Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đăk Nông thông qua việc tích hợp dạy học môn Ngữ văn lớp 11

doc 26 trang sk11 27/07/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đăk Nông thông qua việc tích hợp dạy học môn Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đăk Nông thông qua việc tích hợp dạy học môn Ngữ văn lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đăk Nông thông qua việc tích hợp dạy học môn Ngữ văn lớp 11
 MỤC LỤC 
 Trang
DANH MỤC TỪ VỰNG VIẾT TẮT 3
1. MỞ ĐẦU 4
1.1. Lí do chọn đề tài 4
1.2. Mục đích nghiên cứu 5
1.3. Đối tượng nghiên cứu 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu 5
1.5. Phạm vi nghiên cứu 5
2. NỘI DUNG 6
2.1. Cở sở lí luận 6
2.2. Thực trạng vấn đề giáo dục kỹ năng sống 8
2.2.1. Đối tượng học viên tại Trung tâm GDTX tỉnh Đăk Nông 8
2.2.2. Kỹ năng sống của học viên Trung tâm GDTX tỉnh Đăk Nông 9
2.3. Các biện pháp tiến hành 9
2.3.1. Lồng ghép kỹ năng sống qua từng phân môn 10
2.3.1.1. Phân môn Giảng văn 10
2.3.1.2. Phân môn Tiếng việt 11
2.3.1.3. Phân môn Làm văn 12
2.3.2. Các giải pháp thực hiện lồng ghép kỹ năng sống trong giờ dạy 12
2.3.3. Các bước thực hiện một bài giáo dục kỹ năng sống trong môn 16
Ngữ văn
2.4. Kết quả đạt được 17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
3.1. Kết luận 19
3.2. Kiến nghị 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 1 DANH MỤC TỪ VỰNG VIẾT TẮT
1 GDTX Giáo dục thường xuyên
2 GV Giáo viên
3 HV Học viên
4 KNS Kỹ năng sống
5 SL Số lượng
 3 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Bồi dưỡng các KNS cần thiết cho học viên Trung tâm GDTX tỉnh Đăk 
Nông nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, nhận thức và hình thành 
thói quen, nhân cách. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Các biện pháp giảng dạy KNS thông qua giờ dạy môn Ngữ văn cho học 
viên lớp 11 Trung tâm GDTX tỉnh Đăk Nông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lí thuyết cho đề tài.
 + Các tài liệu, công trình nghiên cứu về lí luận dạy học, phương pháp 
dạy kỹ năng sống cho học viên.
 + Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành và các tài liệu chuyên môn.
 + Trao đổi với giáo viên, học viên để tìm hiểu về thực trạng đối tượng 
học viên tại Trung tâm và các biện pháp giảng dạy KNS cho học viên.
 - Phương pháp: Thử nghiệm dạy khối lớp 11 ở Trung tâm giáo dục 
thường xuyên tỉnh Đăk Nông.
 + Đánh giá tính hiệu quả của biện pháp tác động thông qua sự thay đổi 
nhận thức, thái độ và hành vi của học viên.
 + Quan sát sư phạm để tìm hiểu hứng thú học tập của học viên.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
 Ngữ văn lớp 11 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đăk Nông.
 5 đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Bản chất của KNS là kỹ 
năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong 
cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
2.1.3. Một số kỹ năng sống cơ bản 
2.1.3.1. Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình
 - Kỹ năng tự nhận thức; 
 - Kỹ năng xác định giá trị bản thân;
 - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc;
 - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng;
 - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ;
 - Kỹ năng thể hiện sự tự tin;
 - Kỹ năng kiên định;
 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm;
 - Kỹ năng đặt mục tiêu;
 - Kỹ năng quản lý thời gian.
2.1.3.2. Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác
 - Kỹ năng giao tiếp;
 - Kỹ năng lắng nghe tích cực;
 - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông;
 - Kỹ năng thương lượng;
 - Kỹ năng hợp tác;
 - Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn;
 - Kỹ năng hợp tác;
 - Kỹ năng từ chối.
2.1.3.3. Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả
 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin;
 - Kỹ năng tư duy phê phán;
 - Kỹ năng tư duy sáng tạo;
 - Kỹ năng ra quyết định;
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề.
 7 học viên người lớn có những đặc điểm riêng, khác so với học viên đúng độ 
tuổi. Một trong những điểm khác biệt căn bản đó là yếu tố tâm lý, tác động và 
liên quan trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả học tập của đối tượng này. Việc 
học tập của học viên người lớn có mục đích rõ ràng: họ học cho ngày hôm 
nay, học để làm gì, nên việc học tập của học viên người lớn có tính thực tế rất 
cao. Họ chỉ có nhu cầu học những nội dung thiết thực, những cái có khả năng 
vận dụng được ngay. Vì vậy họ rất nhạy bén khi tiếp cận với những kỹ năng 
sống có tác dụng hữu ích với công việc, cuộc sống của họ, mục đích học tập 
của họ là làm tốt hơn công việc đang làm, để chuyển đổi công việc,
 Hầu hết các học viên người lớn không có thời gian để học tập một cách 
bài bản, khả năng học tập của học hạn chế, hổng nhiều kiến thức, tư tưởng dễ 
bị phân tán do phải vừa làm vừa học, vừa phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, học 
viên người lớn là người tự lập, có tự trọng cao, có năng lực chịu trách nhiệm 
cao. Họ cũng đã có kinh nghiệm KNS nhất định. Đây là điểm thuận lợi khi 
dạy học và tích hợp giáo dục KNS cho họ, nhưng cũng là điểm hạn chế, cản 
trở quá trình học tập, nhận thức vì học viên người lớn thường ứng xử theo 
thói quen, họ có cảm giác “biết rồi” khi học.
2.2.2. Kỹ năng sống của học viên Trung tâm GDTX tỉnh Đăk Nông
 Hiện nay, dư luận hết sức quan tâm và lo ngại về các biểu hiện lệch lạc, 
thậm chí vi phạm pháp luật của học sinh Trung học phổ thông nói chung và 
học viên ở các Trung tâm GDTX nói riêng ngày càng tăng.
 - Đối tượng tôi đề cập trong sáng kiến này chủ yếu tập trung vào đối 
tượng học viên trong độ tuổi đến trường. Phần lớn học viên ở Trung tâm 
GDTX tỉnh Đăk Nông nhiều học viên nam hơn học viên nữ, vì nhiều lí do mà 
các em xin vào học ở Trung tâm: vì đánh nhau nên bị kỷ luật, học yếu, ham 
chơi nên bị bạn bè rủ rê và cuối cùng là hư hỏng. Có một số học viên cá biệt 
hay gây gổ đánh nhau và lôi kéo cả những bạn trong lớp tham gia vào nhóm 
của mình. Giáo viên đang dạy trên bục giảng học viên xích mích kéo “anh 
chị” đến xông vào lớp đánh nhau coi như không có người. Điển hình trong 
 9 gương mặt ngơ ngác, ngáp ngủ, nằm vật vờ ra bàn, GV giảng bài độc thoại 
một mình. Đó là điều tôi đã trải qua với nhiều tiết học. Thiết nghĩ, nếu cứ để 
tình trạng này kéo dài môn Ngữ văn đặc biệt là giờ giảng văn trở nên ngán 
ngẫm, nhàm chán là phương tiện “ru ngủ” cho học viên. GV chỉ là cái máy 
phát âm thanh không hơn không kém, GV đặt câu hỏi và tự trả lời đáp án.
 Việc lồng ghép KNS qua các chi tiết, hình ảnh, nội dung bài giảng văn 
Mỗi chi tiết trong tác phẩm tự sự, mỗi hình ảnh trong tác phẩm trữ tình và nội 
dung nói chung của các tác phẩm văn học đều mang trên mình nó những giá 
trị thẩm mĩ và tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một thông 
điệp nào đó.
 Ví dụ: Bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. Bài thơ là bức 
chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ về một cá tính mạnh mẽ, một con 
người xuất chúng dám sống là mình, vượt lên thói tục thông thường để khẳng 
định bản ngã vừa là một tuyên ngôn cho lí tưởng sống phóng khoáng đối lập 
với xã hội phong kiến bảo thủ, lạc hậu đương thời. Nguyễn Công Trứ đã 
khiến chúng ta phải suy nghĩ về bài học “ hãy tin vào chính mình”. Nếu nghĩ 
ta làm được thì sẽ làm được. Đừng chấp nhận làm kẻ tầm thường, kẻ thất bại 
mà luôn luôn đòi hỏi sự vượt trội của bản thân. Có như vậy các em mới thành 
công trong cuộc sống. 
2.3.1.2. Phân môn Tiếng việt 
 Qua việc giảng dạy phân môn Tiếng việt theo tôi tùy vào mỗi tiết học 
GV có thể lồng ghép một số kỹ năng cho phù hợp để tiết dạy đạt hiệu quả cao. 
Các kỹ năng thường vận dụng các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư 
duy, kỹ năng làm việc nhóm ...trong đó lồng ghép hiệu quả nhất là kỹ năng 
giao tiếp và làm việc nhóm. 
 Ví dụ: Bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” giúp các em thấy 
được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá 
nhân. Hình thành nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá 
nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở 
những từ ngữ và quy tắc chung. Từ đó giúp các em có ý thức tôn trọng những 
 11 chưa bao giờ làm điều đó. Từ đó, tôi thấy tiết học sôi nổi, các em hứng thú 
khi lĩnh hội kiến thức mới. Đây là một số phương pháp dạy học tích cực tôi đã 
áp dụng trong các giờ dạy tại Trung tâm GDTX tỉnh Đăk Nông và thu được 
kết quả tốt. Tuy nhiên, tùy theo từng phân môn bài học mà GV áp dụng cho 
phù hợp. Một giờ học sôi nổi các em HV nắm được kiến thức trọng tâm, rèn 
luyện được các KNS cần thiết cho mỗi cá nhân HV đó là điều tôi đã và đang 
cố gắng phát huy trong quá trình giảng dạy. Để khi bước vào đời các em có 
đầy đủ các hành trang về tri thức, trang bị đầy đủ những KNS cần thiết để 
đứng vững, không sa ngã trước những va vấp trong cuộc sống.
Giải pháp thứ nhất: Đưa ra những tình huống thực tế
 Với đối tượng là học viên Trung tâm GDTX giờ học Ngữ văn đôi khi 
còn tạo áp lực cho các em. Nếu như mỗi giờ lên lớp giáo viên chỉ là người 
truyền thụ còn học viên chỉ “lĩnh hội” theo kiểu nghe đọc và chép, nhìn bảng 
cô ghi và học trò chép thì mỗi giờ đọc văn sẽ nhàm chán và vô vị. Có khi học 
xong một bài thơ, tác phẩm văn học một số em không nhớ nổi tên tác giả, tên 
nhân vật chính. Vì các em đó có bao giờ dám mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của 
mình, điều đó dẫn đến cách trình bày vấn đề mà không biết bắt đầu từ đâu, 
hoặc hiểu mà không biết diễn đạt những suy nghĩ của mình. Vì vậy theo tôi 
tùy theo mỗi bài học, giáo viên cần tạo ra những tình huống có vấn đề, mang 
tính chất ứng dụng vào thực tế đời sống, rồi tổ chức cho học viên tự giải 
quyết. Ban đầu mang tính chất cá nhân đưa ra ý kiến sau đó giáo viên hướng 
đến cách giải quyết tối ưu nhất.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ 
AIDS” của Cô-phi-a-nan, giáo viên đặt ra tình huống: Nếu em có một người 
bạn thân bị nhiễm HIV/ AIDS, em sẽ hành động như thế nào? Vì sao? 
 Sau khi đưa ra tình huống, tổ chức cho HV tự giải quyết vấn đề trên 
một tờ phiếu học tập hoặc chỉ định bất kì HV nào. Sau khi các em trả lời GV 
sẽ là người tổng hợp ý kiến và để thống nhất cách giải quyết tốt nhất.
 Qua bài học trên giúp các em hình thành các KNS:
 13 + Từ có sự biến đổi về hình thức: từ saw (thấy, nhìn thấy) có hình 
 thức tồn tại ở thì quá khứ. Thì hiện tại của từ này viết là see. Cũng tương tự 
 như vậy là từ her (cô ấy). Trong câu này "cô ấy" không phải là chủ ngữ (she) 
 mà đóng vai trò là tân ngữ, thế nên dạng thức tồn tại của nó là tính từ sở hữu 
 (her).
 + Trật tự không được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Trạng ngữ của câu 
 đặt ở cuối câu. Đồng thời trong trạng ngữ thì trật từ thuận cũng bị đảo lộn: 
 từ cách đây (ago) lại đặt sau phần chỉ thời gian (three days).
 - Ngược lại với những đặc điểm trên của tiếng Anh là những đặc điểm 
 của loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch tiếng Việt:
 + Ranh giới các âm tiết rõ ràng (mỗi từ được phát âm tách biệt, tách 
 rời.
 + Từ không có biến đổi về hình thức.
 + Trật tự từ được sắp xếp theo đúng thứ tự trước sau.
 Ở những tiết học Làm văn ngoài những viết thực hành viết bài tại lớp 
và ở nhà, những tiết về phân tích đề, lập dàn ý, các thao tác lập luận,cung 
cấp cho các em những thao tác chính trong quá trình viết bài, ngoài ra còn 
cung cấp cho các em HV những kỹ năng sống cần thiết không những trong 
học tập mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
 Ví dụ: Khi học bài “Tiểu sử tóm tắt” chắc hẳn khi chưa tìm hiểu các em 
chưa hiểu thế nào là tiểu sử tóm tắt để dẫn nhập vào bài mới giáo viên yêu cầu 
học sinh hãy nêu giới thiệu về bản thân em?. Chắc chắn các em chỉ nêu được 
họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, học lớp nào, nhà ở đâu, gia đình có 
mấy anh chị em, nghề nghiệp bố mẹ,
 Qua cách giới thiệu của HV giáo viên nhận xét và nhấn mạnh đó mới là 
một phần của bản tiểu sử tóm tắt, khi viết tiểu sử tóm tắt cần viết ngắn gọn 
những ý chính những ý quan trong của cuộc đời người được viết tiểu sử tóm 
tắt. Thông qua tình huống trải nghiệm “tự trình bày” bản thân em HV đó và 
các HV trong lớp sau khi học xong bài thì đã hiểu được các bước khi viết tiểu 
sử tóm tắt gồm bốn phần: Giới thiệu nhân thân, hoạt động xã hội, đóng góp 
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.doc