Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo ra một số sản phẩm dùng trong gia đình

pdf 117 trang sk11 16/04/2024 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo ra một số sản phẩm dùng trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo ra một số sản phẩm dùng trong gia đình

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo ra một số sản phẩm dùng trong gia đình
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG 
 KIẾN THỨC HÓA HỌC LỚP 11 VÀ LỚP 12 TẠO RA 
 MỘT SỐ SẢN PHẨM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH 
 MÔN: HÓA HỌC 
 MỤC LỤC 
PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 
I. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................... 1 
III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ................................................. 2 
IV. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 2 
V. Những đóng góp của đề tài................................................................................... 2 
PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 3 
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................... 3 
1.1. Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất , năng lực ............... 3 
1.2. Yêu cầu đối với giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục 
phát triển phẩm chất năng lực. .................................................................................. 3 
1.3.Yêu cầu cần đạt của môn Hóa học. ..................................................................... 4 
1.4. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển năng lực vận 
dụng kiến thức đã học. .............................................................................................. 5 
1.4.1. Dạy học dự án. ................................................................................................ 5 
1.4.2. Dạy học giải quyết vấn đề. .............................................................................. 5 
1.4.3. Dạy học thực hành trong môn Hóa học. ......................................................... 5 
1.4.4. Dạy học hợp tác. .............................................................................................. 6 
1.4.5. Sơ đồ tư duy. ................................................................................................... 6 
1.5. Thực trạng dạy học hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng trong các chủ đề môn 
Hóa học ở một số trường THPT chúng tôi đã khảo sát............................................. 6 
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN 
THỨC HÓA HỌC LỚP 11 VÀ LỚP 12 TẠO RA MỘT SỐ SẢN PHẨM DÙNG 
TRONG GIA ĐÌNH. ............................................................................................... 7 
2.1. Các chủ đề có nội dung vận dụng và sản phẩm tương ứng. .............................. 7 
2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng tạo ra các sản phẩm........... 8 
2.2.1. Chủ đề Este- lipit ............................................................................................ 8 
2.2.2. Chủ đề Cacbohidrat ..................................................................................... 17 
2.2.3. Chủ đề Amin- Amino axit ............................................................................ 21 
2.2.4. Chủ đề peptit và protein ................................................................................ 25 
2.2.5. Chủ đề phân bón hoá học .............................................................................. 29 
 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 GV Giáo viên 
 HS Học sinh 
 THPT Trung học phổ thông 
 NL Năng lực 
 III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 
 1.Khách thể nghiên cứu 
 Quá trình dạy học một số chủ đề hoá học lớp 11,12 
 2. Đối tượng nghiên cứu 
 Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học tạo ra một số sản phẩm dùng 
trong gia đình. 
 3. Giả thuyết khoa học 
 Học sinh hiểu rõ các ứng dụng của hoá học trong các vấn đề thực phẩm, sinh 
hoạt, sản xuất nông nghiệp, môi trường, phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá 
học vào thực tiễn, tự mình tạo ra các sản phẩm an toàn từ nguyên liệu dễ tìm tại địa 
phương phục vụ gia đình. 
 IV. Phương pháp nghiên cứu. 
 1.Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 
 Các tài liệu về lý luận dạy học , các nghiên cứu sản phẩm liên quan đến đề tài. 
 Phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, đối với các tài liệu, 
nghiên cứu thu thập được. 
 2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 Phỏng vấn HS, người dùng thử sản phẩm. 
 Quan sát quá trình học tập, thực hành của HS. 
 Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả của sản phẩm, đề xuất. 
 V. Những đóng góp của đề tài. 
 Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo ra một 
số sản phẩm dùng trong gia đình. 
 Học sinh hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học, tạo ra 
các sản phẩm thiết thực an toàn, sử dụng hiệu quả. 
 2 b. Giáo viên cần đầu tư vào việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học 
và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp. 
 c. Giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập, nghiên 
cứu. GV luôn lưu tâm đến tầm quan trọng của phương pháp học tập, nghiên cứu ở 
học sinh, hướng dẫn học sinh kiên trì tập luyện để hình thành phương pháp học tập, 
nghiên cứu khoa học, phù hợp đặc thù môn học, góp phần tạo ra sự phát triển năng 
lực tự chủ và tự học.Yêu cầu này đòi hỏi GV phải hướng dẫn cho HS biết cách xây 
dựng kế hoạch học tập, biết đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin khoa học, lắng nghe ghi 
chép, suy luận tìm tòi; biết quy trình nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức đã 
học trong đời sống thực tiễn. 
 d. Giáo viên tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác. GV đầu 
tư vào việc kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm, phát huy nỗ lực của 
chính cá nhân trong hoạt động nhóm. Điều này giúp HS có điều kiện để hình thành 
phát triển cả về năng lực tự chủ lẫn năng lực giao tiếp và hợp tác. Yêu cầu này đòi 
hỏi GV phải có khả năng khuyến khích HS cố gắng tự lực, hợp tác chặt chẽ với 
nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện, tìm tòi cái mới. GV cũng cần có khả năng 
tổ chức thảo luận trong dạy học hợp tác. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập 
thể, ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định hoặc bác bỏ và học sinh phát triển khả 
năng của bản thân. 
1.3.Yêu cầu cần đạt của môn Hóa học. 
 a. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn Hóa học trong 
bồi dưỡng phẩm chất cho HS. 
 Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu 
là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.Thông qua việc tổ chức các 
hoạt động học tập GV giúp HS hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, rèn 
luyện tính trung thực , tình yêu lao động và tinh thần trách nhiệm, dựa vào hoạt động 
thực nghiệm, thực hành,góp phần nâng cao nhận thức của HS về việc bảo vệ và 
sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm của người lao động 
, nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. 
 b. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc 
hình thành, phát triển các năng lực chung cho HS. 
 Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển ở HS các năng lực chung tự 
chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sang tạo. 
 c. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc 
hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS. 
 Môn Hóa học hình thành và phát triển ở HS năng lực hóa học – một biểu hiện 
đặc thù của NL khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hóa học; tìm hiểu 
thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; vận dụng kiến thức đã học. 
 4 hành hóa học mà còn có cơ hội phát triển tư duy bậc cao như đặt câu hỏi, nêu giả 
thuyết, giải quyết các vấn đề cụ thể về mặt thực nghiệm trong môn hóa học. 
1.4.4. Dạy học hợp tác. 
 Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS làm việc theo nhóm 
để cùng nghiên cứu trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra. 
 Dạy hoc hợp tác có các đặc điểm như: có hoạt động xây dựng nhóm, có sự 
tương tác lẫn nhau một cách tích cực, ràng buộc trách nhiệm cá nhân-trách nhiệm 
nhóm, hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. 
1.4.5. Sơ đồ tư duy. 
 Sơ đồ tư duy là cách ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay phân tích một vấn đề, là 
hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 
và biểu diễn bằng các từ khóa, hình ảnh Chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở 
giữa, các ý triên khai sắp xếp vào các nhánh chính, phụ xung quanh. 
1.5. Thực trạng dạy học hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng trong các chủ đề 
môn Hóa học ở một số trường THPT chúng tôi đã khảo sát. 
 Năm học 2020-2021 và 2021-2022 chúng tôi đã thực hiện khảo sát giáo viên 
bộ môn Hóa và học sinh ( 40 người) ở một số trường THPT trong và ngoài địa bàn 
huyện Nam Đàn về việc vận dụng kiến thức đã học đề sản xuất các sản phẩm ứng 
dụng trong cuộc sống gia đình và kết quả thu được là: 
 Số sản phẩm 
 được HS vận 1-2 sp/ năm 3-4 sp/ năm >4 sp/ năm 
 TT 
 dụng tạo ra hoc. hoc. hoc. 
 sau khi học 
 1 Khối 11 11 ( 27,5 %) 22 (55%) 7 ( 17,5% ) 
 2 Khối 12 12( 30%) 23 (57,5%) 5( 12,5%) 
 Nhận xét: Khi phỏng vấn GV và HS, các em HS mong muốn được vận dụng 
làm ra >4 sản phẩm ứng dụng trong năm học sau chiếm tỷ lệ khá cao ( 75%) 
 6 2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng tạo ra các sản phẩm. 
 Khối 12 
2.2.1. Chủ đề Este- lipit 
 Tiết 1 : Hoạt động 4 : Vận dụng và mở rộng kiến thức 
 Giới thiệu: Hiện nay nhu cầu tự làm các sản phẩm chăm sóc cho gia đình rất đa 
dạng. Trong đó xà phòng là sản phẩm được sử dụng hàng ngày cho mọi lứa tuổi. 
Câu hỏi đặt ra là liệu các em có thể làm được xà phòng với kiến thức đã học hay 
không? Để đáp ứng nhu cầu bản thân, các em sẽ cùng nhau nghiên cứu xây dựng 
quy trình sản xuất xà phòng từ chất béo và thực hiện tạo ra xà phòng theo quy trình 
đó. Sản phẩm của mỗi nhóm sẽ là bản thiết kế mô tả quy trình sản xuất xà phòng và 
01 bánh xà phòng sản xuất theo quy trình đề xuất đáp ứng được các tiêu chí đã đặt 
ra ban đầu. 
 Sản phẩm làm ra cần đạt một số tiêu chí như 
 + An toàn với da tay (có pH phù hợp) 
 + Có màu sắc, hương thơm, hình dáng đáp ứng được sở thích. 
 + Quy trình thực hiện đơn giản 
 + Giá thành hợp lí. 
 a. Mục tiêu hoạt động 
 Hướng dẫn học sinh làm xà phòng. 
 Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng này được thiết kế cho các nhóm HS tự 
nghiên cứu quy trình, thảo luận thống nhất quy trình đề xuất thử nghiệm tại lớp 
nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn, 
hình thành phát triển năng lực thực hành hóa học. Thống nhất được các tiêu chí trong 
phiếu đánh giá đánh giá sản phẩm với học sinh đề định hướng cho việc thực hiện 
sản xuất xà phòng. 
 b. Nội dung hoạt động 
 Hướng dẫn học sinh xây dựng quy trình sản xuất thử nghiệm xà phòng theo 3 
giai đoạn: nghiên cứu kiến thức và đề xuất quy trình, báo cáo quy trình đề xuất ( để 
GV và các bạn góp ý, đảm bảo an toàn); thực hiện sản xuất theo quy trình đề xuất, 
thử nghiệm sản phẩm, điều chỉnh quy trình. 
 Giải quyết các bài tập thực tiễn 
 c. Tổ chức thực hiện 
 Hoạt động 4. Thiết kế, trình bày và bảo vệ quy trình nhóm lựa chọn làm 
xà phòng ( 20 phút -tại lớp ) 
 Mục tiêu: 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_van_dun.pdf