Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11 tại Trường PT DTNT C2, 3 Tỉnh Vĩnh Phúc

doc 23 trang sk11 22/08/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11 tại Trường PT DTNT C2, 3 Tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11 tại Trường PT DTNT C2, 3 Tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11 tại Trường PT DTNT C2, 3 Tỉnh Vĩnh Phúc
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG PT DTNT C2,3 TỈNH VĨNH PHÚC
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ 
 nhiệm lớp 11 tại Trường PT DTNT C2,3 Tỉnh Vĩnh Phúc
 Tác giả sáng kiến: Vũ Thu Trang
 * Mã sáng kiến: 04.65.01, Tên lĩnh vực: Chủ nhiệm
 NĂM HỌC: 2019 - 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu :
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp bản 
thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thể biết 
trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là 
sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là 
có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công 
việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời 
gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng 
học sinh trong lớp. Như vậy, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phải đề ra được kế 
hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả 
tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy.
 GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm bám sát kế hoạch giáo dục của nhà 
trường trong từng học kì, từng năm học và vận dụng cụ thể vào tình hình của lớp 
chủ nhiệm để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
 Quản lý toàn diện lớp học, biết từng đặc điểm học sinh trong lớp học (tâm 
sinh lý, sức khỏe, nhận thức, kỹ năng, năng lực hoạt động ) 
 Cố vấn các tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh.
 Biết rõ tình hình của lớp về mọi mặt, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho 
Ban giám hiệu (BGH) nhà trường những vấn đề cần thiết để nhà trường có 
hướng giải quyết kịp thời.
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện 
pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 11 tại Trường PT 
DTNT C2,3 Tỉnh Vĩnh Phúc”.
 2. Tên sáng kiến: 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 
11 tại Trường PT DTNT C2,3 Tỉnh Vĩnh Phúc 
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Vũ Thu Trang
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT C2,3 Tỉnh Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 039 848 7585 E_mail: vuthutrang.dtnt@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 
 Vũ Thu Trang – Trường PT DTNT C2,3 Tỉnh Vĩnh Phúc 
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 2 khăn; Diện gia đình HS không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, 
ly thân vì đối tượng học sinh này cần được quan tâm nhiều hơn.
 - Lập danh sách và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, khu vực. 
 Thứ sáu: GVCN luôn luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp 
với HS, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các tiết sinh 
hoạt chủ nhiệm cũng như các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn.
 II. Đặc điểm lớp 11D
 Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách 
tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động. 
 Lớp 11D tổng số 18 học sinh, trong đó 7 nam, 11 nữ, phần lớn là các học 
sinh ở các huyện có điều kiện kinh tế còn khó khăn của tỉnh (Tam Đảo: 10 HS, 
Lập Thạch: 02 HS, Sông Lô: 05 HS, Yên Lạc: 01 HS). Ngoài ra, lớp còn có 
những học sinh có học lực trung bình (13 HS), yếu (3 HS), cho nên để xây dựng 
được một tập thể đoàn kết, học giỏi cũng rất khó khăn, các em được học và ở tại 
trường nên có nhiều điều kiện thuận lợi để các em học tập, tuy nhiên cũng không 
ít cám dỗ dễ lôi cuốn các em vào các tệ nạn xã hội, chính vì thế mà lớp cũng có 
những thuận lợi và khó khăn:
 * Thuận lợi
 - Các học sinh hầu hết đều lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ, tích 
cực tham gia các phong trào của lớp, của trường, đoàn thanh niên, các hoạt động 
xã hội. Thái độ học tập và rèn luyện của học sinh lớp 11D khá tốt.
 - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao kịp thời của BGH, và tạo điều kiện tốt 
về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được đảm bảo đầy đủ, kể cả có 
ghế ngồi cho học sinh dự tiết sinh hoạt dưới cờ.
 - Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn có sự phối hợp chặt chẽ 
trong công tác giáo dục cho các em.
 - Công nghệ thông tin phát triển, nên hầu hết phụ huynh học sinh đều có 
số điện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm 
dễ dàng hơn.
 * Khó khăn
 - Còn một số học sinh cá biệt, tinh thần học tập, ý thức rèn luyện đạo đức 
chưa cao, một số em khi tham gia các phong trào của lớp, trường còn thụ động, 
chưa tích cực.
 - Ý thức tự giác học tập, kỉ luật trong công việc của HS chưa tốt, còn ỷ lại.
 - Đa số HS hoàn cảnh gia đình khó khăn vì ở vùng kinh tế khó khăn.
 4 và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp 
ngay từ tiết sinh hoạt này như sau:
 1.1. Lựa chọn ban cán sự cho lớp
 * Cơ cấu của Ban cán sự lớp: Các em có tinh thần trách nhiệm cao về mọi 
mặt, nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy của trường của lớp, có năng lực tổ 
chức các hoạt động phong trào cho lớp.
 * Cơ sở lựa chọn:
 - Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS.
 - Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ. 
 1.2. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
 Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về 
toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban 
cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận.
 - Lớp trưởng: Nguyễn Văn Thắng, Nam (nữ): Nam. Nhiệm vụ: là người 
đại diện cho lớp nhận các thông báo, lịch học,phổ biến cho lớp, quản lý tình 
hình chung của lớp, quản lý sổ đầu bài. Giải quyết các tình hình trong lớp khi 
không có GVCN, là người trực tiếp đại diện cho lớp đề xuất với GVCN các hoạt 
động phong trào thi đua do trường lớp tổ chức. Giữ trật tự trong lớp học, giữ lớp 
có trật tự trong các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Báo cáo khẩn cấp tình hình 
lớp với GVCN. Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp.
 - Lớp phó học tập: Lục Linh Linh. Nam (nữ): Nữ. Nhiệm vụ hỗ trợ lớp 
trưởng trong việc quản lý nhiệm vụ học tập của các thành viên trong lớp. Tra bài 
các bạn 15 phút đầu giờ. Nhắc các bạn học yếu môn nào thì gặp trực tiếp ban 
cán sự bộ môn đó để giúp đỡ. Giải quyết các vần đề liên quan với lớp khi không 
có lớp trưởng.
 - Lớp phó lao động: Viên Văn Quyết. Nam (nữ): Nam. Làm nhiệm vụ 
quản lý và phân các tổ trực và bảo quản các dụng cụ đúng theo quy định, nhắc 
các bạn giữ gìn vệ sinh chung trong, ngoài phòng học xanh sạch đẹp. Nhận 
thông báo lao động, phân công các tổ đem dụng cụ đúng theo quy định khi nhà 
trường yêu cầu.
 - Lớp phó văn thể mỹ: Dương Thị Quế Anh, Nam(nữ): Nữ. Tập cho các 
bạn trong lớp hát đúng quốc ca và các bài hát đoàn độiTổ chức cho các bạn 
tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ do lớp và nhà trường tổ chức.
 - Lớp phó trật tự: Bàng Quốc Hiếu. Nam (nữ): Nam. Giữ trật tự trong lớp 
học, giữ lớp có trật tự trong các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Báo cáo với 
giáo viên chủ nhiệm khi có chuyện đột xuất.
 6 * Nhiệm vụ tổ trưởng và tổ phó
 - Tổ trưởng động viên nhắc nhở các bạn trong tổ học tập, trực nhật, đồng 
phục.và chịu trách nhiệm của các thành viên trong tổ mình với lớp, với 
GVCN.
 - Tổ phó hỗ trợ tổ trưởng trong việc quản lý các thành viên trong tổ, tổ 
chức thi đua học tập giữa các thành viên trong tổ, cũng như trong lớp học. Giải 
quyết các vần đề liên quan với tổ mình khi không có tổ trưởng.
 - Các thành viên trong tổ cố gắng phấn đấu học tập tốt và hỗ trợ tổ trưởng, 
tố phó để tổ đạt được thành tích tốt về mọi mặt.
 1.5. Tổ chức cho học sinh học tập nội quy của học sinh, nội quy của 
nhà trường: Tổ chức thi vấn đáp giữa các nhóm trong lớp về tác hại của thuốc 
lá và học tập quy định cấm sử dụng thuốc lá trong nhà trường, học tập quy định 
về việc sử dụng điện thoại trong nhà trường.
 1.6. Phương hướng thi đua của lớp dựa trên cơ sở nội dung thi đua 
của nhà trường. 
 Trí dục: Giỏi: 5,6%; Khá: 55,6%; TB: 38,8%
 Đức dục: Tốt: 72,2%; Khá: 27,8%
 Danh hiệu: Lớp tiên tiến
 1.7. Phổ biến các hình thức khen thưởng của lớp, của trường
 Căn cứ vào quy định và quyết định khen thưởng của nhà trường đầu năm.
 1.8. Công bố các khoản thu đầu năm do trường quy định
 Đồng thời công bố chế độ miễn, giảm và những thủ tục miễn, giảm cho 
học sinh. Thời gian hết hạn giải quyết chế độ miễn, giảm và các khoản thu nộp 
theo quy định của nhà trường đầu năm.
 2. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm
 Tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là 
chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội 
nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn.
 Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành 
một số công việc sau:
 - Viết thư mời (mẫu của trường) và gọi điện thông báo đồng thời gửi qua 
học sinh đợt được về nhà cho phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh 
đi đầy đủ, đúng giờ, đúng địa điểm trong thư mời.
 - Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, văn 
nghệ 
 - Giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số nội dung sau:
 + Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại thư mời từ phụ huynh. Cho 
phụ huynh kí tên vào danh sách đại diện cho từng em theo danh sách tên HS của 
 8 toàn diện, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp cho 
nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố 
cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
 Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút chơi 
game,  cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, 
không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS. Như trung 
tuần tháng 3 báo chí đưa tin “Trốn học chơi game”. Đều này cho thấy nhà 
trường dù là một pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị "tập kích" từ phía 
ngoài. Nhà trường không tách khỏi xã hội, không tách xa thực tiễn. Thực tiễn 
cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố kinh tế thị trường tác 
động đến nhà trường. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo 
lực... len lỏi vào các tầng lớp nhân dân ảnh hưởng sâu đậm đối với các em.
 GVCN biết kết hợp và phát huy nhằm giáo dục về tình hình và nhiệm vụ 
của đất nước, chủ quyền biển đảo, tình hình thời sự, chính trị trong nước và thế 
giới (có định hướng chính trị rõ ràng), giáo dục về tổ chức và hoạt động của các 
tổ chức xã hội - chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, về quyền tự do, 
dân chủ và trách nhiệm công dân.
 - Công tác phối hợp với Ban quản sinh
 Song song với hoạt động học tập, sinh hoạt; tham gia phong trào trong 
nhà trường. Sau những giờ học căng thẳng là giờ nghỉ giải lao, các em được tự 
do vui chơi thoải mái, tinh nghịch. Bởi tính hiếu động mà học sinh không nghĩ 
đến hậu quả có khi xảy ra tai nạn, có khi các em trốn học Chính vì thế, giáo 
viên chủ nhiệm cần phối hợp một cách chặt chẽ với Ban quản sinh để tiếp nhận 
thông tin của cá nhân; của lớp một cách kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa 
những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
 - Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
 GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình 
học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại hoặc gặp trực tiếp). 
Khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong muốn 
điều gì ở người GVCN, thì lúc đó chúng ta sẽ hiểu được sự mong muốn của họ.
 Vì thế GVCN phải thật sự quan tâm phối hợp chặt chẽ với ban đại diện 
phụ huynh của lớp đặc biệt là phụ huynh của các em có học lực yếu, kém cũng 
như những HS cá biệt, để cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, nhằm 
hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân phẩm, đạo đức con người mà trong 
đó có con em chúng ta.
 GVCN có thể đến nhà các em thường xuyên vi phạm để có thể nắm tình 
hình một cách chính xác nhất, đừng chờ PHHS đến rồi mới phản ánh ý kiến của 
HS.
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc