Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường Trung học Phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh

docx 25 trang sk11 03/07/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường Trung học Phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường Trung học Phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường Trung học Phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
 MỤC LỤC
 Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT2
I. PHẦN MỞ ĐẦU3
1. Mục đích của sáng kiến 3
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến3
3. Đóng góp của sáng kiến4
4. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 4
II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN BÓNG 7
CHUYỀN
1.1. Thực trạng về khung chương trình và kế hoạch dạy học môn TTTC
 7
bóng chuyền trường THPT Thuận Thành số 1 - tỉnh Bắc Ninh.
1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường THPT 8
1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường 9
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀO 
 11
TRONG THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn TTTC Bóng chuyền 11
2.2. Nguyên nhân và những sai lầm thường mắc của học sinh trong kỹ
 12
thuật chuyền bóng.
2.3. Những căn cứ để lựa chọn bài tập khắc phục những sai lầm thường
 13
mắc trong môn TTTC Bóng chuyền
2.4. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm
 15
thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng.
CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨC CÁC BÀI TẬP ĐÃ ỨNG DỤNG 21
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
1. Kết luận 23
2. Kiến nghị 24
IV. PHỤ LỤC 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến
 Giáo dục thể chất (GDTC) là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ và tăng 
cường sức khỏe, hoàn thiện tố chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kỹ 
năng vận động cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Do đó nhiều nhà sư 
phạm rất quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ và xếp giáo dục thể chất 
là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nhà trường phổ 
thông.
 Đối với môn Bóng chuyền là môn mang tính tập thể cao, là môn học tự 
chọn được nhiều trường dụng vào giảng dạy. Tuy nhiên, để chơi được đòi hỏi 
các em phải nắm vững được kỹ thuật cơ bản cũng như rèn luyện được kỹ năng 
cần thiết.
 Qua quá trình quan sát một số trường về môn học tự chọn bóng chuyền tôi 
nhận thấy đa số học sinh (HS) khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng chưa thực 
hiện đúng yêu cầu đặt ra, nguyên nhân là kỹ thuật cơ bản của các em sai, giáo 
viên chưa đưa ra được các bài tập bổ trợ tối ưu để dẫn dắt nhằm bổ trợ hoàn 
thiện kỹ thuật chuyền bóng. Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy cho học sinh 
môn học tự chọn bóng chuyền tôi nhận thấy cần phải chỉ ra những sai lầm học 
sinh thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng và cách khắc phục để các em luyện 
tập đạt hiệu quả hơn.
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
 Cùng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Ngành Giáo dục và Đào tạo 
đã chỉ đạo triển khai dạy tốt môn học GDTC và TTTH đã có bước phát triển 
đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tích chung trong sự nghiệp giáo dục 
và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác 
GDTC và TTTH vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng giảng dạy ít nhiều cũng bị 
ảnh hưởng do cấu trúc chương trình GDTC của các cấp học chưa bảo đảm tính 
thống nhất và thiếu cân đối về nội dung. Sự đổi mới trong phương pháp dạy và 
học tuy đã có những chuyển biến theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh,
 3 Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu trên cơ sở 
tham khảo những tài liệu khoa học lý luận chung. Lý luận và phương pháp giáo 
dục thể chất, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT cho học sinh THPT một số 
chỉ thị tại văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Công tác giáo dục thể chất trong 
trường học, các luận văn khoa học của sinh viên Trường đại học TDTT I và các 
tài liệu môn bóng chuyền. Nhằm có những thông tin cần thiết và thiết thực để 
quá trình nghiên cứu đạt kết quả tốt.
4.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
 Để thu thập số liệu cho đề tài,chúng tôi đã trao đổi với các thầy cô là giáo 
viên thể dục, học sinh trong trường THPT Thuận Thành số 1 – huyện Thuận 
Thành - tỉnh Bắc Ninh về các nội dung sau:
- Nội dung chương trình TTTC Bóng chuyền
- Cơ sở vật chất, thiết bị tập luyện ở trường học.
- Nhu cầu học môn TTTC Bóng chuyền của học sinh trong trường phổ thông.
 - Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình giảng dạy 
TTTC Bóng chuyền .
4.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
 Phương pháp này để quan sát hình thức, nội dung phương pháp tổ chức 
dạy học môn TTTC Bóng chuyền nhằm bổ sung những yêu cầu phù hợp với nội 
dung, hình thức, phương pháp hoạt động gây hứng thú cho học sinh trong học 
tập và vui chơi và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường để 
nâng cao hiệu quả giờ học góp phần phát triển thể chất cho các em học sinh.
2.4. Phương pháp toán học thống kê
 Sử dụng các công thức tính % để xử lý các số liệu đảm bảo tính chính xác.
4.3. Tổ chức nghiên cứu
4.3.1. Thời gian nghiên cứu: Sáng kiến được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 
đến tháng 2 năm 2023 chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022
 - Đọc và phân tích tài liệu
 - Lập kế hoạch nghiên cứu.
 5 PHẦN 2. NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC 
 DẠY VÀ HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN BÓNG CHUYỀN TẠI THPT 
 THUẬN THÀNH SỐ 1 - TỈNH BẮC NINH
 1.1. Thực trạng về khung chương trình và kế hoạch dạy học môn TTTC 
 bóng chuyền trường THPT Thuận Thành số 1 - tỉnh Bắc Ninh.
 1.1.1. Khung chương trình môn học bóng chuyền lớp 11
 Chương trình môn TTTC của cấp trung học phổ thông được tiến hành dạy 16 
 tiết/1 học kỳ. Môn tự chọn được chọn và học theo lên trong 3 năm học phổ 
 thông. Nội dung môn học đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Cụ thể khung nội 
 dung chương trình môn TTTC bóng chuyền được dạy trong 3 năm phổ thông 
 được trình bày ở bản 1.1, 1.2.
 Bảng 1.1. Phân phối chương trình dạy môn học bóng chuyền lớp 11
 Thứ tự tiết học
 Nội dung
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
1 Di chuyển. + + +
2 Chuyền bóng cao tay, đệm bóng, + + +
 phát bóng thấp tay chính diện.
3 Phát bóng thấp tay nghiêng + + +
 mình.
4 Luật. +
5 Một số chiến thuật phối hợp + + +
6 Một số động tác phát triển thể +
 lực.
7 Đấu tập + +
8 Kiểm tra +
 7 trường đại học là không có, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình dạy học 
môn tự chọn Bóng chuyền cho học sinh.
 Ngoài công tác chuyên môn, do đặc thù của bộ môn nên nhiều GV còn 
phải dạy kiêm nhiệm môn Giáo dục quốc phòng - An ninh và làm các công tác 
khác như: Công tác Đoàn, Công đoàn
1.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
 Cơ sở vật chất là những trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. 
Muốn chất lượng giờ học được tốt đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị bởi lẽ đó 
chúng tôi đã đi vào đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho môn Bóng 
chuyền của trường THPT Thuận Thành số 1.
 Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi đã thu được kết quả về thực trạng cơ sở 
vật chất phục vụ cho môn Bóng chuyền của trường, thể hiện ở bảng 2.3.
 Bảng 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, 
 học tập môn TTTC Bóng chuyền của trường THPT Thuận Thành số 1.
 Số lượng
 TT Cơ sở vật chất Chất lượng
 (quả)
 1 Sân bóng chuyền và lưới (bộ) 04 Chưa đảm bảo
 2 Bóng chuyền 20 Cũ
 3 Sân trường 2 Lát gạch
 Kết quả bảng 2.3 cho thấy cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn TTTC 
Bóng chuyền của trường vẫn chưa được đầy đủ. Với những dụng cụ tập luyện cơ 
bản như trên chỉ đủ cho hai lớp học, những buổi có nhiều lớp học trùng giờ thì 
việc bố trí sân tập gặp nhiều khó khăn đặc biệt là thiếu dụng cụ tập luyện. Về 
chất lượng sân bãi tập luyện môn bóng chuyền thì nhà trường chỉ có 2 sân chung 
lát gạch, không được an toàn cho các em khi tập luyện. Có 4 sân bóng chuyền, 
nền bê tông, nhưng nằm giữa lối đi lại và ngay gần lớp học nên cũng không đảm 
bảo phục vụ tốt cho việc học tập.
 Tất cả những vấn đề về cơ sở vật chất như trên có ảnh hưởng không nhỏ 
tới chất lượng giờ học thể dục của nhà trường. Từ những thực trạng trên cho
 9 CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP 
 VÀO TRONG THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong giảng dạy môn TTTC Bóng chuyền
2.1.1. Cơ sở lý luận
 Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay xu hướng xã hội hoá về phong 
trào thể thao đang được quan tâm, đặc biệt là hướng tới đối tượng thanh thiếu 
niên, đây là nguồn nhân lực quan trọng nhất để đào tạo bồi dưỡng và huấn luyện. 
Bóng chuyền là môn được mọi tầng lớp yêu thích. Trên thực tế đối với môn 
bóng chuyền trên địa bàn huyện Thuận Thành phong trào tập luyện môn bóng 
chuyền phát triển rất mạnh mẽ, nhưng chủ yếu là mang tính tự phát, tập luyện 
chưa có lâu dài, chưa chú ý tới khâu kỹ thuật cơ bản.
 Bắc Ninh là một trong những tỉnh phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Những 
năm gần đây giải bóng chuyền nữ cấp Quốc gia và khu vực thường xuyên diễn 
ra ở đây. Để bắt kịp với xu thế, tỉnh Bắc Ninh cũng đang xây dựng khu liên hợp 
Bóng chuyền để phục vụ cho việc đào tạo VĐV và tổ chức các giải đấu. Điều 
này cho thấy sự phát triển của môn thể thao đồng đội này đang ngày càng được 
quan tâm. Chính vì vậy việc lựa chọn môn TTTC Bóng Chuyền vào trong giảng 
dạy trong chương trình phổ thông là đúng đắn và kịp thời, còn đối với học sinh 
chỉ được học một số kỹ thuật cơ bản ở trường (nếu giáo viên chọn vào phần học 
tự chọn) nên chất lượng đem lại chưa cao.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
 Ở cấp THPT môn bóng chuyền được đưa vào chương trình tự chọn cho 
 học sinh nhưng do điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đảm nhận chưa 
 đem lại hiệu quả cao. Bên cạch đó về tài liệu nghiên cứu chưa phố biến ở các 
 trường, trong sách giáo viên chỉ đưa ra được các bài tập mang tính đơn điệu, 
 chưa chuyên sâu hoặc tập theo phương pháp chung cho mọi đối tượng học sinh. 
 Đối tượng học sinh yếu chưa có bài tập bổ trợ để dẫn dắt, cách sửa sai chưa cụ 
 thể, học sinh khá giỏi chưa đưa ra được bài tập nâng cao cho phù hợp. Nên khi 
 kết thúc chương trình học chỉ rất ít em nắm được yếu lĩnh kỹ thuật còn đa số 
 các em thực hiện kỹ thuật động tác sai dẫn đến hình thành kỹ năng dộng tác sai.
 11 - Cách dùng lực chưa phối hợp được các ngón tay, cổ tay, vai và toàn thân.
- Bóng đi thấp.
- Bóng không đi xa.
- Đau ngón tay khi chuyền bóng.
b. Chuyền bóng thấp tay bằng hai tay (đệm bóng).
- Tư thế di chuyển để chọn điểm rơi của bóng chưa hợp lý.
- Điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác, dùng lực chưa đúng đa số chỉ dùng lực từ 
khuỷu tay đến cổ tay.
- Dùng lực quá mạnh hoặc quá yếu, thân người gò bó, tay luôn nắm sẵn trước. 
Chưa phối hợp được sức của toàn thân chỉ sử dụng một bộ phận cánh tay.
- Bóng đi thấp.
- Bóng không đi theo ý muốn.
- Đánh bóng không có lực.
2.3. Những căn cứ để lựa chọn bài tập khắc phục những sai lầm thường 
mắc trong môn TTTC Bóng chuyền cho học sinh lớp 11 trường THPT 
Thuận Thành số 1 – huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh
2.3.1. Căn cứ vào mục tiêu cấp trung học phổ thông
 Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp để 
rèn luyện hoàn thiện thể chất; vận dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ 
sinh hoạt và tập luyện, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao; có ý 
thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể 
hiện khát khao vươn lên; từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với 
năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc 
và hội nhập quốc tế.
2.3.2. Căn cứ vào đặc điểm môn Bóng chuyền
 Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp không 
va chạm thân thể trực tiếp do có lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu bóng chuyền 
theo hướng toàn diện – cao – nhanh – biến.
 Toàn diện trong thi đấu Bóng chuyền thể hiện trong một loạt kỹ thuật cơ 
bản (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảng thời gian ngắn. Kỹ thuật
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_khac_phuc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật.pdf