Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2-3 TỈNH VĨNH PHÚC =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Đề tài: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Tác giả sáng kiến: Vũ Thị Trâm Mã sang kiến: 04.65.01 Vĩnh Phúc, năm 2022 1 Vĩnh Yên, Năm 2015 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”): “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “ Tiên học lễ, hậu học văn”, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “ Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “ Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Đối với học sinh THPT độ tuổi tâm sinh lí có nhiều thay đổi, tuổi nhanh nhẹn, sôi nổi, có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, khám phá, thích giao lưu để khẳng định mình, tuổi có nhiều ước mơ. Tuy vậy các kiến thức về xã hội, gia đình, pháp luật còn hạn chế. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, bên cạnh mặt tích cực không tránh khỏi các 3 Mặt khác, sáng kiến còn có thể được áp dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như hoạt động nghiên cứu, lập kế hoạch hình thành các năng lực và kĩ năng cần thiết trong quá trình làm việc và cuộc sống con người. Sáng kiến đã giải quyết được các vấn đề thiết yếu sau: làm rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện thể chất, tâm hồn nhằm nâng cao ý thức của học sinh. Điều này giải quyết được băn khoăn, lo lắng của ngành giáo dục và sự quan tâm của xã hội về thực trạng suy thoái đạo đức của 1 số học sinh hiện nay. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 09/2021 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm: Ngày nay, với sự nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm có những vai trò sau đây: - Người lãnh đạo lớp học: Giáo viên chủ nhiệm nhận lệnh từ Hiệu trưởng có nhiệm vụ lãnh đạo tập thể học sinh thực hiện kế họach dạy học, giáo dục học sinh làm cho tập thể đi lên học tốt, đạo đức tốt. - Là người điều khiển lớp học - Người làm công tác phát triển lớp học. - Người làm công tác tổ chức lớp học (đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp). - Giúp hiệu trưởng giám sát lớp học: Bao gồm giám sát, tư vấn, hỗ trợ, giám sát đánh giá. - Là người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp: Tổng hợp về tình hình rèn luyện của cả lớp và từng học sinh đến gia đình học sinh và đến các bộ phận khác của nhà trường. - GVCN lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GVCN sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về giáo viên. Bản thân tôi vừa là GVCN đồng thời là giáo viên bộ môn . Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều có những tác phong, cử chỉ, lối sống làm gương cho học sinh. Khi lên lớp, theo tôi, giáo viên cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu, hợp với trình độ học sinh và biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng 5 + Môn học chưa tốt:.. 10. Chức vụ đã làm những năm học trước: 11. Năng lực, sở trường của bản thân: 12. Sở thích cá nhân:.. 13. Ước mơ nghề nghiệp: 14. Khó khăn của bản thân hiện nay:.. 15.Tự đánh giá hạn chế của bản thân:. 16. Người bạn thân nhất (Họ tên, học lớp nào, trường nào/đang làm gì, số điện thoại): 17. Họ tên cha: Năm sinh:. Nghề nghiệp: 18. Họ tên mẹ:.Năm sinh:..Nghề nghiệp:.... 19. Địa chỉ, số điện thoại liên lạc với PHHS:.. 20. Họ tên, nghề nghiệp, số điện thoại của anh, chị, em ruột:. 21. Thuộc diện con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình CCCM: 22. Gia đình thuộc diện đói, nghèo, cận nghèo:.. Thông qua phiếu điều tra thông tin cá nhân, tôi đã nắm được đặc điểm về hoàn cảnh gia đình, tâm lí, năng lực, sở trường và nguyện vọng của học sinh lớp mình. Từ đó, tôi đã hình thành các biện pháp quản lý giáo dục học sinh cho phù hợp. b. Làm danh bạ điện thoại lớp và lập nhóm zalo: giữa phụ huynh với GVCN và giữa HS với GVCN và GVBM . Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, con người cần phải cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ và người giáo viên chủ nhiệm cũng rất cần cập nhật thông tin về học sinh lớp mình. Do vậy, song song với việc làm cuốn sơ yếu lý lịch về học sinh, tôi làm danh bạ điện thoại của lớp chủ nhiệm, lập nhóm zalo giữa phụ huynh với GVCN, giữa HS với GVCN và GVBM để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin với học sinh, với cha mẹ các em khi cần thiết. Và tôi phô tô cho Hội trưởng hội phụ huynh một cuốn, mỗi thành viên trong lớp một cuốn. Tôi làm theo mẫu sau đây: và tôi lấy thông tin ở đơn xin nhập học của các em. Ví dụ: Năm học 2021-2022. ST Họ tên HS Họ tên bố Số ĐT Họ tên mẹ Số ĐT T 7 b. Cơ cấu ban cán sự lớp bao gồm: - 01 lớp trưởng, 2 lớp phó ( 01 lớp phó phụ trách học tập và 01 lớp phó phụ trách văn thể). - 01 thư kí lớp (kiêm thủ quỹ) và 04 tổ trưởng. Ngoài ra BCH Đoàn gồm có : 01 bí thư, 01 phó bí thư và 01 uỷ viên. c. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp: - Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường, GVCN về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm. - Cơ cấu của Ban cán sự lớp: * Lớp trưởng: Đỗ Đức Tuấn - Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể: + Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường; + Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong học sinh; + Tổ chức, động viên giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống; + Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của GVCN lớp; + Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét sau các đợt thi đua, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân học sinh trong lớp. * Lớp phó1: Phạm việt Phú – Phụ trách học tập * Lớp phó 2: Bùi Nhật Hồng – Phụ trách lao động * Thư kí, thủ quỹ lớp: Vũ Hồng Ngọc - Nhiệm vụ của các lớp phó và thư kí lớp: + Ðôn đốc học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc; + Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn; + Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời; 9 - Xây dựng “Đôi bạn cùng tiến” - Tăng cường tăng sự tương tác giữa các học sinh với nhau, giúp các em hiểu nhau hơn và đạt kết quả học tập tốt hơn. 7.1.6. Lập sơ đồ tổ chức lớp học. a. Căn cứ để lập sơ đồ lớp: Căn cứ vào học lực của HS, chia đều số HS trung bình và yếu cho mỗi tổ và xen kẽ nhau. Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mắt hoặc cao thấp để xếp ngồi trước, ngồi sau. Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp, cán sự lớp phải có mặt rải khắp các tổ và ở vị trí dễ kiểm soát các thành viên của lớp. Các HS hiếu động xếp ở những vị trí tập trung tầm nhìn của giáo viên( Bàn đầu, đầu bàn, đầu dãy) Khi lập bảng sơ đồ cần chú ý: Trong sơ đồ không chỉ nêu tên HS theo vị trí chỗ ngồi còn ghi kí hiệu cho chức năng, nhiệm vụ HS được giao.VD: lớp trưởng (LT).. b. Sơ đồ tổ chức lớp học của lớp như sau : Giáo viên chủ nhiệm VŨ THỊ TRÂM THIÊN THẮNG CANG THƯƠNG - AN BẢO ĐỨC HOÀNG UYÊN - TRANG - LAN QUÝ - DŨNG BẢO - PHÚ DUYÊN NGHĨA – BẢO TRANG – TRUNG - VÂN HUYỀN - NGÂN (PHT) HỒNG NGÂN (TT4) H. ANH – NGỌC - TIÊN TRỰC - TÝ ĐỨC – QUÂN NGỌC CANG QUỐC - VY- ĐĂNG VŨ - QUÂN HẬU - LINH LINH 11 CANG c. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là một nội dung trong việc lập sổ chủ nhiệm và khi kế hoạch chủ nhiệm tôi đã dựa vào các cơ sở chủ yếu như sau: - Các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch công tác giáo dục của trường, của Đoàn thanh niên. - Đặc điểm tình hình của lớp, số lượng, mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn, học sinh có năng khiếu về các lĩnh vực, học sinh cá biệt..... - Đặc điểm gia đình học sinh. - Sau khi nắm chắc các cơ sở trên, tôi lập kế hoạch hoạt động cho năm học, cơ cấu lớp, mục tiêu phấn đấu( học tập, nề nếp, các phong trào khác), biện pháp thực hiện. - Từ kế hoạch cả năm, tôi lần lượt xây dựng kế hoạch cho từng tháng, tuần rồi thông báo, triển khai kịp thời đến học sinh để các em chủ động hơn trong học tập và thi đua. 7.1.8. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Khi xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh, tôi luôn bám sát vào nội dung thông tư hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh THPT của Bộ GD&ĐT; chủ trương nội quy của Nhà trường, Đoàn trường đề ra. Tôi xếp hạnh kiểm học sinh theo từng tuần, từng tháng trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm với hình thức bình xét công khai, dân chủ và có biên bản kèm theo. 7.1.9. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm. Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu thập thêm một số thông tin về từng đối tượng học sinh, về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách giáo dục hợp lý với từng cá nhân cụ thể. Thống nhất các hoạt động phối hợp giữa GVCN và phụ huynh như: + Số điện thoại liên lạc. + Hình thức kỉ luật nếu hs vi phạm. + Giấy xin nghỉ học phải có chữ kí phụ huynh và phụ huynh phải kèm theo gọi điện thoại + Phổ biến bằng văn bản quy định về: • Tình hình nhà trường • Tình hình của lớp • Thấu hiểu con yêu • Thông báo các khoản thu theo thoả thuận đầu năm. • Phổ biến về nội quy của lớp học và bảng thi đua cá nhân. Xin ý kiến góp ý của các bậc phụ huynh biếu quyết, thống nhất thực hiện. 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_cha.docx