Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc
MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu ..................................................................................................... 1 2. Tên sáng kiến .................................................................................................... 3 3. Tác giả sáng kiến ............................................................................................... 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ............................................................................... 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến .............................................................................. 3 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử .......................................... 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến ............................................................................ 4 7.1. Cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDNN – GDTX ........ 4 7.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ....................................... 4 7.1.2. Công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDNN – GDTX ........................... 5 7.1.3. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDNN - GDTX ............. 18 7.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc trung tâm GDNN – GDTX .............................................................................. 21 7.2. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc ............................................................................................................... 25 7.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 25 7.2.2. Đặc điểm tình hình trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc ..................... 27 7.2.3. Đặc điểm học sinh trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc ...................... 28 7.2.4. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc ............................................................................................................ 30 7.3. Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc .................................................................................... 33 7.3.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm ............................... 33 7.3.2. Lựa chọn, bố trí giáo viên chủ nhiệm hợp lí .......................................... 35 7.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm ......................................................................................... 39 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. CBQL Cán bộ quản lý 2. GDNN Giáo dục nghề nghiệp 3. GDTX Giáo dục thường xuyên 4. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 5. GV Giáo viên 6. GVBM Giáo viên bộ môn 7. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8. HS Học sinh 9. HSG Học sinh giỏi 10. QLGD Quản lý giáo dục 11. THCS Trung học cơ sở 12. THPT Trung học phổ thông 13. UBND Ủy ban nhân dân 2 sự phát triển con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, có trách nhiệm chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay những gì là cơ bản nhất để họ có thể đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Do vậy, đội ngũ giáo viên - lực lượng cốt cán của sự nghiệp trồng người, trong đó giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng để thực hiện trách nhiệm này. Xây dựng một thế hệ mới là vinh dự và trách nhiệm nặng nề đối với người giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp, xét theo chức năng là người “tổ chức thực hiện mọi quá trình giáo dục” tại trung tâm GDNN - GDTX. Người giáo viên chủ nhiệm chiếm vị trí trung tâm, trụ cột trong quá trình giáo dục học sinh, là linh hồn của lớp học, là người cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp học sinh biết vươn lên tự hoàn thiện và phát triển nhân cách. Chất lượng giáo dục học sinh ở trung tâm GDNN - GDTX cao hay thấp có một phần quan trọng là do giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định. Sự phát triển toàn diện của học sinh, sự đi lên của tập thể lớp đều có vai trò rất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp. Đồng thời người giáo viên chủ nhiệm bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, họ còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài trung tâm, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Họ còn là người dẫn dắt, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Người giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý. Họ phản ánh trung thành mọi nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh với Ban giám đốc trung tâm, với các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội khác. Tuy nhiên, để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, thì không chỉ có sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mà cần phải có sự quản lí, chỉ đạo phù hợp của Ban giám đốc mà trực tiếp là của Giám đốc trung tâm. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là nhiệm vụ, quyền hạn của người Giám đốc. Vì vậy nếu Giám đốc triển khai linh hoạt và sáng tạo các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả của công tác này. 4 tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, góp phần thực hiện chiến lược phát triển trung tâm giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030. 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Bắt đầu áp dụng từ năm học 2017 - 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm GDNN – GDTX 7.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường Theo nghĩa Hán Việt: Quản lý = Quản + lý, là sự duy trì + sự đổi mới. Trong “quản” (giữ) có “lý” (chỉnh sửa) trong “lý” có “quản”, quản lý là quá trình có tính thống nhất biện chứng hai vấn đề “quản” và “lý”. Trong “quản” phải có “lý” thì toàn bộ hệ thống, tổ chức mới phát triển được, trong “lý” phải có “quản” thì sự phát triển đó mới ổn định bền vững. Hai quá trình này phải được gắn bó chặt chẽ với nhau thì toàn hệ mới đạt thế cân bằng động, tồn tại và phát triển phù hợp trong mối tương tác với các yếu tố bên trong và bên ngoài. Tuy có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu khái niệm quản lý như sau: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích, có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định. Nói một cách tổng quát: Quản lý là quá trình tác động có chủ đích, có định hướng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục. Người quản lý cần phối hợp sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực của tổ chức để đạt được mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo dục là quản lý một hệ thống xã hội hết sức năng động và phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là sử dụng sức mạnh luật pháp mà còn sử dụng hàng loạt những biện pháp đối nhân xử thế để điều khiển, định hướng, điều chỉnh, tác động vào toàn bộ hệ thống thúc đẩy nó đạt tới mục tiêu mong muốn khả thi. Đối tượng của quản lý giáo dục chủ yếu là con người, đồng thời mục tiêu quản lý 6 học xác định để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy, khi nói đến người GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường nói chung và trung tâm GDTX nói riêng là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN phải làm, cần làm và nên làm. * Vị trí của người giáo viên chủ nhiệm: BAN GIÁM ĐỐC Tổ chuyên môn Ban cán sự lớp Nhóm bộ môn GVCN Lớp Đoàn thanh niên BCH chi đoàn Sơ đồ 1. Vị trí của GVCN ở trung tâm GDNN - GDTX (Ghi chú: Mũi tên nét đứt biểu thị mối quan hệ không thường xuyên; Mũi tên nét liền biểu thị mức độ quan hệ thường xuyên). * Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm: - GVCN ở các trung tâm GDNN - GDTX, trước hết là người thay mặt Giám đốc, có trách nhiệm quản lý danh sách, quá trình đào tạo một lớp học, một khóa học. + Trên thực tế, Ban giám đốc trung tâm GDNN - GDTX không thể nào quản lý được từng học viên của tất cả các lớp. Đội ngũ GVCN chính là hệ thống cán bộ trợ lý của Giám đốc có trách nhiệm quản lý toàn diện một lớp, một khóa học theo mục tiêu giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng của mỗi trung tâm. + GVCN phải là người phát hiện, tổ chức bồi dưỡng cho học sinh về kiến thức lý thuyết và vận dụng kiến thức vào hoạt động xã hội, nghề nghiệp, phát hiện những thiếu sót của học sinh là một đòi hỏi vừa mới, vừa khá phức tạp đối 8 kiểm tra. - Chức năng giáo dục: GVCN trước hết phải là một nhà giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động của tập thể lớp để giáo dục những phẩm chất, nhân cách của mỗi HS. Qua các hoạt động đa dạng và phong phú, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa HS và HS, giữa HS với những người khác, hướng vào việc hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Từ hai chức năng trên, chúng ta thấy người GVCN phải đồng thời quản lý hoạt động học tập và quản lý sự hình thành, phát triển nhân cách HS. Hai mặt này có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, việc giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hóa, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi từng ngày, từng giờ những cám dỗ, những tác động tiêu cực của xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang ảnh hưởng vào nhà trường. Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, GVCN phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng HS, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, nghiên cứu xã hội, kỹ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và phải có sự nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của HS, định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để các em tự hoàn thiện về mọi mặt. - Chức năng đại diện: Người GVCN đại diện cho Giám đốc truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh. GVCN còn là đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS trong lớp, bảo vệ HS một cách hợp pháp. Phản ánh kịp thời với Giám đốc, các giáo viên bộ môn, với gia đình HS, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về những nguyện vọng chính đáng của HS và của tập thể lớp để cùng có các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục. Đối với học sinh trung tâm GDNN - GDTX, GVCN cần xác định mình có vai trò cố vấn cho tập thể lớp. Điều này có nghĩa GVCN không nên làm mọi việc thay cho đội ngũ tự quản của lớp (Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn) mà nhiệm vụ chủ yếu của GVCN là bồi dưỡng năng lực tự quản cho HS. Những
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_qua.pdf