Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 * SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO KỶ THUẬT ĐẬP CẦU CHÍNH DIỆN MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ANH SƠN 3” Môn: Thể dục Tác giả: Lê Quyết Thắng Tổ: Khoa học xã hội Số điện thoại: 0912.462.437 Anh Sơn, tháng 4 năm 2022 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................2 2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................3 2.1. Nhiệm vụ 1.......................................................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ 2.......................................................................................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................3 I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................................3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................................3 1.1. Đặc điểm tâm, sinh lý. ....................................................................................................3 1.2. Vị trí vai trò đánh giá trình độ tập luyện của học sinh ..............................................6 1.3. Cơ sở lý luận của giảng dạy kĩ thuật động tác .............................................................6 1.4. Đặc điểm kỹ thuật đang nghiên cứu (kỹ thuật đập cầu). ...........................................7 III. CƠ SỞ THỰC TIỄN...........................................................................................................8 1. Thực trạng hiệu quả thực hiện kĩ thuật đập cầu trong môn cầu lông học sinh lớp 11 Của trường THPT Anh sơn 3. ..............................................................................................8 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các bài tập.....................................9 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................................12 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................27 1.Kết luận..................................................................................................................................27 2.Kiến nghị: ..............................................................................................................................27 . TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................28 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết cụ thể. Một trong những vấn đề đó là nghành thể dục thể thao (TDTT) hiện nay vẫn chưa được phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Để phục vụ và đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đã sớm được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng và chỉ thị của Chính Phủ. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã xác định:.. “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của con người Việt Nam, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng và mạng lưới thể dục thể thao rộng khắp” Chỉ thị 36-CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban chấp hành trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng: “Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong cuộc sống phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải đóng góp tích cực, nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân” và chỉ thị cũng nêu rõ: “Thực hiện giáo dục thể chất cho tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao tạo thành nếp sống hàng ngày cho tất cả các học sinh, và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”. Môn cầu lông ra đời đầu tiên ở nước Anh 1872. Cho đến mãi 1960 thì cầu lông mới xuất hiện ở nước ta đầu tiên ở Hà Nội và Sài Gòn, sự xuất hiện này được nhân dân ta tiếp nhận một cách sôi nổi. Ở Việt Nam cầu lông có một vị trí khá quan trọng trong hoạt động văn hóa thể dục thể thao của quần chúng nhân dân lao động trong cả nước là một trong những môn nằm trong Đại hội thể dục thể thao và hội khỏe phù đổng toàn quốc. Hiện nay cầu lông là một trong những môn được kỳ vọng có thể đem lại niềm hy vọng vàng về cho nền thể thao nước nhà. Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện. Muốn làm Việc có hiệu quả, trước hết con người cần có sức khoẻ, khoẻ để lao động, học tập và sang tạo. Xác định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bộ môn, với chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, môn giáo dục thể chất được Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là môn bắt buộc. Trong môn giáo dục thể chất có nhiều nhiều chuyên đề, trong đó cầu lông là một trong những chuyên đề chính mà học sinh được học theo kế hoạch dạy học phân đều cả ba khối. So với các chuyên đề giáo dục thể chất khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ thì cầu lông là chuyên đề mà học sinh dễ tiếp cận, dễ chơi, khá phổ biến, để phát triển sức khoẻ không yêu 2 Về mặt tâm lý, các học sinh trường trung học phổ thông Anh sơn 3 có một trình độ hiểu biết về Cầu lông nhất định, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, có nhiều ước mơ nhưng còn nhiều khuyết điểm. Ở lứa tuổi này, thế giới quan đã được hình thành rõ nét tính tự ý thức cao và có những suy nghĩ chính chắn hơn. Đây là cũng là lứa tuổi có tính sáng tạo và ý thức trong học tập gắn liền với hứng thú nghề nghiệp luôn định hướng tốt trong quá trình học tập của mình. + Hứng thú: Tính tự giác tích cực cao trong học tập xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới ước mơ nghề nghiệp của mình. Song hứng thú học tập cũng như rèn luyện còn nhiều động cơ khác nhau như: tự ái, hiếu danh, cũng có khi là lòng ham thíchcho nên giáo viên phải định hướng cho người tập những động cơ đúng đắn để người tập có được những hứng thú bền vững trong học tập. + Tình cảm: Tuổi thiếu niên là lứa tuổi mang tính tập thể nhất, điều quan trọng đối với lứa tuổi này là được sinh hoạt, vui chơi, muốn thể hiện khả năng của mình với các bạn cùng trang lứa. Trong lớp học thường xuyên xảy ra một sự phân chia nhất định, xuất hiện những người được lòng nhất (được nhiều người tin yêu) và những người ít được lòng nhất. Những người có vị trí thấp (ít được lòng tin yêu của người khác) thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình. Một điều cần chú ý ở lứa tuổi này là: ở mối quan hệ giữa nam và nữ được tích cực hóa một cách rõ rệt. Phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng, vì có nhiều nhóm bạn thuần nhất, có khá nhiều nhóm pha trộn, cả nam và nữ. Do vậy nhu cầu về tình bạn với bạn khác giới được tăng cường. Và ở một số bạn đã xuất hiện sự rung động trong tình cảm với các bạn khác giới, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm nhất thời không xác định. + Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như ghi nhớ tương đối ổn định, vì lứa tuổi này trí nhớ đã phát triển tốt, đã đảm bảo được tính loogic, tư duy được chặt chẽ và lĩnh hội được bản chất của vấn đề học tập. Do đặc điểm trí nhớ của lứa tuổi này khá tốt đang trong giai đoạn phát triển nên giáo viên, có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải phân tích sâu sắc các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò ý nghĩa cũng như phương pháp sử dụng các phương tiện, phương pháp trong quá trình giáo dục thể chất để người tập có thể tự lập một cách độc lập trong thời gian rỗi. Các phẩm chất ý chí rõ ràng và được hoàn thiện như người trưởng thành nên lứa tuổi này phải được sự hướng dẫn tận tụy của giáo viên mới tập được những bài tập khó và đòi hỏi khắc phục khó khăn, có tính kiên trì nhẫn nại trong tập luyện. 1.1.2. Đặc điểm sinh lí. - Hệ thần kinh: 4 tập. Lượng vận động cực đại không đảm bảo các phản ứng thích nghi cần thiết cho sự phát triển trình độ thể thao. Còn lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ năng lượng của cơ thể dẫn đến hiện tượng rối loạn bệnh lí, nếu tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn, sử dụng các bài tập chuyên môn hạn hẹp cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Do đó những bài tập phát triển toàn diện với lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong chương trình huấn luyện thể thao. 1.2. Vị trí vai trò đánh giá trình độ tập luyện của học sinh. Cầu lông là môn thể thao có tính quần chúng và nghệ thuật cao, đang được phát triển nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Môn cầu lông đã được ủy ban Olympic Quốc tế đưa vào thi đấu trong chương trình của 24 môn thi đấu tại Đại hội Olympic. Hiện nay, cầu lông đang được phổ biến rộng rãi trong quần chúng như một phương tiện để giáo dục, rèn luyện thể chất, sức khỏe và trình độ văn hóa thể thao cho mọi người. Ở Việt Nam thể thao cầu lông đã và đang phát triển rộng rãi trong các lứa tuổi và giới tính. Thi đấu cầu lông là sự giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu và xây dựng tình hữu nghị đoàn kết hợp tác với nhau trong công tác, nghề nghiệp và văn hóa thể dục thể thao, giữa các cơ quan với nhau, giữa địa phương này với địa phương kia, giữa dân tộc này với dân tộc khác. 1.3. Cơ sở lý luận của giảng dạy kĩ thuật động tác. Cũng như các môn thể thao khác, giảng dạy cầu lông có nhiều phương pháp, để đạt được kết quả tốt trong quá trình giảng dạy và huấn luyện đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp tối ưu nhất. Hiện nay, có phương pháp thường được sử dụng rộng rãi nhất đó là: Phương pháp giảng dạy và làm mẫu, phương pháp sử dụng các bài tập định mức ngoài ra còn một số phương pháp khác. 1.3.1. Phương pháp giảng dạy và làm mẫu. Ở giai đoạn đầu, phương pháp này giúp người tập nhanh chóng định hình được động tác kĩ thuật cơ bản để từ đó chuyển sang rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo động tác. - Quá trình giảng dạy phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu đồng thời có lặp lại để người tập nắm bắt nhanh nhất các yêu cầu của kĩ thuật cơ bản, xây dựng cảm giác chuẩn của động tác. - Thị phạm có thể tiến hành sau hoặc đồng thời với giảng giải để người tập quan sát và tự tư duy tiếp thu một cách nhanh nhất và chính sác nhất các kĩ năng động tác theo yêu cầu của mỗi bài tập. Với những động tác dễ thực hiện có thể giảng giải và thi phạm một cách hoàn chỉnh động tác hoặc bài tập đó. Với những kĩ 6 chóng bước chân phải lên một bước nhỏ để giữ thăng bằng. Sau đó lại về tư thế chuẩn bị đánh quả cầu sau. Phối hợp kĩ thuật đập cầu với kỹ thuật nhảy cao trong động tác nhảy đập cầu. Sử dụng kĩ thuật bật nhảy trước còn toàn bộ kỹ thuật đập cầu được thực hiện ở trên không với tốc độ nhanh nhất, đánh cầu ở điểm cao nhất mà cơ thể có thể vươn tới. III.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng hiệu quả thực hiện kĩ thuật đập cầu trong môn cầu lông học sinh lớp 11 Của trường THPT Anh sơn 3. 1.1. Thực trạng thực trạng cơ sở vật chất và quá trình giảng dạy kĩ thuật đập cầu trong môn cầu lông cho học sinh lớp 11 Của trường THPT Anh sơn 3. Ở các trường trung học cơ sở hiện nay nói chung và trường trung phổ thông Anh sơn 3 nói riêng. Bộ môn cầu lông đã được đưa vào quá trình giảng dạy và được đông đảo học sinh hưởng ứng, bên cạnh đó cũng đã có những bước tiến cơ bản đạt được những thành tích đáng khích lệ. Song vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ toàn diện cả về chất và lượng, với đặc thù là môn thể thao phải được tập luyện trong nhà thi đấu, ít chịu sự ảnh hưởng của các tác động bên ngoài gây khó khăn cho công tác giảng dạy và tập luyện. Ngoài ra, trong môn cầu lông đòi hỏi phải đáp ứng được công tác chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như: sân thi đấu đúng kích thước, lưới, cầu,.. và các dụng cụ cần thiết khác. Nhưng thực tế thông qua quá trình đi dám sát và theo dõi tại trường trung học phổ thông Anh sơn 3, thì chúng tôi đã nhận thấy rằng: điều kiện cơ sở vật chất dạy học nói chung và bộ môn thể dục nói riêng chỉ ở mức tương đối, trong đó nổi lên những vấn đề cơ bản về cơ sở vật chất đối với môn cầu lông trong nhà trường như: Chỉ có một sân thi đấu và tập luyện để học, số lượng vợt lại nhiều, chất lượng vợt cũng kém,... Từ đó đã gây nên những khó khăn đáng kể cho công tác dạy và học môn cầu lông tại trường. Mặt khác, ở trường trung học phổ thông Anh sơn 3 số lượng giáo viên đảm nhiệm bộ môn thể dục chỉ có 5 người, nhưng trong đó chỉ có một giáo viên có kiến thức chuyên sâu về cầu lông. Với điều kiện thời tiết mưa, gió, bão,củng đã gây không ít khó khăn cho công tác giảng dạy của giáo viên thể dục như: Ảnh hưởng tới việc làm mẫu của giáo viên, đặc biệt là những môn như cầu lông thì rất khó giảng dạy trong điều kiện thời tiết mưa gió, nếu thời tiết xấu hơn thì có thể cho học sinh nghỉ học và về nhà tự ôn tập. Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng với sự nhiệt tình, cố gắng học hỏi trao dồi kinh nghiệm về kiến thức cầu lông, cùng với sự nhiệt tình thích học môn cầu lông của học sinh nên trình độ thực hiện kỹ thuật của các em cũng đã được cũng cố ở mức tương đối nhưng vẫn chưa phát triển hiệu quả cao. 1.2. Thực trạng về hiệu quả thực hiện các bài tập nâng cao kĩ thuật đập cầu chính diện (cầu lông) cho nam học sinh Muốn có cơ sở thực tiễn để 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_nang_cao_ky_thuat_dap_c.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh.pdf