Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Lạc giai đoạn 2015-2020

doc 33 trang sk11 25/08/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Lạc giai đoạn 2015-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Lạc giai đoạn 2015-2020

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Yên Lạc giai đoạn 2015-2020
 MỤC LỤC
I. Lời giới thiệu..........................................................................................................1
II. Tên sáng kiến........................................................................................................3
III. Tác giả sáng kiến:................................................................................................3
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.................................................................................3
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến..................................................................................3
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử....................................3
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến.............................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài..................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ...................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. .............................................................................5
1. Một số khái niệm đạo đức và các chức năng của đạo đức ....................................5
2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh.....................6
3. Những nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của công tác giáo dục đạo đức................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ............................11
1. Tình hình chung...................................................................................................11
2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường................................12
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG .....................18
1. Xây dựng Trung tâm trở thành một môi trường thật tốt để giáo dục ý thức .......18
2. Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp ............20
3. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp . .......................................................................22
4. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải gắn liền giữa gia đình, nhà trường ............23
KẾT LUẬN .............................................................................................................27
VIII. Những thông tin cần được bảo mật ................................................................29
IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ...................................................29
X. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến. ...............................................29
XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng thử............................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................31 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu
 Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu 
trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo được 
coi là quốc sách hàng đầu của đất nước trong việc tạo nguồn nhân lực cho sự 
phát triển mang tính bền vững của quốc gia.
 Nghị quyết Hội nghị TW II - Khoá VIII của BCH TW Đảng chỉ rõ: 
“Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh giáo 
dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển 
nhanh và bền vững”.
 Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng xác định: 
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, 
tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập 
dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực 
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
 Giáo dục đạo đức là một trong những mặt giáo dục quan trọng trong mục 
tiêu giáo dục của nhà trường ở nước ta hiện nay. Nó có vai trò quan trọng trong 
việc hình thành nhân cách của con người - nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển 
của đất nước. Đối với dân tộc Việt Nam: đạo đức là vốn quý của con người, cái 
“đức” là nền tảng, là căn bản của con người. Sinh thời Bác Hồ cũng đã dạy: 
“Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có 
đức thì tài cũng thành vô dụng”.
 Trong chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo hàng năm đều nhấn 
mạnh đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó đặc biệt là 
giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Điểm nổi bật trong 
ba cuộc vận động năm học này là nâng cao đạo đức của học sinh và giáo viên, 
lồng ghép nội dung cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ Chí Minh" vào giảng dạy một số môn học chính khoá và các 
hoạt động ngoại khoá ở các cấp học. Như vậy, có thể thấy rằng, vấn đề giáo dục 
đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh THPT nói riêng đã và đang 
được Đảng, Nhà nước, toàn ngành giáo dục và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm.
 Hơn 30 năm đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, đất nước ta đã đạt 
được những thành tựu to lớn. Bộ mặt đất nước có nhiều đổi thay, đời sống của 
 1 tác giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường, nhằm góp một phần 
nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
II. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung 
tâm GDNN – GDTX huyện Yên Lạc giai đoạn 2015-2020.
III. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Nguyễn Viết Cường
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 - Số điện thoại: 0973366398 Email: vietcuonggdtxyl@gmail.com 
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả.
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở các Trung tâm GDTX, GDNN - 
GDTX.
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
 - Từ năm học 2015 - 2016.
 - Địa điểm: Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3 PHẦN NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC
 ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH.
1. Một số khái niệm đạo đức và các chức năng của đạo đức
1.1. Khái niệm đạo đức
 Theo quan niệm phương Đông, trong các học thuyết của Phật giáo, của 
Đạo giáo, của Nho giáo đều lấy đạo đức làm cơ sở trong đối nhân xử thế và tự 
rèn luyện mình, khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác. Các học thuyết 
ấy đề xuất các quy tắc, các chuẩn mực, những ràng buộc trong các hoạt động 
sống của con người. Có thể nói, khái niệm đạo đức ở phương Đông có nghĩa là 
đạo làm người, bao gồm rất nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, cha 
con, chồng vợ, anh em, làng xóm bạn bè, tu thân, dưỡng tâm, rèn luyện khí 
tiếttheo những định hướng giá trị nhất định. 
 Còn ở phương Tây, người ta quan niệm: đạo đức là lĩnh vực của con 
người mà hành vi, các mối quan tâm, những tình cảm được chia sẻ giữa người 
này và người khác theo những mục tiêu và tiêu chí nhất định có liên quan đến tự 
do và trật tự phức tạp của cộng đồng. 
Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C. Mác và Ph.Ăngghen 
đã xây dựng một học thuyết có tính cách mạng, gắn quan hệ đạo đức với các 
phương thức sản xuất. Khi phương thức sản xuất thay đổi thì các quan niệm đạo 
đức dù nhanh hay chậm cũng thay đổi theo. Vì thế, đạo đức trước hết là một 
hình thái ý thức xã hội, phản ánh các quan hệ lợi ích, thiện ác của xã hội. Trên 
cơ sở đó, các nhà kinh điển sáng lập chủ nghĩa Mác đã quan niệm:
 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và 
chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với 
lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và 
người và con người với tự nhiên.
 Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng bị quy định bởi 
tồn tại xã hội và chịu ảnh hưởng của các hình thái khác của ý thức xã hội, nhưng 
do tính độc lập tương đối của mình, đạo đức có sự tác động trở lại tồn tại xã hội 
và các hình thái khác thông qua hoạt động của con người.
1.2. Chức năng ý thức đạo đức
 Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một 
mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội, mặt khác nó cũng tác động 
tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, ý thức đạo đức có 
 5 2.2. Đặc điểm của công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh
 Giáo dục ý thức đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái 
niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện 
thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
 Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn 
quá trình giáo dục ý thức đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó 
được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường.
 Đối với học sinh Trung tâm thì kết quả của công tác giáo dục ý thức đạo 
đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của 
người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em.
 Để giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ 
vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh chỉ 
đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà 
trường, gia đình và xã hội.
 Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các 
đặc điểm Tâm - Sinh - Lí lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh 
sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp.
 Giáo dục ý thức đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có 
công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. 
3. Những nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của công tác giáo dục đạo đức cho 
học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3.1. Những nhiệm vụ của công tác giáo dục ý thức đạo dức cho học sinh
 Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục ý thức 
đạo đức nói chung và giảng dạy các môn, đặc biệt là môn giáo dục nói riêng và 
Trung tâm phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù 
hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các 
chuẩn mực đạo đức được quy định.
 Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm 
bảo các hành vi cá nhân được thực hiện.
 Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất 
ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.
 Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của 
mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
 Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn 
nhau của con người.
 7 Thứ ba, trong công tác giáo dục ý thức đạo đức, người thầy cần phải có nhân 
cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo 
dục đối với học sinh
 Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong Trung tâm phụ thuộc 
rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, 
phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh 
hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã 
có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “  
Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. 
Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứcCho nên thầy giáo, cô 
giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (trích các lời dạy của Bác về rèn 
luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân).
 Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục ý thức đạo đức giữa các 
thành viên trong nội bộ trong cơ quan và sự thống nhất phối hợp giáo dục học 
sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
 Để thực tốt các nhiệm vụ và nguyên tắc nêu trên, cần phải có những 
phương pháp giáo dục, rèn luyện đạo đức thích hợp mang lại chất lượng thực sự. 
Cụ thể:
 Phương pháp thuyết phục
 Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây 
dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
 Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công 
dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới 
cờ
 Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể 
chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, 
nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.
 Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên 
những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt 
chưa tốt.
 Phương pháp rèn luyện 
 Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho 
các em những thói quen ý thức đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm 
đạo đức của các em thành hành động thực tế:
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.doc
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDNN – GDTX huy.doc