Sáng kiến kinh nghiệm Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn Giáo dục quốc phòng – An ninh Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

docx 54 trang sk11 11/08/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn Giáo dục quốc phòng – An ninh Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn Giáo dục quốc phòng – An ninh Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Sáng kiến kinh nghiệm Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn Giáo dục quốc phòng – An ninh Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (HƯNG NGUYÊN)
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: 
 "KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI 
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA THÔNG QUA BÀI 3 LỚP 11 
 MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN 
 LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA"
 Người thực hiện: Trần Văn Mạnh - Ngô Sỹ Thanh Thảo
 Lĩnh vực: Giáo dục Quốc phòng - An ninh
 Số điện thoại: 0973.490.051 - 0349.148.226
 Năm học: 2020 - 2021 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết thường Viết tắt
Trung học phổ thông THPT
Giáo dục Quốc phòng - an ninh GDQP - AN
Sách giáo khoa SGK
Sách giáo viên SGK
Phương pháp dạy học PPDH
Học sinh HS
Giáo viên GV
Phương pháp giáo dục PPGD
Tình huống TH
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN
Biên giới Quốc gia BGQG
Trường Sa TS
Hoàng Sa HS 
Cộng hòa nhân dân CHND. quyền lãnh thổ và biển, đảo Quốc Gia thông qua bài 3: Bảo vệ chủ quyền lành thổ 
và biên giới Quốc Gia (GDQP - AN lớp 11).
 Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giảng dạy bài 3: "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và 
biên giới Quốc Gia" ở nhiều trường THPT còn mang tính "truyền thụ tri thức một 
chiều", dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Còn chưa chú 
trọng vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của học sinh.
 Từ những lý do trên, chúng tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: 
"Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường 
Sa thông qua bài 3 lớp 11 môn Giáo Dục Quốc Phòng – An ninh: Bảo vệ chủ 
quyền lãnh thổ và biên giới Quốc Gia" với mục đích giúp các em học sinh nhận 
thức đúng đắn và rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo HS và TS 
tránh nhận thức sai lệch trước âm mưu của các thế lực thù địch.
2. Tính mới, đóng góp mới của đề tài
 2.1. Tính mới của đề tài
Đây là đề tài đã được nghiên cứu, thực nghiệm thành công và đúc rút từ kinh 
nghiệm có tính thực tiễn cao được triển khai trên hai cơ sở giáo dục. Đề tài đã kế 
thừa nhiều thành tựu trong nỗ lực giáo dục tư tưởng bảo vệ chủ quyền trên 2 quần 
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của HS qua giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lành 
thổ và biên giới Quốc Gia". Từ đó tìm ra một hướng đi mới trong việc thực hiện 
nhiệm vụ quan trọng này khi dạy học bài 3 lớp 11 môn GDQP - AN cho HS 
THPT.
 2.2. Đóng góp mới của đề tài
Người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã từng nói " lật thuyền cũng là dân, đẩy 
thuyền cũng là dân", do đó việc giáo dục tư tưởng cho người dân nói chung và thế 
hệ trẻ học sinh – tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng. Trong phạm vi 
nghiên cứu của đề tài đã tìm ra những biện pháp giáo dục góp phần quan trọng 
trong việc xây dựng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học sinh.
 3. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp và thời gian nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Thấy được vai trò, ý nghĩa của dạy học bài 3: Bảo vệ chủ quyền lành thổ và biên 
giới Quốc Gia ( GDQP –AN lớp 11) trong khẳng định chủ quyền biển đảo trên 2 
quần đảo HS và TS. 
- Đề xuất các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ chủ 
quyền của học sinh qua việc giảng dạy bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên 
giới Quốc Gia.
- Phương pháp soạn giảng bài 3: Bảo vệ chủ quyền lành thổ và biên giới Quốc Gia.
3.2. Phạm vi, đối tượng,thời gian nghiên cứu PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1. Cơ sở vấn đề nghiên cứu 
 1.1. Cơ sở lý luận
Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo ở ngoài khơi Việt Nam: quần đảo Hoàng 
Sa chỗ gần nhất cách đảo Ré, một đảo ven bờ của Việt Nam, khoảng 120 hải lý; 
cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý về phía Đông; quần đảo TS chỗ gần nhất cách 
Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía Đông.
Từ lâu nhân dân Việt Nam đã phát hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường 
Sa, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của mình đối với hai 
quần đảo đó một cách thật sự, liên tục và hoà bình.
Luật Biển Việt Nam được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 
21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã xác định rõ “Quần đảo 
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sathuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài 
phán quốc gia của Việt Nam”. Tuy nhiên, việc tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, 
đảo trong khu vực và trên biển Đông đã, đang và sẽ diễn ra gay gắt; đồng thời, đây 
cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớnTrong số các chủ 
thể tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc là quốc gia có tham vọng lớn nhất. Tham 
vọng đó đã được các nhà lãnh đạo các thế hệ khác nhau từ Mao Trạch Đông đến 
nay, bằng những biện pháp và phương thức khác nhau thực hiện. Từ hoàn thiện 
văn bản quy phạm pháp luật, thành lập các đơn vị hành chính đến khẳng định trên 
thực địa, nhằm từng bước kiểm soát, khống chế tiến đến độc chiếm biển Đông, lấy 
biển Đông làm bàn đạp tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ DươngTình hình này 
đặt ra cho Việt Nam: một mặt, cần khai thác các chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng 
minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa 
và Trường Sa; nhưng mặt khác, cũng cần phải đấu tranh phản bác lại những quan 
điểm sai trái của phía Trung Quốc, kể cả quan điểm chính thức và quan điểm của 
học giả . Theo ý nghĩa đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích những cơ sở lịch sử 
và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa.
 Ngay từ thời xa xưa, các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam như “Toản Tập 
Thiên Nam tứ chí Lộ Đồ Thư”, “Giáp Ngọ Bình Nam đồ”, “Phủ biên tạp lục”, 
“Đại Nam nhất thống toàn đồ”, “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép rõ Bãi cát 
vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa (cả 
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.
Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thế kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam 
cũng đã nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa hình và khai thác tài nguyên trên 24/7/1933, Pháp thông báo cho Nhật việc Pháp đưa quân ra đóng các đảo chính 
trong quần đảo Trường Sa. Ngày 04/4/1939, Pháp đã phản kháng Nhật đặt một số 
đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc quyền tài phán của Nhật.
 Từ sau thế chiến thứ 2 cho đên nay, Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định chủ 
quyền đối với 2 quần đâỏ Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 26/01/1974, Chính phủ 
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm về 
việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, ngày 14/2/1974 tuyên bố khẳng 
định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt 
Nam; xiii) tháng 9/1975, đoàn đại biểu chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa 
Miền Nam Việt Nam tại Hội nghị khí tượng Colombo tuyên bố quần đảo Hoàng Sa 
là của Việt Nam và yêu cầu Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) tiếp tục ghi tên 
trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam trong danh mục trạm khí tượng của Tổ 
chức Khí tượng Thế giới (trước đây đã được đăng ký trong hệ thống các trạm của 
WMO dưới biển số 48.860; xiv) Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt 
Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện 
đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau này, khi điều chỉnh địa giới 
hành chính, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa 
thuộc tỉnh Khánh Hòa; xv) Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã 
nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa hoặc trong các công hàm gửi các bên liên quan, trong các tuyên bố của 
Bộ Ngoại giao, trong các Hội nghị của Tổ chức Khí tượng Thế giới (ở Genève 
(tháng 6/1980), của Hội nghị Địa chất Thế giới ở Paris (tháng 7/1980) v.v. Nhà 
nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách Trắng” (năm 1979, 1981, 1988) về chủ 
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định hai 
quần đảo này là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam 
có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật 
pháp và thực tiễn quốc tế, ngày 14/3/1988 Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt 
Nam ra tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang tại Trường Sa và khẳng 
định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, tháng 4/2007, 
Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và 
xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa (18); xvi) Luật Biển Việt Nam được Quốc hội 
khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã 
xác định rõ “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền, quyền chủ 
quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam” (19); xvii) ngày 02/5/2014, Trung 
Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc 
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn của tỉnh 
Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng 
đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo công ước luật biển của Liên Hợp 
Quốc năm 1982. Để bảo vệ giàn khoan HD 981, Trung Quốc đã huy động tới 80 
tàu thuyền các loại, trong đó có 07 tàu quân sự, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công 
nhanh 753, 33 tàu hải cảnh cùng nhiều tàu vận tải và ngư binh. Hằng ngày Trung 
Quốc còn điều động hàng chục tốp máy bay hoạt động trên bầu trời khu vực đó. Có Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 
XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu 
vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui 
vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính 
quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý quần 
đảo này.
Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung 
Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa. 
Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số quân đang 
chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy 
định của Hiệp định Giơ-ne-vơ và trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp 
tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, CHND Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng nhóm 
phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội 
viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, CHND Trung Hoa lại huy 
động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội 
Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của CHND Trung Hoa đều gặp phải 
sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị Chính phủ Việt 
Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà 
nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ miền Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp 
định Giơ-ne-vơ năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh 
ngoại giao và dư luận.
1.2.1.2. Đối với quần đảo Trường Sa:
- Trung Quốc: Đã tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 
30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris 
gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định "các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ 
Trung Quốc".
Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1956, 
quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình.
Năm 1988, CHND Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những 
bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn 
này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển. Năm 1995, 
CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía 
Đông Nam quần đảo Trường Sa. Hiện nay họ đang sử dụng sức mạnh để bao vây, 
chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía Đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc 
quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_khang_dinh_chu_quyen_cua_viet_nam_doi.docx