Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2,3 VĨNH PHÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC NÉT ĐẶC SẮC TRONG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU QUA BÀI THƠ “VỘI VÀNG” Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ HUYỀN Mã sáng kiến : 04.51.04 Vĩnh Phúc, năm 2022 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Có thể nói, Ngữ văn là môn học không chỉ có tác dụng trong việc bồi dưỡng trí tuệ mà môn học còn có tác dụng khơi gợi những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người đọc. Giáo sư Hà Minh Đức đã cho rằng “Văn học không chỉ là một nguồn tri trức mà còn là nguồn năng lượng lớn lao có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống”. Nhưng nếu giáo viên không có cách thức tổ chức tốt giúp học sinh tiếp nhận những đơn vị kiến thức từ đơn giản đến phức tạp thì môn học sẽ không có hứng thú với môn học, mai một khả năng diễn đạt mà đặc biệt sẽ làm cho học sinh không thấy hết được giá trị của tác phẩm văn chương. Chính vì thế, việ vận dụng, thực hiện những biện pháp phù hợp vào dạy học, đặc biệt là tác phẩm thơ là một yêu cầu cần thiết đối với môn Ngữ văn. Phong trào thơ mới là hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam. Trong phần đọc văn của chương trình ngữ văn hiện hành, thơ mới có ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng. Các tác phẩm thơ mới đều rất độc đáo về nội dung và nghệ thuật, có nhiều khám phá mới lạ trong cách cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên, trong cách diễn tả bức chân dung con người. Nên việc dạy các tác phẩm thơ mới luôn đặt ra cho giáo viên và học sinh nhiều khó khăn, thách thức. “Vội vàng” là tác phẩm trữ tình đặc biệt, mang đậm phong cách sáng tác của Xuân Diệu: Độc đáo, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, được thể hiện bởi thể thơ tự do, mang âm hưởng của phong trào thơ mới “Mới nhật trong những nhà thơ mới” nên gây ra không ít khó khăn cho việc truyền thụ và lĩnh hội của giáo viên và học sinh. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa của Bộ giáo dục hiện nay có chú trọng đến đổi mới biện pháp giảng dạy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh nghiệm được rút ra cho bản thân. Với những văn bản thuộc phong trào thơ mới phải có cách cảm nhận đa diện, nhiều chiều để hiểu hết được những giá trị về nội dung và nghệ thuật. Từ đó giúp giờ học văn bớt nhàm chán, gây được hứng thú, khơi gợi những tư duy cảm nhận đa chiều từ học sinh. Đó là những nguyên do cơ bản khiến tôi chọn đề tài: Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”. 1 Nhưng một vấn đề đặt ra là phải dạy như thế nào để thấy được “cái lớn”, “cái mới”, “cái giá trị” mà Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng” của ông đã để lại là điều không dễ dàng chút nào. Về phương diện nhà trường, người viết thiết nghĩ đây là một điều cần thiết. Thế kỷ XX đã trôi qua, cả nhân loại và dân tộc đang bước vào những năm đầu thế kỷ XXI với biết bao biến đổi trong đời sống xã hội và tâm lý con người. Giáo dục nhà trường cũng đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Xã hội hiện đại, con người mới, mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục mới, lẽ dĩ nhiên biện pháp giáo dục nói chung và biện pháp dạy học văn nói riêng cũng phải có những đổi mới chứ không thể đứng im như cũ được. Tuy nhiên, trong thực tế, đổi mới trong biện pháp dạy học văn mới chủ yếu diễn ra ở phương diện lý thuyết, còn thực tế giảng dạy và học tập văn học trong nhà trường vẫn còn một “sức ì” rất lớn. Giáo viên ngại tìm tòi, đổi mới và ứng dụng vì tâm lý sợ thất bại và bởi “cái bóng” của lối dạy cũ còn quá lớn. Bản chất “sáng tạo” của nghề dạy học chưa được phát huy đúng mức, dạy học văn trong nhà trường vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Đổi mới biện pháp dạy học văn là một điều cấp thiết nhưng ứng dụng nó và dạy từng tác giả, tác phẩm cụ thể còn cấp bách hơn. Mỗi tác phẩm bên cạnh những cái chung về mặt thể loại còn in đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của từng nghệ sĩ, chứa đựng chiều sâu tư tưởng “ý vị nhân sinh” những giá trị nhân văn cao đẹp khác nhau. Bởi vậy những biện pháp , biện pháp khi ứng dụng và từng tác phẩm cụ thể phải hết sức linh hoạt, phù hợp với từng tác phẩm chứ không thể chung chung, đại khái. Ví dụ cũng là thơ trữ tình nhưng biện pháp, biện pháp dạy học thơ trữ tình trung đại và hiện đại là khác nhau. Thậm chí trong thơ hiện đại thì với mỗi tác phẩm biện pháp dạy học cũng hết sức linh hoạt, tùy vào đặc điểm tác phẩm và phong cách tác giả. Dạy học phần thơ mới lãng mạn ở lớp 11 bậc THPT, đặc biệt là đối với Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng” cũng đang nằm trong tình trạng đó. Giờ học hoặc biến thành một giờ nói chuyện văn chương hoặc là một giờ thuyết giảng triền miên của thầy, cô giáo. Học sinh chịu sự áp đặt ép buộc, chủ yếu là nghe và ghi chép. Tính chủ thể của học sinh không được phát huy. Lối dạy học văn theo kiểu xã hội học dung tục, xem thơ là minh chứng cho triết lý sống hưởng thụ của Xuân Diệu vẫn còn. Một thi phẩm độc đáo, chứa đầy vẻ đẹp thẩm mỹ và giá trị nhân văn như “Vội vàng” nhưng khi đi vào giảng dạy trong nhà trường đã bị biến thành “Một bát canh nhạt nhẽo”, không gây được hứng thú cho học sinh. Sự chuyển hóa nội dung tác phẩm và tâm trí nhận thức của học sinh hầu như không có. Bởi vậy cần phải tìm ra một hướng dạy học mới cho tác phẩm này. 3 tạo của các em và các em được tôn trọng như một bạn đọc đích thực. Điều đó sẽ làm cho việc dạy học văn đầy hứng thú say mê và đem lại cho học sinh những khoái cảm thẩm mỹ . 7.2.3. Mục tiêu bài học đặt ra phải tạo sự phát triển đối với tâm hồn và nhân cách học sinh Học sinh lớp 11 bậc THPT là lứa tuổi rất nhạy cảm, dễ bị tác động từ bên ngoài. ở giai đoạn này học sinh bước đầu hình thành những quan niệm sống, quan niệm về tình yêu; bởi vậy, dạy học bài thơ “Vội vàng” giáo viên cần giúp cho học sinh có được một quan niệm sống, quan niệm tình yêu lành mạnh, khỏe khoắn, bồi dưỡng cho các em niềm lạc quan yêu đời, có được một nghị lực sống khỏe, sống trẻ trong suốt cuộc đời. Đồng thời qua đó uốn nắn những lối sống lệch lạc, coi triết lý sống của Xuân Diệu qua bài “Vội vàng” là triết lý hưởng thụ cá nhân, sống “gấp” dẫn đến lối sống hết mình không lành mạnh. 7.3. Thực trạng vấn đề 7.3.1. Đối tượng dạy học “Vội vàng” của Xuân Diệu 7.3.1.1. Đối tượng học sinh ➢ Tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 11 THPT Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến khả năng tiếp nhận giá trị thẩm mỹ ở tác phẩm của học sinh. ở lứa tuổi học sinh lớp 11 THPT đã xuất hiện tính tự giác trong quá trình hình thành thế giới quan. Với độ tuổi này (16 - 17), các em được đặt ngang hàng với người lớn, các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, hệ thống tri thức của các em đã và đang được hình thành, năng lực trí tuệ phát triển. Lứa tuổi này đã có sự phát triển mạnh mẽ trong đời sống tình cảm, có độ nhạy bén tinh tế trước cuộc sống. Đồng thời đến giai đoạn này sự nhận thức ở học sinh không còn ở mức độ cảm tính nữa mà đã có sự phán xét của một tư duy phát triển. Chủ thể học sinh sẽ đánh giá được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn học. Các em không còn lối tư duy giản đơn nữa mà phát triển dần năng lực khám phá, phát hiện hiện thực một cách khái quát khá sâu sắc. Có thể nói, ở lứa tuổi này, năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng và khái quát hóa của các em đã phát triển ở mức độ cao. Các em đã biết tìm tòi, suy nghĩ, cắt nghĩa vấn đề. “Vội vàng” là một thi phẩm hay về niềm yêu sống, khát khao tuổi trẻ, rất dễ tác động đến tâm lý lứa tuổi mới lớn, do đó sẽ gây tâm thế hấp dẫn, tò mò, muốn tìm hiểu về tác phẩm của các em. Qua tác phẩm các em sẽ có những dấu ấn 5 đó đáng lo ngại nhất là biện pháp giảng dạy. Trước một tác phẩm văn chương nào người giáo viên cũng chỉ khai thác theo một con đường định sẵn, kết cấu bài giảng rập khuôn cứng nhắc khiến giáo viên chưa ghi đề mục lên bảng học sinh đã biết rồi. Bài nào cũng chừng ấy mục: tác giả, tác phẩm, phân tích, tổng kết. Giáo viên không hề quan tâm đến biện pháp dạy học tác phẩm, nhất là đối với những tác phẩm thơ trữ tình mà “Vội vàng” là một bài thơ tiêu biểu. Kết quả là giờ dạy học “Vội vàng” không gây được ấn tượng gì sâu sắc mà cũng giống như dạy bao tác phẩm trữ tình khác. Học sinh không cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, không nhận ra được nét đặc sắc đầy “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”, cảm thức thời gian là nét phong cách chủ đạo của Xuân Diệu được thể hiện trong tác phẩm “Vội vàng”. Giáo viên chưa thực sự giữ vai trò định hướng thẩm mỹ để nâng người học lên một trình độ nhận thức và cảm thụ thơ ca ở một mức độ chung nào đó mà chương trình quy định, trên cơ sở đó để hướng dẫn học sinh thâm nhập thế giới hình tượng, trở thành người đồng sáng tạo tác phẩm. Đây là nhưng khó khăn thách thức rất lớn, đòi hỏi người giáo viên phải tìm cách khắc phục để làm sao truyền đạt được nội dung tri thức đến người học một cách tối ưu nhất. 7.3.2. Thực trạng dạy học bài thơ “Vội vàng” trong nhà trường 7.3.2.1. Thực trạng chung Qua việc khảo sát người viết thấy dạy học “Vội vàng” trong nhà trường hiện nay còn bất cập. “Vội vàng” là thi phẩm mở đầu cho các bài thơ của phong trào thơ mới mà các em được học sau đó: “Tràng giang”, “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Tương tư”. Vì thế giáo viên cần lưu ý tới việc giúp học sinh làm quen với việc cảm nhận và phân tích thơ mới, tạo tiền đề cho việc học các bài thơ tiếp theo. Bên cạnh đó, “Vội vàng” cũng là thi phẩm tiêu biểu, thể hiện rõ ý thức cá nhân, mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu. Bởi dạy học “Vội vàng” phải làm nổi bật, phải chỉ ra được nét đặc sắc của phong cách Xuân Diệu, yếu tố làm nên khuôn mặt riêng “chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Nhưng thực trạng dạy học “Vội vàng” hiện nay là nhìn chung giáo viên đang chỉ chú ý phân tích bề mặt câu chữ tác phẩm, chưa có định hướng phân tích đào sâu để làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như cái riêng, cái độc đáo của tác giả Xuân Diệu đóng góp vào diện mạo văn học dân tộc. Nhiều giáo án soạn còn sơ sài, đặc biệt còn có hiện tượng lưu giáo án, giáo án nhiều năm rồi nhưng không được chỉnh sửa đổi mới. Điều này chứng tỏ giáo viên đã không nghiên cứu sâu, kỹ tác phẩm để tìm tòi một cách giảng mới có hiệu quả hơn. Cách dạy đều đều không đổi mới 7 7.4. Các biện pháp thực hiện 7.4.1. Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu và nét đặc sắc trong phong cách Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng” 7.4.1.1. Phong cách nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc”. Nói đến phong cách là nói đến một vấn đề phức tạp. Có người cho rằng phong cách được thể hiện trong nội dung tư tưởng, có người lại cho rằng phong cách chủ yếu được biểu hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Thực tế thì, nội dung chẳng cái gì khác mà chính là sự chuyển hóa của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng có gì khác hơn là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức. Vì thế tác gỉa Trần Đình Sử mới khẳng định: “Sự thật, có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách từng nhà văn thể hiện”. Phong cách nghệ thuật của một tác giả xét cho cùng là do cảm quan thế giới của nhà văn đó tạo ra, là kết quả của cái nhìn, của cách khám phá của sống của nhà văn. Phong cách được biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau, Phong trào thơ mới (1932 - 1945) là sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân với một loạt những phong cách vô cùng độc đáo, đa dạng: “Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cân, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Song dù độc đáo đến đâu phong cách của nhà văn, nhà thơ vẫn mang dấu ấn của dân tộc, của thời đại. Họ phải sử dụng những phương tiện hình thức, ngôn ngữ, thể loại của văn học dân tộc trong sáng tác, đồng thời phải phản ánh dù ít dù nhiều những vấn đề của thời đại mình. Ví dụ như kiệt tác số một của lịch sử văn học Việt Nam - “Truyện Kiều” mượn cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” bên Trung Quốc nhưng được thiên tài Nguyễn Du sáng tạo lại bằng thể thơ truyền thống của dân tộc. Vì thế qua tác phẩm người đọc vẫn thấy được những vấn đề của xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII. “Văn nghệ không chịu được cái sàn sàn” (Xuân Diệu) mà văn nghệ chính là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, thể hiện được cái riêng, nét nổi bật trong tác phẩm của mình. Phong cách 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khai_thac_net_dac_sac.docx