Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (chuẩn)

doc 26 trang sk11 27/06/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (chuẩn)

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (chuẩn)
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1.Lời giới thiệu
 Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí nói chung và sách giáo khoa Địa lí 11 nói 
riêng chứa đựng một lượng kiến thức rất lớn của từng bài học. Chương trình và nội 
dung sách giáo khoa Địa lí 11 cung cấp cho học sinh những kiến thức về khái quát nền 
kinh tế - xã hội thế giới, địa lí một số khu vực và quốc gia trên thế giới. Đây là những 
không gian địa lí mà học sinh rất khó có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp. Vì vậy, 
việc khai thác, phát hiện các kiến thức từ kênh hình (đặc biệt là các bản đồ, ảnh 
chụp,) có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập môn Địa lí 11 của học sinh. 
Tuy nhiên, từ thực tế dạy học nhiều năm cho thấy, việc học sinh biết cách khai thác và 
sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 còn nhiều hạn chế và đạt hiệu quả 
chưa cao. Từ thực tế đó, bản thân tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học 
sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 (chuẩn)”, 
nhằm góp một phần nhỏ của mình trong việc “bồi dưỡng cho các em phương pháp tự 
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” như điều 24 Luật Giáo dục 
đã trình bày khi nói về phương pháp giáo dục ở phổ thông.
2. Tên sáng kiến:
 “Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa 
Địa lí 11 (chuẩn)”, 
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Khánh Ly
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự – Lập Thạch – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0979907917
Email: tranthikhanhly.gvnggiatu@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Trên cở sở thực tiễn nhiều năm dạy học Địa lí 11, bản thân nhận thấy việc học 
sinh biết cách khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí còn nhiều 
hạn chế và đạt hiệu quả chưa cao; đề tài cung cấp một số kinh nghiệm hướng dẫn học 
sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11. 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 15/09/ 2019 đến nay.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 1 Địa lí 11 cung cấp cho học sinh những kiến thức về khái quát nền kinh tế - xã hội thế 
giới, địa lí một số khu vực và quốc gia trên thế giới. Đây là những không gian địa lí 
mà học sinh rất khó có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp. Vì vậy, việc hướng dẫn 
học sinh khai thác kênh hình (đặc biệt là các bản đồ, ảnh chụp,) trong sách giáo 
khoa Địa lí 11 có nhiều ý nghĩa: 
 - Kích thích tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Nhờ đó học sinh 
hiểu và nắm kiến thức, kĩ năng của bài học một cách đầy đủ, vững chắc hơn.
 - Phát triển ở học sinh khả năng tư duy địa lí, tư duy liên hệ tổng hợp.
 - Góp phần hình thành kĩ năng tìm, xử lý và thông báo thông tin trên cơ sở đó 
mà có phương pháp học tập địa lí, phát triển năng lực tự học - một năng lực quan trọng 
cần thiết của con người trong thời đại công nghiệp hoá, thời đại thông tin, nền kinh tế 
tri thức
 Ngoài ra việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa 
lí 11 còn có tác dụng giúp học sinh có thêm phương tiện trong học tập môn Địa lí (khi 
không có đủ bản đồ treo tường, tập bản đồ thế giới hoặc học sinh ngồi ở vị trí quá xa 
so với bảng,), giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình về các mặt kĩ 
năng, tư duy địa lí.
7.2. Cơ sở thực tiễn
 Bảng 1. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến về việc tích hợp kiến thức địa lí địa 
 phương (ĐLĐP) vào dạy học địa lí lớp 11
 Ý kiến 
 STT Nội dung lấy ý kiến thăm dò Phương án trả lời
 GV (%)
 Theo anh (chị), việc khai thác kiến thức - Cần thiết 90
 1 từ kênh hình trong SGK địa lí 11 có ý 
 - Không cần thiết 10
 nghĩa như thế nào?
 Anh (chị) khai thác kiến thức từ kênh - Giải thích, minh 
 35
 hình trong SGK địa lí 11 chủ yếu nhằm hoạ cho bài học
 mục đích gì? - Bổ sung kiến thức 
 30
 ĐLĐP cho học sinh
 2
 - Làm cho bài giảng có 
 20
 tính thuyết phục
 - Giáo dục tình yêu 
 15
 quê hương cho HS
 3 Theo anh (chị) đánh giá thì việc khai thác - Hứng thú 70
 3 - Các giáo viên đều đồng ý cho rằng cần phải khai thác kiến thức từ kênh hình 
trong SGK địa lí 11 cho học sinh bởi nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo 
dục thế hệ trẻ. 
 - Tuy nhiên, đa số giáo viên thường lấy các ví dụ có sẵn trong SGK để minh 
hoạ, giải thích cho các nội dung kiến thức bài học. Hoặc chỉ lấy những sự vật, hiện 
tượng địa lí chung chung, không đặc trưng cho một địa phương cụ thể, ở xa học sinh 
và trên phạm vi rộng để minh hoạ cho các bài giảng. Trong khi đó các sự vật, hiện 
tượng tương tự có rất nhiều ở địa phương thì hầu như không bao giờ được nhắc tới. 
 - Cũng qua điều tra thấy rằng đa số giáo viên không sử dụng các kiến thức này 
thường xuyên trong các bài lên lớp, một số nhỏ còn không bao giờ đưa vào các bài 
giảng. 
7.4. Các giải pháp
7.4.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức
 *) Đối với giáo viên
 Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 phải có 
hiệu quả cao, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học được quy định 
trong chương trình giáo dục. Tập trung vào việc sử dụng kênh hình như một nguồn 
kiến thức, hạn chế dùng theo cách minh họa kiến thức. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý một 
số vấn đề sau:
 - Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh hình để 
hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới 
cùng học sinh tiếp xúc với kênh hình.
 - Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồng 
thời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình.
 - Khi soạn bài, giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối 
chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh hội kiến 
thức, rèn luyện kĩ năng địa lí có hiệu quả cao.
 - Khi lên lớp, với những nội dung đã có trong kênh hình giáo viên không giảng 
hoặc làm thay học sinh trong việc khai thác chúng mà nêu thành các vấn đề hoặc đặt 
câu hỏi cho học sinh làm, giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn giúp đỡ học sinh. 
Ngoài ra, không bỏ sót một kênh hình nào của sách giáo khoa, đồng thời phải biết 
hướng dẫn học sinh sử dụng chúng đúng lúc.
 5 đó vừa để trả lời các câu hỏi (nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm,) của 
giáo viên đưa ra vừa để hiểu sâu hơn các kiến thức của bài học.
7.4.2. Luyện kĩ năng thực hành
 Do kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11 khá phong phú với nhiều loại 
khác nhau, số lượng mỗi loại cũng khá nhiều. Vì vậy, tôi chỉ trình bày mỗi loại 01 ví dụ 
về kinh nghiệm bản thân trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sao cho có 
hiệu quả nhất.
 *) Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ trong sách 
giáo khoa Địa lí 11
 Sách giáo khoa Địa lí 11 gồm có 29 bản đồ, lược đồ trong 12 bài và một bản đồ 
các nước trên thế giới ở trang 4 và 5. Đây là loại thông tin rất trực quan mô tả về vị trí 
địa lí, các điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư, kinh tế của mỗi đơn vị lãnh thổ.
 Nói về kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí thì bản đồ như một người “anh cả” có 
vai trò và ý nghĩa quan trọng trong dạy và học địa lí. Trước hết vì nó là kiến thức được 
“lý giải” bằng đường nét cụ thể nhất và được ví như cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ hai. 
Các bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học, tự tìm 
tòi nghiên cứu.
 Trước khi hướng dẫn học sinh khai thác bất kì một bản đồ, lược đồ nào trong 
sách giáo khoa Địa lí 11 thì giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến thức 
về bản đồ (hệ thống kinh vĩ tuyến, phương hướng,) và các bước đọc một bản đồ 
(những kiến thức này đã được học ở Địa lí lớp 6 và lớp 10). Tuy nhiên cũng tuỳ theo 
nội dung trên bản đồ, lược đồ mà các yêu cầu này có thể khác nhau. Sau đó lưu ý học 
sinh là bản đồ, lược đồ này sử dụng để tìm hiểu nội dung kiến thức nào bằng hệ thống 
câu hỏi liên quan (có thể do giáo viên tự đặt ra hoặc sử dụng câu hỏi kèm theo trong 
sách giáo khoa).
 - Với bản đồ, lược đồ trình bày các nội dung về tự nhiên: Giáo viên hướng dẫn 
học sinh khai thác các bản đồ tự nhiên theo hệ thống câu hỏi như sau: 
 + Để xác định vị trí địa lí của quốc gia, khu vực, giáo viên cho học sinh trả lời 
các câu hỏi: Phạm vi tiếp giáp của quốc gia, khu vực đó: phía Bắc, phía Nam, phía 
Tây, phía Đông giáp những nước, biển hay đại dương nào? Giáo viên gợi ý cho học 
sinh quan sát hệ thống kinh vĩ tuyến rút ra tọa độ địa lí của quốc gia, khu vực cần tìm 
 7 dân số thưa, vì sao dân số lại phân bố như vậy? Giáo viên có thể gợi ý dựa vào điều 
kiện tự nhiên, lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội để giải thích. Từ đó rút ra thuận lợi, 
khó khăn gì đối với phát triển kinh tế. 
 Ví dụ: Khi dạy đến nội dung phân bố dân cư trong tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã 
hội Trung Quốc – mục III.1. Dân cư, thì giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác hình 
10.4. Phân bố dân cư Trung Quốc (trang 89 – sách giáo khoa Địa lí 11) theo các bước 
sau:
 Hình 10.4. Phân bố dân cư Trung Quốc (trang 89 – SGK Địa lí 11)
 + Giáo viên hỏi học sinh: Mật độ dân số (người/km 2) được chia làm mấy cấp? 
Đó là những cấp nào? Các đô thị lớn chia theo dân số (triệu người) gồm mấy loại?
 + Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát phần nội dung chính của hình 10.4, hãy 
nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc. Về phần nhận xét thì bắt buộc 
học sinh phải dựa vào hình 10.4 mới trả lời được (Dân cư tập trung chủ yếu ở phía 
đông và thưa thớt ở phía tây). Còn về phần giải thích, theo phản xạ thì nhiều học sinh 
sẽ dựa vào phần nội dung kênh chữ trong sách giáo khoa và ghi vở cùng với lời giảng 
của giáo viên ở phần kiến thức trước vừa học – mục II để trả lời mà sẽ không chú ý 
 9 + Dựa vào hình 10.8, hãy xác định các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn 
và lớn? Cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp? Các trung tâm công nghiệp 
phân bố chủ yếu ở miền nào? Tại sao có sự phân hóa rõ rệt giữa miền Đông với miền 
Tây như vậy?
 + Dựa vào hình 10.9, hãy trình bày các vùng nông nghiệp chính Trung Quốc? 
Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
 Hình 10.8. Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc (trang 93 - SGK Địa 
 lí 11)
 11 + Nhận xét biểu đồ từ tổng quát đến cụ thể: trước hết so sánh giá trị năm đầu và 
năm cuối hoặc giá trị cao nhất và thấp nhất, tiếp đến nhận xét từng giai đoạn nhỏ với
những mốc mà số liệu có sự tăng giảm.
 + Nhận xét phải có số liệu chứng minh (kèm theo năm).
 + Có thể tính số lần tăng (số liệu năm sau chia số liệu năm trước) hoặc số lần 
giảm (số liệu năm trước chia số liệu năm sau) hoặc giá trị tăng (số liệu năm sau trừ số 
liệu năm trước) hoặc giá trị giảm (số liệu năm trước trừ số liệu năm sau) để đưa ra 
nhận xét được rõ ràng.
 + Cần chú ý đến các giá trị tăng hay giảm đột ngột và dựa vào các mốc thời gian 
để giải thích sự thay đổi đó.
 + Nhận xét thường đi kèm với giải thích nguyên nhân, do đó học sinh cần dựa 
vào những kiến thức, những hiểu biết của bản thân có liên quan để giải thích.
 Ví dụ: Dựa vào hình 8.6 (sách giáo khoa Địa lí – trang 68), hãy nhận xét tốc độ 
tăng trưởng GDP của LB Nga. Nêu những nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng 
đó.
 Hình 8.6. Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga (giá so sánh) giai đoạn 1990 – 2005 
 (trang 68 – SGK Địa lí 11)
 Đây là biểu đồ cột nên giáo viên cho học sinh quan sát hình với giá trị trên trục 
tung, so sánh độ cao các cột để nhận xét giai đoạn 1990 - 2005 của LB Nga có tốc độ 
tăng trưởng GDP năm nào cao, năm nào thấp, có thể chia làm những giai đoạn nào hay 
không?
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_co_hieu_q.doc