Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế giúp tăng hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế giúp tăng hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế giúp tăng hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 11
Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 MỤC LỤC 1. Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................................................................2 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.............................................................................................2 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp....................................................................3 1.3. Mục tiêu của giải pháp........................................................................................................12 1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp. .............................................................................................12 1.5. Phương pháp thực hiện. ......................................................................................................13 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng ...........................................................................................14 2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp...............................................................................14 2.1. Quá trình hình thành nên giải pháp.....................................................................................14 2.2. Những cải tiến để phù hợp với thực tiến phát sinh.............................................................15 2.3. Nội dung của giải pháp mới hiện nay .................................................................................15 2.3.1. Thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế dùng để đặt tình huống vào bài mới......16 2.3.2. Thí nghiệm vui cùng với hiện tượng thực tế đặt ra trong quá trình dạy......................20 2.3.3.Thí nghiệm học sinh tự làm ở nhà ................................................................................28 3. Hiệu quả giải pháp .....................................................................................................................33 3.1. Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp. ...........................................................33 3.2. Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được ..........................................................................33 3.3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp. .............................................................................37 3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp.....................................................................37 4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị ...................................................................................................38 4.1. Kết luận...............................................................................................................................38 4.2. Tính khả thi.........................................................................................................................38 4.3. Đề xuất, kiến nghị..............................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................39 PHỤ LỤC ......................................................................................................................................41 0 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Giải pháp KẾT HỢP THÍ NGHIỆM VUI CÙNG VỚI HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ GIÚP TĂNG HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 11 1. Cơ sở đề xuất giải pháp. 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục. Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp của giáo viên và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. 2 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng: “Hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan”. Annoi nhà tâm lý học người Mỹ lại cho rằng: “Hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào”. Theo các nhà tâm lý học, giáo dục học Việt Nam Các tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó . Có nhiều quan niệm khác nhau về hứng thú, tuy nhiên có thể coi quan niệm của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn là bao hàm nhất: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”. Khái niệm này vừa nêu được bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân. Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. b) Vai trò của hứng thú trong dạy học. Có nhiều công trình nghiên cứu đã đồng nhất hứng thú học tập với hứng thú nhận thức. Theo chúng tôi thì hứng thú học tập chỉ là một bộ phận của hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức là một hiện tượng tâm lý diễn ra trong quá trình con người tiến hành hoạt động nhận thức. Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được hoặc một số lĩnh vực khoa học nhằm vào mặt nội dung và quá trình hoạt động của nó. Trong quá trình này cá nhân không chỉ dừng lại ở 4 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 thay đổi. Điều đó có nghĩa là có thể điều khiển được hứng thú, khác với quan niệm cho rằng hứng thú là một cái gì bẩm sinh, bất biến. Điều mà thầy giáo phải thực hiện thường xuyên là kích thích hứng thú trong quá trình dạy học thông qua: Nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức Hiện nay việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS chủ yếu tập trung vào hướng này. d) Hứng thú học tập môn Hóa học Vai trò của hứng thú trong học tập môn hóa học: Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách. Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là điều cực kỳ quan trọng, làm cho các em say sưa với công việc của mình, đặc biệt là học tập. Đối với môn Hóa học, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy các lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy môn học khô khan, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn vai trò của môn Hóa học trong trường phổ thông. Hứng thú học tập môn Hóa học còn tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực ở HS trong quá trình học tập. Nó tạo ra sự say mê, thích thú khi tiếp nhận tri thức, tạo ra sự hài lòng với kết quả học tập. Đây chính là động lực thúc đẩy các em tìm tòi, sáng tạo trong học tập hóa học. Vì vậy, hứng thú học tập hóa học tác động đến toàn diện bản thân người học và hiệu quả của quá trình dạy học môn Hóa học. Hứng thú học tập môn Hóa học tác động đến HS cả trong và ngoài giờ lên lớp, kích thích họ tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức học tập hiệu quả hơn. 6 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển . Thái độ đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Các em đã xác định cho mình một hứng thú ổn định về một số môn học nào đó và thường liên quan đến việc chọn nghề của HS, nên nhiều em rất tích cực học một số môn mà các em chọn thi đại học, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác. Hơn nữa, hứng thú nhận thức của thanh niên sâu và bền vững hơn thiếu niên. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên. Các em có khả năng tự làm thí nghiệm, tự tạo ra các thí nghiệm đơn giản, sử dụng được các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Do vậy, các em thuận lợi hơn trong việc tiếp thu các kiến thức về Hóa học và vận dụng vào thực tiễn. 1.2.3. Thực trạng về hứng thú học tập hóa học của học sinh. a) Hứng thú của HS đối với giờ học hóa học Với mục đích tìm hiểu mức độ biểu hiện hứng thú của HS đối với giờ học hóa học đưa ra các mức độ. Kết quả điều tra 62 HS (2 lớp) về mức độ biểu hiện hứng thú của HS: Bảng 3.1. Hứng thú của HS đối với giờ học hóa học Mức độ Số lượng % Rất thích 6 10 Thích 20 32 Bình thường 31 50 Không thích 5 8 8 GV: Đinh Thị Bé Trường THPT Nguyễn Du Năm học 2016 - 2017 Biểu đồ 3.2. Các hoạt động ảnh hưởng hứng thú học tập môn Hoá học Chỉ nghe thầy giáo giảng 15.6 Làm bài tập 19.7 Theo gõi GV làm thí nghiệm 8.5 Tự làm thí nghiệm 27.7 Xem thầy giáo trình bày qua máy chiếu 6.1 Làm bài kiểm tra 3.7 Thi đố vui giữa các nhóm 15.2 Lựa chọn khác 3.3 0 5 10 15 20 25 30 Trong khi các hoạt động tự lực kích thích hứng thú của HS thì các hoạt động thụ động không thể làm được điều đó, chỉ có 8,5% số HS được điều tra cảm thấy hứng thú khi theo dõi GV làm thí nghiệm và 15,6% tìm thấy sự hứng thú khi ngồi nghe thầy giáo giảng bài. - Tình trạng lớp học tương đối trầm ở các trường lớp THPT khá phổ biến hiện nay. Khi khảo sát ngẫu nhiên 2 lớp THPT, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá nửa 50% , rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao (xấp xỉ 43%), còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể. 10 GV: Đinh Thị Bé
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_thi_nghiem_vui_cung_voi_hien_t.doc