Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gợi hứng thú cảm thụ thơ cho học sinh lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gợi hứng thú cảm thụ thơ cho học sinh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gợi hứng thú cảm thụ thơ cho học sinh lớp 11
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GỢI HỨNG THÚ CẢM THỤ THƠ CHO HỌC SINH LỚP 11 Lĩnh vực / Môn: Ngữ văn Cấp học: THPT Tên tác giả: Nguyễn Văn Huyên Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG Chức vụ: NĂM HỌC 2019 – 2020 Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. a. Khảo sát thực trạng. - Trước khi thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh 2 lớp 11: 11A1, 11A5 (xin xem mẫu phiếu ở phần phụ lục) với các câu hỏi như sau: Phiếu số 1: 1.Em có hứng thú học môn Ngữ văn không? Lí do? 2.Trong bộ môn Ngữ văn em thích học phần nào hơn các phần còn lại? a) Thơ ca. b) Tiểu thuyết, truyện ngắn. c) Tiếng Việt. d) Ý kiến khác. Phiếu số 2: Cho ngữ liệu sau . “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò” (Trần Tế Xương- Sông Lấp) a.Biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất là gì? b. Từ, cụm nào quan trọng nhất để xác định được biện pháp đó? Kết quả: về số liệu phiếu số 1. KẾT QUẢ CÂU SỐ 1 KẾT QUẢ CÂU SỐ 2 Có hứng không Bình Thơ ca Tiểu ý kiến khác thú hứng thú thường thuyết,TN 11A1 15/39 hs 8/39 hs 16/39 hs 15/39 hs 5/39hs 19/39hs 11A5 5/32 hs 24/32 hs 3/32 hs 5/32 hs 10/32hs 17/32hs Câu số 1: Lí do: Trong 32 em không hứng thú có đến 20 nêu lí do là học Văn khó chọn trường thi Đại học, sau này khó kiếm việc làm. 11 em trả lời: vì em thích học môn Toán hơn. 01 em trả lời không hứng thú vì học không hiểu bài. Câu số 2-Lí do: Trong 36 em ý kiến khác đa số đều nêu rằng mình thích học các tiết như: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, Luyện tập phỏng vấn và Trả lời PV và các tiết học mang tính hoạt động cao, lượng kiến thức ít. + Trong 15 hs thích tiểu thuyết, truyện ngắn thì 7 em nêu lí do đại ý cho rằng thơ ca “sến”, “ủy mị”. Một số còn lại cho rằng thơ khó hiểu, khó học. Nhất là thơ chữ Hán. Trang 1/15 Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội b. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh các lớp 11A1, 11A5 trường tôi công tác. c. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi giảng dạy, hướng dẫn học sinh cảm thụ các tác phẩm thơ ca lớp 11. Chứ không bàn sang các lĩnh văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn. 3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. Chúng tôi thực hiện các phương pháp sau: + Phương pháp thức nghiệm, đối chứng. + Phân tích văn bản, so sánh văn bản, nghiên cứu lý thuyết. PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.KHÁI NIỆM “HỨNG THÚ”, HỨNG THÚ HỌC TẬP. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn thì: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [ Dẫn theo Nguyễn Quang Uẩn- Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP 2007 tr 204). Nói như vậy có nghĩa là: ❖ Về bản chất tâm lí thì hứng thú là khả năng đem lại khoái cảm cho con người, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng, sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. ❖ Về bản chất xã hội thì hứng thú gắn với hoạt động của cá nhân. Điều này có nghĩa là hứng thú phải gắn với hoạt động học tập của cá nhân từng học sinh, tức là không phải sự thụ động mà có thể có hứng thú được. Bản chất của vấn đề là phải tổ chức hoạt động học tập và lôi cuốn các em vào những hoạt động đó. NHƯ VẬY: Trên cơ sở khái niệm “hứng thú” của tác giả Nguyễn Quang Uẩn (Giáo trình Tâm lý học đại cương- đã dẫn ở trên) thì “hứng thú cảm thụ tác phẩm thơ” được hiểu như sau: Hứng thú cảm thụ tác phẩm thơ là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với tác phẩm thơ ca, nó có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình khám phá vẻ đẹp thẩm mỹ, giá trị nhân văn. của bài thơ hoặc đoạn thơ. Theo quan niệm này, khi con người có hứng thú với hoạt động cảm thụ tác phẩm thơ thì họ sẽ có cảm giác thoải mái, say mê khi tiến hành khám phá đối tượng nghiên cứu, làm cho đối tượng sớm bộc lộ bản chất, đem lại kết quả cao trong học tập. Ngược lại, nếu không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học tập, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Trang 3/15 Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội -Hai là: những trường hợp học thơ có phần dịch nghĩa từ nguyên văn chữ Hán , các em thiếu sự đối chiếu giữa phần dịch nghĩa với bản dịch thơ, vì thế cho nên có khi cách hiểu của học sinh thoát ly khá xa ý trong văn bản gốc. Phần lớn mới chỉ cảm thụ vào nội dung, ít khai thác nghệ thuật. Từ đó, một số em nhớ chữ này thành chữ khác, hiểu bài thơ không đúng, thậm chí rất buồn cười. Chẳng hạn, khi được kiểm tra bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, nhiều em đọc và viết câu “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” (Thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu) thành “Tu thích nhân gian thuyết Vũ hầu” hay “ thiết Vũ hầu”. 2. Thơ hiện đại : Xét về mặt đại thể thì đa phần các em cảm thụ phần thơ hiện đại dễ hơn thơ trung đại vì ngôn ngữ thơ gần gũi, dễ hiểu. Tuy nhiên không phải là không có vướng mắc. Có một loại bệnh hay gặp trong cảm thụ thơ của học sinh là cảm nhận chủ quan tùy tiện, “tán” một cách vô căn cứ. Xuất hiện những bài viết của học sinh hiểu sai chi tiết trong văn bản thơ ca rồi trên cơ sở hiểu sai lại bình giảng say sưa không phải là ít. Thậm chí hiện tượng chính trị hóa, dung tục hóa, có cách hiểu khiên cưỡng về một chi tiết, một ý thơ, câu thơ hay bài thơ cũng thường gặp ở một bộ phận học sinh. Ở một mặt khác thì việc sử dụng sách tham khảo, sách làm văn mẫu cũng tạo cho các em thói quen ỷ lại, chép sách, không chú trọng tìm hiểu nội dung nghệ thuật của tác phẩm, hiện tượng này cũng khá nhiều. Một số em có năng lực diễn đạt thì tình trạng hiểu nghĩa bề mặt, không đầu tư tìm hiểu những lớp nghĩa ẩn dụ, tượng trưng trong tác phẩm vẫn còn tồn tại. Chẳng hạn, bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, một số em mới chỉ dừng lại ở mối quan hệ Hoàng Cúc – Hàn Mạc Tử mà không đi sâu khai thác vẻ đẹp không gian Vỹ Dạ, tâm sự Hàn Mạc Tử gửi gắm trong từng khổ thơ... IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHƠI GỢI HỨNG THÚ CHO HỌC SINH CẢM THỤ THƠ. 1.BƯỚC 1: CHUẨN BỊ, THIẾT KẾ GIÁO ÁN: a. Xác định mức độ kiến thức phải đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục như sau: Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục là mức tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình giáo dục. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, đánh giá kết quả học tập của người học. Khi chuẩn bị kế hoạch giảng dạy nhất thiết cần căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng. a1) Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để lựa chọn những kiến thức cơ bản, vừa sức học sinh. Trong hoạt động dạy học , việc lựa chọn nội dung dạy học có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Một bài học đảm bảo được tất cả các yếu tố như tính khoa học, tính giáo dục, tính lí luận nhưng không phù hợp với nhận thức của học sinh thì học sinh không tiếp thu được (nếu khó quá) Trang 5/15 Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội phù hợp với từng đối tượng học sinh và thể hiện được sự phân hóa), đặc biệt giúp học sinh được rèn luyện năng lực sáng tạo (sáng tạo trong cách học, sáng tạo trong lựa chọn phương pháp, công cụ, trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức) Bởi vậy, trong hoạt động dạy học, Việc giáo viên hiểu rõ đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp là bước vô cùng quan trọng, quyết định thành bại của hoạt động dạy học. a3) Cung cấp những câu hỏi trước để học sinh tìm hiểu ở nhà. Với bài thơ Vội vàng tôi cung cấp các câu hỏi sau: *)Với phần tiểu dẫn: Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nêu những nét chính về Xuân Diệu là người như Bài thơ giúp em hiểu tác giả Xuân Diệu. thế nào? thêm gì về tác giả? Nêu xuất xứ của bài thơ. – Trình bày những hiểu Tập thơ đó có vị trí như biết của em về tập thơ? thế nào trong đời thơ Xuân Diệu. Nhan đề của bài thơ là Giải thích ý nghĩa của Lý giải tại sao nhà thơ gì? nhan đề đó lại đặt nhan đề là “Vội vàng” Đọc và xác định thể thơ? Em hiểu thế nào về thể Hãy kể tên một số bài thơ tự do. thơ cùng loại. Nhân vật trữ tình trong -Những từ ngữ nào trong Em có nhận xét gì về tâm bài thơ là ai? bài thơ giúp em xác định trạng của nhân vật trữ được nhân vật trữ tình. tình trong bài thơ? – Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? 1. Tình yêu cuộc sống tha thiết: – Mở đầu bài thơ, tác – Vậy bức tranh mùa Có gì mới trong cách sử giả thể hiện một khát xuân hiện ra như thế dụng nghệ thuật của tác vọng kì là đên ngông nào? Chi tiết nào thể giả? cuồng. Đó là khát vọng hiện điều này? – Hãy cho biết tâm gì? Từ ngữ nào thể hiện Nghệ thuật đó có tác trạng của tác giả qua điều này? dụng gì? đoạn thơ trên? Trang 7/15 Nguyễn Văn Huyên – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 2. BƯỚC 2: HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: a. Lồng ghép những mẩu chuyện ngắn liên quan đến tác giả hoặc tác phẩm để dẫn dắt vào nội dung bài học Hoạt động này nhằm mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Đây cũng là một phương pháp rất hiệu quả để thay đổi “khẩu vị” bài giảng, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Tại sao học sinh thường rất thích nghe kể chuyện? Đơn giản vì điều đó làm giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập. Khi đó học sinh được tưởng tượng theo những gì giáo viên kể thay vì nhìn chằm chằm vào sách, vào vở hay chiếc bảng đen, những thứ đôi khi dễ khiến chúng nhàm chán. Tuy nhiên vấn đề là phải kể gì và phải kể như thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách linh hoạt của mỗi giáo viên khi lồng ghép chuyện kể vào bài giảng của mình. Nội dung mẩu chuyện và ngữ điệu trầm bổng trong lời kể sẽ kích thích trí tưởng tượng, sự háo hức chờ mong của học trò. Trong thực tế chúng ta thấy học sinh rất thích nghe kể chuyện mặc dù các em đã đọc sách và có rất nhiều câu chuyện để đọc. Điều này thể hiện rõ khi các em chăm chú nghe từng lời kể, quan sát cử chỉ hành động của giáo viên. Cách giới thiệu bằng chính lời kể của giáo viên về một tác phẩm chuẩn bị học để tăng sự tập trung, ngạc nhiên như một khúc dạo đầu đầy cảm hứng, như một chiếc đà lăn cho một quãng đường dài, đây là cách giới thiệu sáng tạo bằng chính nội dung cơ bản của tác phẩm dưới lời kể sáng tạo của giáo viên. Trước khi vào nội dung chính của bài học, tôi thường dùng mẩu chuyện ngắn để giới thiệu về nội dung bài học mới để dẫn dắt, tạo tâm thế tiếp nhận bài học và kích thích sự hứng khởi của học sinh. Chẳng hạn khi dạy bài “Vội vàng” tôi dẫn dắt vào bài bằng mẩu chuyện về nhà thơ Xuân Diệu của tác giả Phạm Khải (có đăng trên báo CAND) Không tiếc thuốc lá, chỉ tiếc thời gian Những lần đến thăm Xuân Diệu, nhà thơ Trần Ninh Hồ thường để ý thấy ông hay rút từ một bao thuốc lá nguyên khi thì một điếu, lúc thì hai điếu, đặt lên chiếc đĩa trước mặt khách (mà ít khi là cả bao). Dường như đoán được ý nghĩ của nhà thơ trẻ (không ngờ một nhà thơ lớn mà lại ki đến vậy), khi tiễn Trần Ninh Hồ ra cổng, Xuân Diệu ấn bao thuốc vào túi anh, nói nhỏ: - Anh cho em bao thuốc về mà hút. Rồi ông phân giải: - Anh là người rất quý thời giờ. Thời giờ nó cũng như tấm vải vậy. Để nguyên mấy mét thì may được sơ mi, áo dài, mà cũng ngần ấy vải, đem cắt nhỏ ra thì chỉ may được mùi soa. Sở dĩ anh không đặt cả bao thuốc ra đấy vì đó là chủ ý của anh. Một điếu có nghĩa là khách chỉ nên ngồi 5 phút thôi. Mà hai điếu thì có nghĩa là 10 phút. Anh đặt cả bao ra đấy, nhỡ có người sẵn thuốc ngồi dai thì sao. Thuốc thì anh không thiếu, nhưng anh thiếu thời gian. Bây giờ anh đã sắp đến cái tuổi "cổ lai hy" rồi còn gì. Trang 9/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_goi_hung_thu_cam_thu.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gợi hứng thú cảm thụ thơ cho học sinh lớp 11.pdf