Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần Hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông

doc 55 trang sk11 16/04/2024 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần Hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần Hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần Hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông
 ĐỀ TÀI
 “HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG CÁC ĐỊNH 
LUẬT HÓA HỌC ĐỂ GIẢI BÀI TẬP TRONG MỘT 
 SỐ BÀI LUYỆN TẬP PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ 
 LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ”
 MÔN HÓA HỌC MỤC LỤC Trang
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1. Lí do chọn đề tài 1
 2. Mục đích của đề tài 1
 3. Nhiệm vụ của đề tài 1
 4. Phạm vi của đề tài 2
 5. Tính mới của đề tài 2
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
 1.1. Phương pháp dạy học 3
 1.1.1. Định nghĩa phương pháp dạy học 3
 1.1.2. Quan điểm về phương pháp dạy học 3
 1.1.3. Phương pháp dạy học cụ thể 3
 1.1.4. Kỹ thuật dạy học 3
 1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực được đề tài 3
áp dụng
 1.2.1. Phương pháp dạy học nhóm 3
 1.2.2. Phương pháp giải quyết vấn đề 4
 1.3. Kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả được đề tài áp 5
dụng
 1.3.1 Kỹ thuật “các mảnh ghép” 5
 1.3.2. Kỹ thuật “bể cá” 5
 1.4. Điều kiện để áp dụng phương pháp dạy học tích cực 6
vào đề tài sáng kiến kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao
 1.4.1. Đối với giáo viên 6
 1.4.2. Đối với học sinh 6
 1.4.3. Kế hoạch giáo dục bộ môn 6
 1.4.4. Trang thiết bị dạy học 6
 1.4.5. Đổi mới cách đánh giá kết quả của học sinh 6 2.2. Nguyên tắc để hướng dẫn học sinh sử dụng các định 12
luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần hóa 
học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông
 2.3. Quy trình để hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật 12
hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần hóa học 
vô cơ lớp 11 trung học phổ thông
 2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để 13
giải bài tập trong một số bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 11 
trung học phổ thông qua các tiết tự chọn luyện tập.
 2.4.1. TIẾT TỰ CHỌN 5. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION 13
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
 2.4.2. TIẾT TỰ CHỌN 6. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION 17
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
 2.4.3. TIẾT TỰ CHỌN 7: LUYỆN TẬP AXIT- BAZƠ 21
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH
 2.4.4. TIẾT TỰ CHỌN 10: LUYỆN TẬP AXIT NITRIC 26
VÀ MUỐI NITRAT
 2.4.5. TIẾT TỰ CHỌN 11: LUYỆN TẬP AXIT NITRIC 31
VÀ MUỐI NITRAT
 2.4.6. TIẾT TỰ CHỌN 14: LUYỆN TẬP CACBON 37
MONOOXIT(CO)
 2.4.7. TIẾT TỰ CHỌN 15: LUYỆN TẬP CACBON 41
ĐIOXIT(CO2) VÀ MUỐI CACBONAT
 2.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 46
 PHẦN III: KẾT LUẬN 48
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 cacbonic(CO2) và muối cacbonat”. Tác giả lựa chọn những bài tập có vận dụng các 
định luật, phương pháp hóa học để giáo viên và học sinh sử dụng vào quá trình dạy 
và học nhằm tiết học đạt hiệu quả cao nhất. 
 4. Phạm vi của đề tài
 Do khuôn khổ của đề tài có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu một số phương 
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, các dạng bài tập có áp dụng các định luật, phương 
pháp hóa học vào việc soạn giảng một số giáo án tự chọn theo chương trình sách 
giáo khoa cho học sinh lớp 11 như: Tiết tự chọn 5 “Phản ứng trao đổi ion trong 
dung dịch chất điện li”; Tiết tự chọn 6 “Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất 
điện li”; Tiết tự chọn 7 “Luyện tập axit- bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung 
dịch”; Tiết tự chọn 10 “Luyện tập axit nitric và muối nitrat”; Tiết tự chọn 11 
“Luyện tập axit nitric và muối nitrat”; Tiết tự chọn 14 “Luyện tập khí cacbon 
monooxit (CO)”; Tiết tự chọn 15 “Luyện tập khí cacbonic (CO2) và muối 
cacbonat”, trong chương trình hóa học trung học phổ thông. 
 5. Tính mới của đề tài
 Trong nội dung đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học 
để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ 
thông” lần đầu tiên áp dụng các định luật vào việc soạn các giáo án để giảng dạy 
các tiết tự chọn trên lớp cho học sinh. Đề tài cũng áp dụng cách soạn, cách dạy mới 
với nhiều câu hỏi khác nhau giúp học sinh có thể trao đổi lẫn nhau, tự mình suy 
nghĩ, tư duy khoa học logic. Qua các bài học vận dụng các định luật để trả lời câu 
hỏi, làm bài tập học sinh hiểu sâu sắc hơn về hóa học và nâng cao nhận thức, đam 
mê bộ môn hóa học.
 2 Cả lớp làm việc.
 Giới thiệu về chủ đề.
 Xác định nhiệm vụ chung cho các nhóm.
 Tạo nhóm.
 Làm việc nhóm.
 Chọn chỗ cùng làm việc.
 Lập kế hoạch về việc cần làm.
 Đề ra các quy tắc làm việc chung.
 Giải quyết nhiệm vụ được giao.
 Chuẩn bị để báo cáo kết quả.
 Cả lớp làm việc.
 Các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
 Đánh giá kết quả.
 Kỹ thuật chia nhóm:
 Có nhiều cách tạo nhóm khác nhau, trong đề tài này tác giả chủ yếu tạo 
nhóm dựa vào sơ đồ chỗ ngồi của từng lớp học. Tuy nhiên, trong quá trình dạy 
học, giáo viên có thể lựa chọn một số kỹ thuật tạo nhóm sau đây:
 Dựa vào số thứ tự điểm danh sổ điểm, dựa vào danh sách chia tổ của học 
sinh, dựa vào màu sắc, các mùa hoặc các loài hoa. Điều kiện chung nhóm là chung 
một số, một màu, một mùa hoặc một loài hoa.
 Dựa theo hình ghép: Giáo viên cắt một bức hình thành nhiều mảnh, để cho 
học sinh bốc ngẫu nhiên (Số bức hình tương ứng với số nhóm cần chia). Điều kiện 
chung nhóm là các em học sinh có mảnh ghép để cùng tạo thành một hình.
 Dựa theo sở thích: Những em học sinh có cùng sở thích sẽ tự động tạo thành 
một nhóm.
 Dựa theo tháng sinh: Điều kiện chung nhóm là có cùng tháng sinh với nhau.
 1.2.2. Phương pháp giải quyết vấn đề
 Đây là một trong số các phương pháp dạy học mới nhằm kích thích tính tự 
lực và chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Với phương pháp này, giáo viên 
sẽ đưa ra các vấn đề nhận thức mà ở đó có sự mâu thuẫn giữa những cái đã biết 
và chưa biết, và hướng học sinh tìm cách giải quyết.
 Quy trình thực hiện:
 Xác định vấn đề, tình huống cần giải quyết.
 Tìm kiếm các thông tin có liên quan đến vấn đề, tình huống.
 4 Nhược điểm:
 Không gian thảo luận cần phải rộng rãi.
 Cần có sự hỗ trợ của thiết bị âm thanh hoặc phải nói to trong khi thảo luận.
 Thành viên quan sát bên ngoài khó tập trung vào chủ đề thảo luận.
 1.4. Điều kiện để áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào đề tài 
sáng kiến kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao
 1.4.1. Đối với giáo viên
 Để áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần phải trải 
qua quá trình tìm tòi, tự bồi dưỡng hoặc tham gia các khóa tập huấn, đào tạo mới 
để có thể thích nghi với những thay đổi về chức năng cũng như nhiệm vụ giảng 
dạy của mình. Bên cạnh đó, giáo viên còn phải nhiệt tình, sẵn sàng tiếp nhận 
những thay đổi mới tích cực của nền giáo dục Việt Nam.
 Giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy phải là những người nắm vững về 
kiến thức chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, khéo léo trong cách ứng xử, sử dụng 
thành thạo công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc giảng dạy, biết cách định 
hướng học sinh theo đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên cũng cần phải 
đảm bảo được sự tự do nhận thức của học sinh.
 1.4.2. Đối với học sinh
 Học sinh phải dần xây dựng các phẩm chất và khả năng thích nghi 
với phương pháp dạy học mới như xác định được mục tiêu của việc học, tạo tính 
tự giác học tập, có trách nhiệm với việc học của mình và việc học chung của cả 
lớp, tự giác học tập ở bất kì hoàn cảnh hay điều kiện nào.
 1.4.3. Kế hoạch giáo dục bộ môn 
 Kế hoạch giáo dục bộ môn nên có sự giảm tải về khối lượng kiến thức, 
giảm bớt những nội dung buộc học sinh phải ghi nhớ, các câu hỏi tái tạo hay kết 
luận mang tính áp đặt, thay vào đó nên bổ sung thêm các bài toán về nhận thức, 
các câu hỏi, bài tập vận dụng các phương pháp, định luật hóa học để phát triển trí 
thông minh, các gợi ý để học sinh dựa vào đó phát triển nội dung của bài học.
 1.4.4. Trang thiết bị dạy học
 Đảm bảo trang thiết bị dạy học ở mức độ tốt nhất phục vụ công tác dạy và 
học. Các trang thiết bị phòng máy chiếu, phòng bộ môn sẽ được bố trí để dùng 
chung cho toàn trường. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo về nguyên tắc sử dụng, bảo 
quản theo từng hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học sinh và giáo viên có thể sử dụng ở 
mức tối đa.
 1.4.5. Đổi mới cách đánh giá kết quả của học sinh
 Với các phương pháp dạy học tích cực, cần phải đánh giá kết quả học tập 
học sinh một cách công khai và công bằng. Ngoài ra, nên thực hiện đánh giá toàn 
bộ quá trình học tập của học sinh về tính tự giác, chủ động trong mỗi tiết học.
 6 Dựa vào mục đích dạy học có các loại bài tập: Nghiên cứu tài liệu mới, 
luyện tập, ôn tập, kiểm tra.
 Dựa vào cách tiến hành trả lời: có bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập 
tự luận.
 Dựa vào kỉ năng, phương pháp giải bài tập có các loại: bài tập lập công thức 
phân tử và tìm công thức cấu tạo, phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn khối 
lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích, tăng giảm khối lượng,...Đây cũng là 
các dạng bài tập mà tác giả khai thác nhiều nhất trong đề tài này. 
 Dựa vào loại kiến thức trong chương trình có các loại bài tập như: cấu tạo 
nguyên tử, bảng tuần hoàn, phản ứng oxi hóa- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa 
học,...
 Dựa vào đặc điểm của bài tập có các loại: bài tập định tính và bài tập định 
lượng.
 1.6. Định luật bảo toàn điện tích
 1.6.1. Nội dung định luật
 Nguyên tử, phân tử, dung dịch luôn trung hòa về điện.
 Trong nguyên tử: số proton bằng số electron.
 Trong dung dịch: tổng số mol nhân điện tích dương bằng tổng số mol nhân 
điện tích âm (số mol của điện tích nào ta đem nhân với điện tích đó).
 1.6.2. Phạm vi áp dụng 
 Định luật bảo toàn điện tích được áp dụng khi giải các bài tập về cấu tạo 
nguyên tử, về pha trộn các dung dịch, tính khối lượng dung dịch và các dạng bài 
tập khác có một số bước tính toán liên quan.
 Quá trình sử dụng định luật bảo toàn điện tích, đối với một số bài tập giáo 
viên và học sinh cần kết hợp với các phương pháp bảo toàn khác như: bảo toàn 
khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron, phương pháp tăng giảm khối 
lượng và ngược lại các định luật, phương pháp nêu trên, trong một số bài tập cũng 
cần kết hợp với định luật bảo toàn điện tích.
 Sử dụng định luật bảo toàn điện tích kết hợp với việc viết phương trình hóa 
học ở dạng phương trình ion thu gọn và cân bằng nó.
 1.7. Định luật bảo toàn khối lượng
 1.7.1. Nội dung định luật
 “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm tạo thành 
bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.
 Giả sử có phản ứng giữa A + B C + D có công thức bảo toàn khối lượng 
được viết như sau: mA + mB = mC + mD
 8 Trong phản ứng oxi hóa – khử, số mol electron mà chất khử nhường bằng số 
mol electron mà chất oxi hóa nhận.
 1.9.2. Phạm vi áp dụng
 Định luật chủ yếu được áp dụng cho bài toán có phản ứng oxi hóa – khử của 
các chất vô cơ.
 Có thể áp dụng định luật bảo toàn electron cho một phương trình, nhiều 
phương trình hoặc toàn bộ quá trình.
 Xác định chính xác chất nhường và nhận electron. Nếu xét cho một quá 
trình, chỉ cần xác định trạng thái đầu và trạng thái cuối số oxi hóa của nguyên tố, 
thường không quan tâm đến trạng thái trung gian số oxi hóa của nguyên tố.
 Phương pháp bảo toàn electron thường áp dụng cụ thể vào các bài tập khi 
cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO 3, dung dịch H 2SO4, dung dịch HCl và 
một số axit khác.
 Quá trình sử dụng định luật thường thiết lập các phương trình liên hệ, lập sơ 
đồ chất khử nhường electron và sơ đồ chất oxi hóa nhận electron.
 1.10. Phương pháp tăng giảm khối lượng
 1.10.1. Nội dung phương pháp
 Dựa vào sự chênh lệch khối lượng khi biến đổi chất này thành chất khác có 
thể tính nhanh số mol của một chất trong phản ứng.
 Lưu ý: Hầu hết, một bài tập hóa học nếu dùng được phương pháp tăng giảm 
khối lượng thì cũng dùng được định luật bảo toàn khối lượng để giải và ngược lại.
 1.10.2. Các phương pháp giải bài tập bằng tăng giảm khối lượng
 1.6.2.1. Phương pháp đại số
 Đặt ẩn cho số mol chất phản ứng.
 Lập phương trình biểu diễn độ tăng (hoặc giảm).
 Giải tìm ẩn và kết luận.
 1.6.2.2. Phương pháp suy luận tăng giảm
 Từ độ tăng (giảm) theo đề bài và tăng (giảm) theo phương trình hóa học ta 
tìm ra số mol của các chất.
 1.11. Thực trạng vấn đề môn hóa học bậc trung học phổ thông nơi tác 
giả thực hiện đề tài hiện nay đang công tác
 Qua khảo sát thực tế việc học sinh áp dụng các định luật hóa học vào việc 
giải bài tập hóa học trong một số tiết luyện tập tự chọn phần hóa vô cơ lớp 11 ở 
Trường trung học phổ thông Quỳnh lưu 4 trong thời gian thực hiện đề tài cho thấy:
 Sách giáo khoa hóa học lớp 11 thường không có phần nêu định luật và áp 
dụng định luật hóa học vào giải bài tập cụ thể cho học sinh học tập và làm theo. 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_cac_dinh_lu.doc