Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 11 ở trường Trung học Phổ thông Ba Vì
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 11 ở trường Trung học Phổ thông Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 11 ở trường Trung học Phổ thông Ba Vì
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT BA VÌ ----------- ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ KỸ THUẬT, MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BA VÌ” Người thực hiện : Giang Trọng Khánh Giáo viên Công nghệ Tổ Công nghệ-Sinh-GDQP Năm học 2011 – 2012 1-ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn công nghệ(CN) ở trường THPT trước đây gọi là môn kỹ thuật(KT) gồm 2 phân môn KTCN và KTNN. Môn công nghệ là môn học có tính ứng dụng cao, nó bao gồm các lĩnh vực rất gần gũi với cuộc sống. Đây là môn học chuyên nghiên cứu việc vận dụng những nguyên lý khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống của con người. Vẽ kỹ thuật là một phân môn trong công nghệ lớp11, cung cấp cho học sinh(HS) những kiến thức cơ bản nhất về cách lập và cách đọc bản vẽ kỹ thuật đơn giản, tạo điều kiện bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng không gian và tư duy kỹ thuật, rèn luyện cho HS đức tính cần cù, chính xác, cẩn thận, ý thức tổ chức kỷ luật. Vẽ kỹ thuật là môn học có tính hướng nghiệp cao. Ngày nay, tất cả các máy móc, công trình dù to, dù nhỏ, trước khi chế tạo, thi công đều được con người vẽ ra và tính toán trước. Vì vậy, vẽ kỹ thuật là “tiếng nói”, là “ngôn ngữ” dùng chung trong kỹ thuật. Ở trường THPT, vẽ kỹ thuật là môn học tương đối khó đối với nhiều học sinh(HS) vì kiến thức môn học chưa có sự đồng tâm, vì môn học liên quan nhiều đến việc hình dung và biểu diễn các vật thể trong không gian, chương trình giảng dạy vẽ kỹ thuật ở cấp học THCS chưa được giáo viên(GV) và học sinh(HS) quan tâm đúng mức. Kết quả là nhiều học sinh(HS) không nắm được kiến thức cơ bản, không có hứng thú học tập, chất lượng dạy và học bộ môn thấp. Để giúp học sinh có thể học tốt vẽ kỹ thuật, đòi hỏi người giáo viên(GV) cần phải tìm tòi suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn, đặc biệt cần chú ý: +Chuẩn bị kỹ bài giảng lý thuyết, hướng dẫn học sinh(HS) làm bài tập thực hành lập và đọc bản vẽ. +Giáo viên(GV) cần rèn luyện kỹ năng vẽ hình tốt trên bảng để hướng dẫn học sinh(HS) vẽ hình vào vở ghi. +Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, sử dụng máy chiếu đúng lúc, đúng chỗ. Lớp Sĩ số Có vở bài tập Có đủ dụng cụ vẽ Ghi chú 11A2 47 12 10 11A3 46 6 4 11A4 46 4 3 11A8 43 4 4 Bảng 1: Bảng điều tra khảo sát số HS có vở bài tập, có dụng cụ vẽ kỹ thuật Làm bài tập vào Làm bài tập vào Lớp Sĩ số Ghi chú vở bài tập vở ghi 11A2 47 10 11 11A3 46 6 7 11A4 46 4 7 11A8 43 4 8 Bảng 2: Bảng điều tra khảo sát số HS thường xuyên làm bài tập vẽ kỹ thuật 3. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ KỸ THUẬT 3a. Bài tập vẽ kỹ thuật ở trường THPT thường có 2 dạng chủ yếu là : +Cho hình không gian 3 chiều(hoặc vật mẫu), hãy lập bản vẽ 3 hình chiếu và trình bày bản vẽ theo tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật. +Cho 2 hình chiếu của vật thể, hãy vẽ hình chiếu thứ 3, hình cắt, hình chiếu trục đo và hoàn thiện bản vẽ. Để học sinh làm được các bài tập vẽ kỹ thuật, giáo viên(GV) cần hướng dẫn học sinh(HS) ôn lại các kiến thức đã học : +Các phép chiếu và ứng dụng(chiếu xuyên tâm, chiếu song song, chiếu vuông góc +Vẽ được các khối hình học cơ bản và hình chiếu của chúng +Các phương pháp biểu diễn vật thể trên bản vẽ 2- Hình chiếu của khối chóp, chóp cụt 3- Hình chiếu của khối trụ 5-Hình chiếu của khối nón, nón cụt Cụ thể: phân tích hình dạng GIÁ LỖ TRÒN ta thấy nó có dạng chữ L nội tiếp trong hình hộp chữ nhật(1), phần cắt đi để tạo dạng chữ L là hình hộp chữ nhật (2), phần nằm ngang có lỗ hình trụ (3), phần thẳng đứng là rãnh hình hộp(4). Chọn hướng chiếu đứng vuông góc với mặt trước, hướng chiếu bằng vuông góc với mặt trên, hướng chiếu cạnh vuông góc với mặt bên trái của vật. Bước 2: Vẽ mờ bằng chì cứng. Áp dụng phương pháp HCVG(PPCGI) để vẽ các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật. Tiến hành vẽ lần lượt từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến nhỏ, căn cứ vào hình chiếu đứng để vẽ. 31 Sau đó, giáo viên trình bày trình tự các bước vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân của một vật thể nào đó. Giáo viên nên chuẩn bị sẵn tranh vẽ khổ A0 mô tả các bước vẽ hình chiếu trục đo của vật thể. Chuẩn bị thước dẹt, bộ com pa, ê ke , phấn màu để hướng dẫn các em vẽ theo. Giáo viên cần vẽ mẫu lên bảng hoặc dùng máy chiếu có sử dụng phần mềm PowerPoint để trình chiếu cách vẽ hình chiếu trục đo. *Các bước vẽ hình chiếu trục đo: +Bước 1: Chọn trục đo phù hợp(vuông góc đều hoặc xiên góc cân). Gắn các trục tọa độ lên hình chiếu. +Bước 2: Dựng trục đo; Chọn một mặt của vật thể làm mặt cơ sở ( thường chọn mặt trước hoặc mặt đáy có hình dạng phức tạp). +Bước 3: Dựng hình chiếu trục đo của mặt cơ sở. +Bước 4 :Từ các đỉnh của mặt cơ sở, dựng các đường thẳng song song với trục đo còn lại và đặt các đoạn thẳng tương ứng của chiều còn lại vật thể lên các đường thẳng song song đó. +Bước 5: Nối các điểm đã xác định, sửa chữa, xóa các đường phụ. Tô đậm, ghi kích thước hình chiếu trục đo. Bài tập 1: Lập bản vẽ 3 hình chiếu từ hình biểu diễn 3 chiều của vật thể: III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: Vẽ kỹ thuật là môn cơ sở của nhiều trường đại học, cao đẳng khối kỹ thuật mà sau này các em theo học và để việc dạy và học bộ môn này có chất lượng, đề nghị các cấp có thẩm quyền của Bộ, Sở giáo dục nên điều chỉnh phân phối chương trình môn công nghệ, phần vẽ kỹ thuật theo hướng tăng số tiết bài tập thực hành lập và đọc bản vẽ. Nên xây dựng cuốn “Bài tập thực hành vẽ kỹ thuật” dành cho học sinh tương tự như cuốn Bài tập thực hành của môn Địa lý. Cuốn: “Bài tập thực hành vẽ kỹ thuật” , sẽ thay thế cho vở bài tập của học sinh mà lâu nay rất ít học sinh làm bài tập.Cuốn: “Bài tập thực hành vẽ kỹ thuật” sẽ có tác dụng rèn luyện kỹ năng lập và đọc các bản vẽ, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh được chính xác và toàn diện hơn. XÁC NHẬN CỦA Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Giang Trọng Khánh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lam_bai_tap_ve_ky_t.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 11 ở trường Trun.pdf