Toán lớp 11 ở trường trung học phổ thông
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TỔ HỢP, XÁC SUẤT - ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH 11 Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: TOÁN N À M MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài ......................................................................................... 2 3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài ......................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................. 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................. 3 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Tư duy kinh tế ........................................................................................... 3 1.1.2. Các biểu hiện tư duy kinh tế của học sinh phổ thông ............................... 3 1.1.3. Các đặc trưng tư duy kinh tế của học sinh phổ thông .............................. 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 4 1.2.1. Cơ sở về chương trình, nội dung chương Tổ hợp - Xác suất trong Sách giáo khoa Đại số - Giải tích 11 ................................................................. 4 1.2.2. Thực trạng dạy học chương Tổ hợp - Xác suất, Đại số - Giải tích 11 hiện nay ở trường THPH ..................................................................................... 6 1.3. Các giải pháp để hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh phổ thông ........................................................................................................... 14 1.3.1. Các giải pháp chung ................................................................................ 14 1.3.2. Các giải pháp cụ thể để hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh phổ thông qua dạy học môn Toán ...................................................... 14 2. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG TỔ HỢP - XÁC SUẤT ....................................................................................................... 16 2.1. Khi dạy học cần phải xem xét tính khả thi của vấn đề cần giải quyết ....... 16 2.2. Sử dụng các bài tập có nhiều lời giải và phân tích để lựa chọn phương án tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao .............................................................. 18 2.3. Xem xét các kiến thức toán học dưới góc độ thực tiễn ............................. 22 2.3.1. Thay thế các bài tập lí thuyết hàn lâm bằng các bài tập thực tế ............. 22 2.3.2. Sử dụng kiến thức Toán học để giải quyết các bài toán liên quan đến thực tiễn ...................................................................................................... 23 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá là nhiệm vụ cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, sự nghiệp giáo dục cần phải được đổi mới. Cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về tư duy giáo dục và phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học môn Toán học là một yếu tố quan trọng. Hiện nay, nước ta mỗi năm có hàng vạn thanh niên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã trực tiếp lao động sản xuất ở các ngành nghề và cơ sở kinh tế khác nhau. Một bộ phận khác được học lên ở các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để rồi trực tiếp hay gián tiếp lao động hoặc tham gia quản lí kinh tế. Họ là những người phải đối đầu với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Họ luôn phải giải quyết các bài toán kinh tế khác nhau do thực tiễn sản xuất yêu cầu. Vì vậy, việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ xây dựng niềm tin, khả năng tư duy, nhất là tư duy kinh tế là yêu cầu khách quan của cuộc sống mà bất cứ môn học nào trong nhà trường phổ thông cũng phải có trách nhiệm thực hiện tốt. Toán học là một môn khoa học cơ bản, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội hiện đại, nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất, được coi là chìa khoá của sự phát triển. Tuy nhiên, theo điều tra của tác giả, các em học môn Toán vì bắt buộc hoặc mục đích thi cử, chỉ số ít học sinh yêu thích môn Toán bởi hầu như các em vẫn chỉ nhận thấy nó là môn học hàn lâm và là cơ sở tính toán cho nhiều môn học khác. Mặc dù môn Toán có nhiều ứng dụng vào cuộc sống nhưng phần kiến thức gắn liền với thực tế sản xuất dung lượng chưa nhiều và còn mang nặng tính lý thuyết, học sinh rất khó vận dụng kiến thức đã học vào đời sống sản xuất. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán là một vấn đề cấp thiết. Chương Tổ hợp - Xác suất thuộc chương trình Đại số & Giải tích lớp 11 là một nội dung kiến thức rất quan trọng, có nhiều phần kiến thức như: Quy tắc đếm, Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp, xác suất và biến cố có thể được áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch đầu tư Tuy nhiên trong sách giáo khoa, phần kiến thức liên hệ thực tế còn hạn chế. Ở nước ta, cho đến nay, trong lĩnh vực dạy học Toán học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực tư duy cho học sinh, như phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy giải quyết vấn đề Nhưng chưa có những công trình nghiên cứu nào về phát triển tư duy kinh tế cho học sinh trong trường Phổ thông. Vì những lí do đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hình thành và phát 1 PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tư duy kinh tế Cụm từ “Tư duy kinh tế” đã được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên hầu như chưa thấy tài liệu đưa ra định nghĩa tường minh về loại hình tư duy này cũng như nghiên cứu về cấu trúc và thành phần của nó. Tuỳ theo từng vấn đề, nội dung cụ thể mà người ta đưa ra cách hiểu về tư duy kinh tế khác nhau. Chẳng hạn, trong triết lý kinh doanh, tư duy kinh tế là quan trọng nhất. Trong đó tư duy kinh tế phải luôn lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu cuối cùng, phải biết nắm bắt cơ hội, phải mang tính tổng hợp liên ngành và bị ràng buộc bởi nhiều mối liên hệ. Cuối cùng, tư duy kinh tế không chỉ phản ánh bản chất các quan hệ kinh tế trong trong ý thức của chủ thể kinh tế mà còn là phương thức thực hiện. Cụ thể, tư duy kinh tế của nhà kinh doanh được biểu hiện bằng lao động trí tuệ của họ thông qua các nhiệm vụ sau: - Đề ra và lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Quyết định quản trị - Tổ chức hành động thực hiện quyết định điều hành doanh nghiệp - Kiểm tra thực hiện quyết định quản trị. Một số quan điểm lại cho rằng tư duy kinh tế là sự phản ánh vào ý thức con người các hiện tượng, quá trình và quy luật của nền sản xuất xã hội dưới dạng một hệ thống khái niệm. Cùng với những quy luật phổ biến của tư duy nói chung, tư duy kinh tế có những quy luật vận động đặc thù. Nó ra đời và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn sản xuất xã hội của con người, để nhằm giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Mỗi cơ chế quản lí đều dựa trên cơ sở tư duy kinh tế nhất định, do vậy tư duy kinh tế có nhiệm vụ nhận thức và cải biến nền sản xuất xã hội. Đối tượng phản ánh của tư duy kinh tế ở nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tư duy kinh tế phục vụ cho những nhiệm vụ kinh tế trên các hạch toán và kinh doanh, từ tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm thành hàng hoá, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, ... 1.1.2. Các biểu hiện tư duy kinh tế của học sinh phổ thông Đối với học sinh THPT, tư duy kinh tế có thể được biểu hiện qua các yếu tố sau: - Tư duy quản trị: Thể hiện qua sự phân công, sắp xếp công việc - Tư duy chiến lược: Thể hiện qua các việc dự kiến các phương án thực hiện, dự kiến kinh phí, nhân lực, các phương tiện cần thiết, lựa chọn được phương án tối ưu phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sẵn có. 3 - Kỹ năng chuyển đổi ngôn ngữ bài toán kinh tế, tình huống thực tế và bài toán tổ hợp xác suất. c. Tình cảm, thái độ - Thông qua việc học khái niệm cơ bản về hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, xác suất, học sinh hiểu biết thêm về các nhà Toán học và các nghiên cứu của họ, tiệm cận thêm độ nhạy bén về việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó cũng giúp học sinh biết ơn với các nhà khoa học và tập được đức tính hợp tác khoa học của các thế hệ các nhà khoa học. - Những kiến thức mà học sinh học được trong chương này đều thiết thực và gần gũi với sản xuất và đời sống hàng ngày, điều đó càng góp phần tạo hứng thú, khuyến kích các em chăm học để có tài năng thực sự giúp ích cho xã hội. d. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực - Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm. + Năng lực tự học phần luyện tập. + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực thực hành toán học + Năng lực tính toán, xử lí số liệu. + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống + Năng lực quản trị, năng lực tổ chức hành động (tư duy kinh tế) - Phẩm chất: + Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. + Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên, chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động hữu ích, đưa ra những phương án hữu ích giúp ta có sự lựa chọn đúng đắn, những phương thức sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhất. 1.2.1.2. Nội dung dạy học chương Tổ hợp - Xác suất Chương Tổ hợp-Xác suất có thời lượng khoảng 17 đến 20 tiết (tùy thuộc có sắp xếp tiết tự chọn hay không) chủ yếu tập trung vào các nội dung - Quy tắc đếm - Định nghĩa về hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp - Các định nghĩa về phép thử, phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố và xác suất của biến cố. 5 2.Theo thầy (cô) đánh giá thì nội dung chương Tổ hợp-Xác suất trong chương trình Đại số_Giải tích 11 như thế nào? 32 câu trả lời Dễ 5 (16,6%) Bình thường 9 (28,1%) Khó 10 (31,3%) Quá khó 0 0 2 4 6 8 10 12 3. Thầy (cô) có nhận xét gì về vai trò chương Tổ hợp_Xác suất trong chương trình hiện nay ? 32 câu trả lời Rất quan trọng 28(87,5%) Bình thường 4(12,5%) Không quan trọng 0 0 5 10 15 20 25 30 4. Trong năm học 2020-2021 tổ/ nhóm chuyên môn có thường xuyên tổ chức thảo luận về dạy học chương Tổ hợp _Xác suất không ? 32 câu trả lời Hơn 1 lần/ kỳ 3 (9,4 %) 1 lần/ kỳ 3 (9,4%) 1 lần/năm 12 (37,5%) Không tổ chức lần nào 16 (50%) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat_trien_tu_duy_kinh_t.pdf