Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật - Tuần hoàn máu (Sinh học 11) tại lớp 11A trường THPT Quang Hà

docx 28 trang sk11 27/06/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật - Tuần hoàn máu (Sinh học 11) tại lớp 11A trường THPT Quang Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật - Tuần hoàn máu (Sinh học 11) tại lớp 11A trường THPT Quang Hà

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật - Tuần hoàn máu (Sinh học 11) tại lớp 11A trường THPT Quang Hà
 MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢNGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
BÁO CÁO KẾT QUẢ...............................................................................................................2
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN ...........................................................................2
I. Lời giới thiệu..........................................................................................................................2
II. Tên sáng kiến: ......................................................................................................................3
III. Tác giả sáng kiến:...............................................................................................................3
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:.............................................................................................3
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:...............................................................................................3
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ............................................................................3
VII. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm:..........................................................................................3
 A. Nội dung: Phần hô hấp ở động vât – Tuần hoàn máu .................................................3
 1. Hô hấp ở động vật.............................................................................................................4
 2. Tuần hoàn máu .................................................................................................................5
 3. Câu hỏi áp dụng ..............................................................................................................10
 B. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................................25
 1. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................25
 2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................................25
 3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................25
 4. Yêu cầu............................................................................................................................25
 5. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................................................25
 6. Kết quả thực nghiệm......................................................................................................26
VIII: Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................................26
IX. Đánh giá lợi ích thu được.................................................................................................27
X. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến 
lần đầu: ....................................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................28
 1 II. Tên sáng kiến:
 “Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấpở động vật – 
Tuần hoàn máu (Sinh học 11) tại lớp 11A trường THPT Quang Hà”.
III. Tác giả sáng kiến:
 Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
 Địa chỉ: Trường THPT Quang Hà - TT Gia Khánh - huyện Bình Xuyên- 
tỉnh Vĩnh Phúc.
 Số điện thoại: 01682042998
 Email: nguyenthiphuongcham.gvquangha@vinhphuc.edu.vn
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
 Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
 Địa chỉ: Trường THPT Quang Hà - TT Gia Khánh - huyện Bình Xuyên- 
tỉnh Vĩnh Phúc.
 Số điện thoại: 01682042998
 Email: nguyenthiphuongcham.gvquangha@vinhphuc.edu.vn
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Đề tài được thực hiện nhằm nâng cao phương pháp dạy và học tích cực 
trong bộ môn sinh học, sử dụng hệ thống câu hỏi trong giảng dạy môn “sinh 
học” có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, Đối tượng nghiên 
cứu của đề tài là phân tích, nội dung kiến thức thức phần hô hấp, tuần hoàn 
máu.Xác định các đơn vị kiến thức, logic khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng 
hệ thống câu hỏi. 
 Đề tài hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh ôn tập phần hô hấp, 
tuần hoàn máu chương trình Sinh học 11, góp phần nâng cao chất lượng và kết 
quả thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11
 Đánh giá so sánh kết quả kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì với các lớp 
cùng khối.
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2018
VII. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm:
 A. Nội dung: Phần hô hấp ở động vât – Tuần hoàn máu
Trong phần này, học sinh cần đạt được:
- Khái niệm hô hấp ở động vật
 3 - Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Khí 
CO2,O2 được trao đổi qua hệ thống ống khí. không cần sắc tố hô hấp không 
cần sự tham gia của hệ tuần hoàn.
- Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của phần bụng.
+ Trao đổi khí bằng mang
* Đại diện: Cá, tôm, cua( thân mềm, chân khớp sống dưới nước)
* Đặc điểm: 
- Mang cá có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt 
mỏng, chứa nhiều mao mạch. Khí O2 trong nước được khuếch tán qua mang vào 
máu. CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước đảm bảo 4 đặc điểm của bề 
mặt TĐK.
- Dòng nước chảy 1 chiều đi từ miệng qua mang liên tục nhờ đóng mở nhịp 
nhàng của miệng, nắp mang và diềm nắp mang.
- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng nước chảy trong mao 
mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của 
mang.
+ Trao đổi khí bằng phổi
* Đại diện: Chim, thú
* Đặc điểm: 
- Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao 
mạch máu. Phổi chim có nhiều ống khí. Khí O 2, CO2 được trao đổi qua bề mặt 
phế nang.
- Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân(bò 
sát), khoang bụng(chim)hoặc lồng ngực(thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống 
của thềm miệng(lưỡng cư).
- Nhờ hệ thống túi khí mà chim luôn có không khí giàu O 2 cả khi hít vào và thở 
ra.
2. Tuần hoàn máu
a. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
* Cấu tạo: 
- Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô.
- Tm: Hoạt động như một cái bơm hút và đẩy máu chảy máu trong mạch máu.
 5 - Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
*Hệ tuần hoàn kín gồm: Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
- Hệ tuần hoàn đơn: Cá, tim 2 ngăn, tâm nhĩ và tâm thất
+ Quá trình tuần hoàn: Máu giàu CO2 từ tâm thất Động mạch mang Mao 
mạch mang (Trao đổi khí tại mao mạch máu giàu O 2) Động mạch lưng 
 Mao mạch (Trao đổi chất với TB) Máu giàu CO2 Tĩnh mạch Tâm nhĩ.
- Hệ tuần hoàn kép: Động vật có phổi: lưỡng cư, bò sát, chim, thú
+ Quá trình tuần hoàn:
Vòng tuần hoàn lớn: - Máu giàu O 2 từ tâm thất trái động mạch chủ Mao 
mạch ( trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch) máu giàu CO 2 Tĩnh 
mạch Tâm nhĩ phải.
Vòng tuần hoàn nhỏ: - Máu giàu CO 2 từ tâm thất phải Động mạch phổi 
Mao mạch phổi (Trao đổi chất với tế bào qua mao mạch phổi) Máu giàu O 2 
Tĩnh mạch Tâm nhĩ trái.
*Đặc điểm: - Máu đi nuôi cơ thể từ tim nên tốc độ máu chảy với áp lực mạnh, 
phân phối máu tới các cơ quan nhanh và đi được xa.
 - Máu qua tim 2 lần.
 - Máu trao đổi gián tiếp qua thành mạch.
c. Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch 
 + Hoạt động của tim
 *Cơ tim hoạt động theo quy luật “Tất cả hoặc không có gì”
- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng → cơ tim hoàn toàn không co bóp.
- Khi kích thích ở cường độ tới ngưỡng → cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
- Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng →cơ tim không co mạnh hơn nữa.
*Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
* Khái niệm Tính tự động của tim: Khả năng co dãn tự động theo chu kì của 
tim gọi là tính tự động của tim.
- Tim ở người, động vật khi cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp 
nhàng nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và O2 với nhiệt độ thích hợp.
* Nguyên nhân tim có tính tự động: do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc 
biệt gọi là hệ dẫn truyền tim.
* Hệ dẫn truyền tim: 
 7 - Vận tốc máu: Tốc độ máu chảy trong 1s:
- Tốc độ máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các 
đoạn mạch.
- Tổng tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược 
lại).
- Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao 
mạch → đảm bảo cho sự trao đổi giữa máu và tế bào.
+ Nguyên nhân làm cho máu chảy liên tục trong hệ mạch(mặc dù tim co 
bóp theo nhịp).
- Sự co bóp của tim( tâm thất)
- Tính đàn hồi co bóp của thành Đ.mạch
- Do sự co bóp các cơ quanh thành mạch
- Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu và cuối của hệ mạch.
- Sự hỗ trợ của các van 1 chiều
- Do sức hút của lồng ngực
- Do sự dãn của tim tạo sức hút âm rất lớn.
d. Cơ chế điều hoà hoạt động tim, mạch
* Điều hoà tim:
- Được điều hoà bởi cơ chế thần kinh: Trung tâm giao cảm và đối giao cảm + Cơ 
chế thể dịch: bởi hoocmon.
+ Dây giao cảm: làm tăng nhịp và sức co tim
+ Dây đối giao cảm: làm giảm nhịp tim và sức co tim.
+ Ađrênalin: làm tăng nhịp và sức co tim.
* Điều hoà hệ mạch:
+ Dây giao cảm: gây co mạch
+ Dây đối giao cảm: gây giãn mạch
* Phản xạ điều hoà tim – mạch: Kích thích(thay đổi huyết áp, nồng độ 
CO2) cơ quan thụ cảm dây thần kinh hướng tâm Thần kinh trung 
ương dây li tâm tim mạch(tăng nhịp tim, co mạch hoặc giảm nhịp tim, 
giãn mạch).
 9 Trả lời:
- Đặc điểm của bề mặt hô hấp: 
+ Bề mặt hô hấp cần phải mỏng, rộng và ẩm ướt để các chất khí dễ dàng khuếch 
tán
+ Có mạng lưới mao mạch phát triển và thường chảy theo hướng ngược chiều 
với dòng khí đi vào để làm chênh lệch phân áp các chất khí giữa hai phía của bề 
mặt hô hấp.
- Đặc điểm cơ quan hô hấp của chim:
+ Dòng máu chảy trong các mao mạch trên thành ống khí ngược chiều với dòng 
khí đi qua các ống khí.
+ Phổi của chim gồm nhiều ống khí song song và các túi khí có thể co giãn giúp 
cho việc thông khí qua phổi theo một chiều và luôn giàu oxi cả khi hít vào và 
thở ra.
Câu 3. Giải thích vì sao khi hít vào gắng sức, các phế nang không bị dãn nở 
quá mức và khi thở ra hết mức thì các phế nang cũng không xẹp hoàn 
toàn?
 Trả lời:
- Khi hít vào gắng sức: Các “thụ quan dãn” nằm trong các tiểu phế quản và 
màng phổi bị kích thích lúc phổi quá căng do hít vào gắng sức, sẽ kìm hãm 
mạnh trung khu hít vào làm ngừng ngay sự co các cơ thở => tránh cho các phế 
nang bị căng qúa mức.
- Khi thở ra gắng sức: Trong các phế nang, bên cạnh các tế bào biểu bì dẹt còn 
có các tế bào hình khối lớn, có chức năng tiết ra chất giảm hoạt bề mặt, là một 
prôtêin tránh cho phế nang bị xẹp hoàn toàn khi thở ra gắng sức.
Câu 4. Một người trước khi lặn đã thở sâu liên tiếp, khi anh ta lặn xuống 
nước có thể gặp phải nguy cơ nào ?
 Trả lời:
- Thở sâu liên tiếp làm giảm sâu nồng độ CO2 đồng thời tăng nồng độ O2.
- Khi lặn xuống nước cơ thể sử dụng oxi và giải phóng CO 2. Tuy nhiên do thở 
sâu nên có thể khi thiếu oxi nhưng nồng độ CO 2 tích lũy chưa cao nên không đủ 
kích thích trung khu hô hấp, người này có thể bị ngạt, hôn mê,...
Câu 5. Cá, tôm, thực hiện quá trình trao đổi khí qua mang. Sự lưu thông 
khí qua mang của cá ,tôm, theo cơ chế nào? 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_on_tap_thi_hoc_sinh.docx
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật - Tuần.doc
  • docĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật.doc