Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương “Ancol – Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

pdf 66 trang sk11 07/08/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương “Ancol – Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương “Ancol – Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương “Ancol – Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH 
 .o0o 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
KẾT HỢP MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC VỚI PHƯƠNG PHÁP 
 DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO CHƯƠNG “ANCOL - PHENOL” 
HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC 
 SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 
 Lĩnh vực: Hóa học
 Tác giả : Trương Thị Thu 
 Tổ chuyên môn : Khoa học tự nhiên 
 Năm thực hiện : 2022 
 Điện thoại : 0978411881 
 Vinh, tháng 4 năm 2022 
 0 
 1.3.3. Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học hợp 
 11 
tác 
 1.3.4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác 11 
 1.3.5. Tiến trình thực hiện phương pháp dạy học hợp tác theo hình thức 
 12 
hoạt động nhóm 
1.4. Các biểu hiện của năng lực tự học thông qua áp dụng mô hình 
 13 
lớp học đảo ngược kết hợp với dạy học hợp tác 
1.5. Thực trạng dạy học áp dụng mô hình lớp học đảo ngược và 
phương pháp dạy học hợp tác nhằm phát triển năng lực tự học cho 13 
HS ở một số trường THPT 
 1.5.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên 13 
 1.5.2. Thực trạng học tập của học sinh 15 
 1.5.3. Một số kết luận sau khảo sát 16 
Chương 2 – Thiết kế kế hoạch bài dạy kết hợp mô hình lớp học đảo 
ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương Ancol – Phenol 18 
nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 
2.1. Phân tích mục tiêu và nội dung chương “Ancol – Phenol” 18 
 2.1.1. Cấu trúc chương “Ancol – Phenol” 18 
 2.1.2. Nội dung kiến thức chương “Ancol – Phenol” 18 
 2.1.3. Một số lưu ý khi dạy chương “Ancol – Phenol” 20 
2.2. Xây dựng quy trình dạy học kết hợp mô hình lớp học đảo ngược 
và phương pháp dạy học hợp tác để phát triển năng lực tự học cho 21 
học sinh qua chương “Ancol – Phenol” 
 2.2.1. Nguyên tắc 21 
 2.2.2. Một số yêu cầu khi xây dựng quy trình dạy học 21 
 2.2.3. Tiến trình thực hiện dạy học 22 
2.3. Thiết kế một số kế hoạch bài dạy sử dụng kết hợp mô hình lớp 
 25 
học đảo ngược và phương pháp dạy học hợp tác 
 2.3.1. Kế hoạch bài dạy 1 25 
 2.3.2. Kế hoạch bài dạy 2 34 
 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 42 
 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, đứng 
trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc học ở trường không thể đáp ứng hết nhu 
cầu của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy bồi 
dưỡng NLTH cho HS khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ là nền tảng cơ bản 
đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em trên con đường phía trước và 
đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời. Thực trạng dạy học ở các trường 
THPT trong đó có đơn vị tôi công tác, quá trình giảng dạy đã có một số chuyển biến 
tích cực, tuy thế trong quá trình dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ một chiều, chưa 
phát huy được NLTH của HS. Bên cạnh đó, việc tổ chức hình thức học tập đa dạng 
cho người học đòi hỏi đội ngũ GV phải có kiến thức sâu rộng. Với cùng một nội 
dung kiến thức nhưng lựa chọn phương pháp dạy học khác nhau thì kết quả cũng sẽ 
khác nhau. Do đó, người GV cần biết cách lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp 
nhất nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương 
pháp dạy học hợp tác là phương pháp dạy học đang được áp dụng rộng rãi vì có tính 
thực tiễn cao, khắc phục được cách học một chiều GV giảng bài – HS ghi chép thụ 
động trước kia. Phương pháp này giúp các em ý thức được sức mạnh của tập thể và 
làm việc nhóm góp phần đáp ứng được việc học của HS theo chương trình giáo dục 
phổ thông 2018 sắp tới. 
 Hiện nay đại dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, với phương châm 
“tạm dừng đến trường, không dừng việc học” thì việc ứng dụng CNTT trong dạy 
học là hết sức cần thiết. GV cần phải đổi mới phương pháp dạy học và phát triển 
năng lực nói chung và năng lực tự học cho HS nói riêng. Dạy học theo mô hình lớp 
học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong những phương pháp dạy học hiện 
đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Qua phương pháp dạy học này, người 
học sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các 
thông tin liên quan về bài học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ GV. 
Mô hình này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn, làm chủ quá 
trình học tập của bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám 
phá tri thức. 
 Chương “Ancol - Phenol” có một số nội dung HS đã được tiếp cận từ bậc học 
trung học cơ sở. Nếu GV tiến hành theo phương pháp dạy truyền thống sẽ không 
hiệu quả, HS dễ nhàm chán. Chính vì lẽ đó, dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 
kết hợp với dạy học hợp tác có thể hạn chế tối thiểu những nhược điểm nội tại đó và 
giúp HS phát triển được NLTH. Với mô hình dạy học kết hợp này, HS ứng dụng 
CNTT và truyền thông tự học ở nhà, truy tìm kiến thức, sau đó các nhóm sẽ thảo 
luận với nhau qua ứng dụng học trực tuyến zoom, google meet, zalo... Giờ học ở lớp 
sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận 
nhóm trả lời các câu hỏi còn thắc mắc, mở rộng nâng cao kiến thức bài học. Sau tiết 
 1 6. Phương pháp nghiên cứu 
 Để nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lý luận về NLTH, mô hình lớp 
học đảo ngược và phương pháp dạy học hợp tác. Nghiên cứu video bài giảng trên 
mạng internet, SGK Hóa học 11 và các tài liệu có liên quan. 
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
 - Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia về cơ sở lý luận, phương 
pháp nghiên cứu cũng như quy trình dạy học kết hợp mô hình lớp học đảo ngược và 
dạy học hợp tác để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chương “Ancol – 
Phenol”. 
 - Phương pháp điều tra thực trạng việc ứng dụng CNTT trong học tập của HS 
và việc sử dụng kết hợp mô hình lớp học đảo ngược kết hợp dạy học hợp tác ở trường 
THPT hiện nay với việc phát triển NLTH cho HS. 
 - Phương pháp thực nghiệm: thiết kế và thực nghiệm kế hoạch bài dạy có sử 
dụng kết hợp mô hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác. Khảo sát ý kiến của 
GV, HS và các nhà quản lý giáo dục. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với GV, 
xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng. 
 - Phương pháp toán học thống kê: sử dụng để xử lí số liệu, phiếu điều tra, 
khẳng định tính tin cậy của những số liệu đã thu thập được. Trên cơ sở tiến hành so 
sánh các giá trị thu được giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng, đánh giá hiệu 
quả của các biện pháp đã thực nghiệm, khẳng định tính khả thi của đề tài. 
7. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài 
 Đề tài có những đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau: 
 - Phân tích làm rõ cơ sở lí luận về: NLTH, mô hình lớp học đảo ngược, phương 
pháp dạy học hợp tác. Đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho HS THPT. 
 - Đánh giá được thực trạng NLTH môn Hóa học của HS và thực trạng việc sử 
dụng mô hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác trong dạy học nhằm phát triển 
NLTH của học sinh THPT ở một số trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 
 - Thiết kế kế hoạch bài dạy và đưa ra quy trình tổ chức dạy học kết hợp mô 
hình lớp học đảo ngược và dạy học hợp tác nhằm phát triển NLTH cho HS . 
 - Dạy học thử nghiệm trên 2 cặp lớp đối chứng và xử lý số liệu thực nghiệm. 
 - Đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Hóa học nói chung về 
đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy NLTH cho HS hiện nay. 
 3 Để tự học có hướng dẫn của HS đạt kết quả cao, GV phải tuân thủ nghiêm 
những điều sau: 
 - Tạo động lực cho người học, giúp người học vượt qua các khó khăn, nhất là 
giai đoạn đầu. 
 - Không châm chước, chiếu cố để người học không có tư tưởng ỷ lại. 
 - Tạo được điều kiện về cơ sở vật chất cho việc tự học. 
1.1.3. Sự cần thiết để phát triển năng lực tự học trong dạy học ở trường phổ 
thông 
 Tự học là một giải pháp giúp HS giải quyết, xử lý khối lượng kiến thức đồ sộ 
với quỹ thời gian ít ở nhà trường. Tự học giúp khắc phục nghịch lý: kiến thức thì vô 
vạn mà tuổi HS thì có hạn. 
 Tự học giúp tạo ra tri thức bền vũng cho người học bởi nó là kết quả của sự 
hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học và lựa chọn. Có phương pháp tự học đúng 
đắn và phù hợp sẽ đem lại kêt quả học tập cao hơn. Khi biết cách tự học, HS sẽ có ý 
thức và tự xây dựng thời gian tự học cho riêng cá nhân, tự nghiên cứu sách vở, đọc 
tài liệu, tìm hiểu thêm trên mạng, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo, biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập. 
1.1.4. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT 
 Để dạy cho HS biết cách tự học, hình thành và phát triển NLTH, GV phải yêu 
cầu HS tự học tập, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, khuyến khích HS mạnh dạn 
đưa ra các ý kiến, đề xuất của bản thân, nhiệt tình tham gia các hoạt động nhóm. Bên 
cạnh đó GV cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như nêu các tình 
huống có vấn đề, phương pháp dạy học dự án, mô hình lớp học đảo ngược, phương 
pháp dạy học webquest nhằm tạo động cơ, hứng thú học tập cho HS. Một số biện 
pháp bồi dưỡng NLTH như sau: 
 - Xây dựng và duy trì động cơ học tập cho HS. 
 - Xây dựng phương tiện học liệu tự học để HS có thể học tập mọi lúc, mọi nơi 
phù hợp với điều kiện và sở thích cá nhân của HS. 
 - Xây dựng các nội dung học tập hấp dẫn, trực quan, phù hợp với năng lực 
nhận thức của HS. 
 - Tạo điều kiện cho HS tự đánh giá được kết quả học tập sau mỗi lần học. 
 - Nội dung bài học trên lớp không được lặp lại nội dung đã tự học ở nhà mà là 
sự tiếp nối, phát triển, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của HS và định hướng tự học. 
 - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận trong giờ học 
 - Hướng dẫn HS cách xây dựng kế hoạch học tập. 
 - Hướng dẫn HS cách đọc SGK, tài liệu tham khảo, cách tìm thông tin trên 
internet. 
 5 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_voi.pdf