Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên

docx 24 trang sk11 04/06/2024 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ 
LỖI TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC 
SINH LỚP 11A4 TRƯỜNG THPT SỐ 1 
 BẢO YÊN giảng.
 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
 1. Vai trò của các bài viết văn trong trường THPT.
 Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa 
thân và thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà 
trường là môn khoa học nhân văn. Tuy vẫn mang tính phức tạp của đối tượng 
nghiên cứu xong là một môn học thì nó phải đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để 
đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc đọc hiểu 
văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. 
Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ 
sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học 
thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần 
Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS. cho 
rằng: “Về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học xây 
dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó 
văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được 
cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trở về với văn bản 
là một luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn của 
GS. Trần Đình Sử. Cùng với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học 
sinh, môn văn trong trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực 
tiếp đến phẩm chất, tư tưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn 
đặc sắc khắc họa sinh động hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn 
học sinh sẽ trở thành thành lũy, là ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống 
các em.
 Dạy văn là một hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển 
tải cái hay, cái đẹp từ tác phẩm đến học sinh. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được 
tuyển chọn trong chương trình sách giáo khoa đều toát lên vẻ đẹp riêng.Tác phẩm 
văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một 
chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn – văn bản - người đọc tương tác với nhau. 2.3 Trình bày dẫn chứng trong bài văn nghị luận:
 a. Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc: lập luận bao 
giờ cũng quyết định dẫn chứng, không bài giờ có trường hợp ngược lại; dẫn chứng 
phải vừa đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài, phải cân đối.
 b. Phương pháp lựa chọn dẫn chứng: dẫn chứng phải phù hợp với lời văn,
song song với hệ thống ý.
 c. Cách sử dụng dẫn chứng:
 Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và trích xuống dòng, 
thường được dùng cho những câu thơ, câu văn hay.
 Cách 2: Dùng một số chữ đặt ẩn trong câu văn:
 Cách 3:Tóm tắt dẫn chứng thành lời văn của mình, thường dùng cho văn 
xuôi và văn tự sự.
 2.4 Chuyển ý trong văn nghị luận:
 a. Nhiệm vụ:
 Đảm bảo bài văn có sự liên tục, chuyển ý phát triển tự nhiên. 
 Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn.
 b. Cách chuyển ý:
 Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ
 Cách 2: Chuyển ý bằng câu.
 Nên chuyển ý linh hoạt để tạo sự hấp dẫn cho bài viết.
 2.5 Hành văn trong văn nghị luận:
 a. Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý ( ý lớn, ý nhỏ), những cảm xúc,
suy nghĩ thành lời văn của người viết.
 b. Cách hành văn:
 Chuẩn xác: Yêu cầu này được hiểu là phản ánh đúng tính chất, ý nghĩa của 
đối tượng nghị luận.
 Truyền cảm: Để có tính truyền cảm câu văn có tính chất triết lí tạo nên tính 
suy ngẫm và tính tư tưởng sâu sắc trong bài. Người viết phải tạo ra những câu văn 
giàu hình ảnh; giàu cảm xúc; có giọng điệu, nhịp điệu
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
 1. Thực trạng viết văn của học sinh hiện nay: Cũng giống như rất nhiều học sinh trên cả nước, học sinh lớp 11A4 trường 
THPT số 1 Bảo Yên cũng viết sai chính tả rất nhiều. Cụ thể các em mắc những lối 
sau:
 a. Lỗi viết hoa.
 Lỗi viết hoa là một trong những loại lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài 
viết của học sinh. Lỗi viết hoa bao gồm hai kiểu lỗi nhỏ : viết hoa sai quy định 
chính tả và viết hoa tùy tiện.
 Viết hoa sai quy định chính tả :
 Viết hoa sai quy định chính tả là viết hoa hay không viết hoa theo đúng quy 
định chính tả về viết hoa. Chẳng hạn như học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu 
bài viết, đoạn văn, không viết hoa sau dấu chấm (.),dấu chấm hỏi (?), dấu chấm 
than (!), dấu chấm lửng hết câu (...), hay vi phạm các quy định về cách viết hoa các 
loại tên riêng.
 Ví dụ :
 Vũ trọng Phụng, Phan bội Châu, Nam cao, Vũ đại, Tố như, chị út Tịch, chí 
Phèo, tác phẩm người mẹ cầm súng, cách mạng tháng 8, cách mạng tháng 10....
 Lẽ ra, theo quy định chính tả, học sinh phải viết :
Vũ Trọng Phụng, Phan Bội Châu, Nam Cao, Vũ Ðại, Tố Như, chị Út Tịch, tác 
phẩm Chí Phèo, Người mẹ cầm súng, Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng 
Mười...
 Viết hoa tùy tiện :
 Viết hoa tùy tiện là viết hoa những đơn vị từ vựng bình thường, không nằm 
trong quy định chính tả về viết hoa.
 Ví dụ:
 Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam, Chế độ 
Phong kiến tàn ác, giai cấp Tư sản, cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa, giai cấp Vô 
sản....
 Lỗi viết hoa là loại lỗi chính tả thông thường, dễ tránh, dễ khắc phục, nhưng 
học sinh THPT vẫn mắc phải và điều đó được thể hiện rõ ở lớp 11A4. Ðiều đó có 
nguyên nhân của nó, xét về mặt khách quan lẫn chủ quan.
 b. Lỗi viết tắt : hợp mà dùng số Á Rập, còn gọi là số thường (1,2,3...), hay số La Mã (I, II, III...). 
Do không nắm được quy định chính tả, nên học sinh thường sử dụng lẫn lộn hai 
loại số.
 Ví dụ : Thế kỉ 20, Ðại hội Ðảng lần thứ 6.
 Lẽ ra, theo quy định chính tả, phải viết bằng số La Mã những trường hợp
này mới đúng.
 Lẫn lộn số và chữ biểu thị số:
 Bên cạnh một số trường hợp phải viết số, theo quy định chính tả, có khá 
nhiều trường hợp phải viết bằng chữ, khi biểu thị số chỉ số lượng, số chỉ thứ tự, số 
chỉ số lượng phỏng chừng v.v... Do không nắm rõ quy định chính tả và do viết 
theo thói quen, học sinh dễ lẫn lộn giữa số và chữ biểu thị số trong rất nhiều 
trường hợp.
 Ví dụ:
 Ngày ba, tháng hai, năm một ngàn chín trăm ba mươi; 1 đám tang; 3 đứa con 
thơ dại; 1 cuộc sống; đẹp I , lần gặp gỡ thứ 2; vài 3 người bạn...
 Theo quy định chính tả, phải viết :
 Ngày 3, tháng 2, năm 1930; một đám tang; ba đứa con thơ dại ; một cuộc
sống; đẹp nhất; lần gặp gỡ thứ hai, vài ba người bạn...
 So với hiện tượng lẫn lộn hai loại số, hiện tượng lẫn lộn số và chữ biểu thị số 
xuất hiện trong bài viết của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, cả hai loại lỗi sai này 
cũng dễ tránh, nếu như học sinh nắm được quy định chính tả về việc dùng số và 
chữ biểu thị số.
 d. Lỗi chính tả âm vị :
 Lỗi chính tả âm vị là hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện
trên chữ viết. Nói đơn giản hơn, đó là hiện tượng chữ viết ghi sai từ.
 Dựa vào cấu trúc của âm tiết tiếng Việt, có thể chia lỗi chính tả âm vị thành 
hai kiểu nhỏ: lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính và lỗi chính tả âm vị đoạn tính.
 Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính:
 Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không được định vị trên tuyến thời gian 
khi phát âm, mà được thể hiện lồng vào các âm vị đoạn tính. Trong âm tiết tiếng 
Việt, thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính là hiện ngáy, ngọ ngậy v.v...
 Ghi sai âm chính :
 Trong bài viết của học sinh, hiện tượng ghi sai âm chính thường có hai biểu
hiện chính :
 Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn, cụ thể là giữa :
 -ă / â : câm phẫn, che lắp, tái lặp, trùng lập, tối tâm, xăm lăng, hâm hở, đầm
thấm, e ắp, hắp tắp v.v....
 - o / ô/ ơ : bốc lột, tận góc, mưa mốc, chốp bu, chốp lấy, hồi hợp, đớp chát,
họp nhất, bộp tai v.v...
 Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi nguyên âm đơn với các chữ cái ghi 
nguyên âm đôi, nhất là giữa : - ê / i / iê : điều đặn, điu đứng, điểu cáng, kiềm kẹp, 
chiệu đựng, hiêu quạnh, nâng niêu, tìm ẩn, thất thiểu v.v...
 - u / uô : tuổi thân, muổi lòng, đen đuổi, theo đui, hất huổi, xuôi khiến, xui tay
v.v...
 -ư / ươ : chưởi mắng, cữi cổ, tức tửi, rác rửi, sửi ấm v.v...
 Ghi sai âm cuối / bán âm cuối :
 Hiện tượng ghi sai âm cuối trong bài viết của học sinh thường có hai biểu
hiện chính :
 Thứ nhất là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi phụ âm cuối, cụ thể là lẫn lộn giữa :
 - c /t : biền biệc, buộc miệng, chất phát, heo húc, lẩn lúc, lũ lược, mất mác,
man mát, mua chuột, phó mặt, phúc chốc, tấc bậc, tiếc hạnh v.v...
 - n / ng : dun túng, hiên ngan, hoang hỉ, lãng mạng, làm lụn, phản phất, rung 
sợ, rung rẩy, sản khoái, tang hoang, vung trồng, vụn về ...
 Thứ hai là lẫn lộn giữa các chữ cái ghi bán âm cuối, cụ thể là giữa :
 - o /u : báo vật, cao có, lao lách, láo lỉnh, mếu máu, trao chuốt, trao dồi
v.v....
 - i /y : ái nái, đai nghiến, đài đọa, lai động, mai mắn, mỉa may, phơi bài, tai
chân, sai mê, van lại ...
 Giữa bốn kiểu lỗi chính tả âm vị đoạn tính, trong bài viết của học sinh, hiện 
tượng ghi sai âm cuối xuất hiện nhiều hơn. Kế đến là ghi sai âm chính và ghi sai 
phụ âm đầu. Lỗi ghi sai âm đệm xuất hiện ít nhất. “Qua bài thơ Tự tình đã làm thể hiện nỗi lòng người phụ nữ quá lứa lỡ thì.” 
 Trong câu văn trên, học sinh đã nhầm trạng ngữ là chủ ngữ. Chữa đúng là: 
 “Qua bài thơ Tự tình, Hồ Xuân Hương đã thể hiện tâm trạng của người phụ
nữ quá lứa lỡ thì.”
 Lẫn lộn giữa vị ngữ và thành phần phụ chú ngữ:
 Cũng trong bài làm văn phân tích bài thơ Tự tình, một học sinh viết:
 “Hồ Xuân Hương nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung
đại.”
 Đúng phải là:
 “Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung
đại.”
 Câu lan man dài dòng:
 Khi đề cập về nhà văn Nguyễn Tuân một học sinh viết:
 Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc nhất với
trình độ đỉnh cao nổi bật cho phong cách thơ Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác.
 Chưa nói đến lỗi sai về kiến thức khi học sinh đó viết “ phong cách thơ
Nguyễn Tuân” thì câu này sửa đúng là:
 “Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn đặc sắc với
trình độ bậc thầy. Nổi bật trong phong cách của ông là sự tài hoa, uyên bác.”
 c.Lỗi dựng đoạn:
 Một số học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên hiện nay không có kĩ 
năng dựng đoạn. Các em viết nhưng không biết bố cục một đoạn văn như thế nào 
và phải triển khai đoạn văn ra sao.
 Khi viết về cảnh kết thúc truyện Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, 
một học sinh viết một đoạn văn như sau:
 “Vai trò của cảnh kết thúc truyện ngắn này đã thể hiện dù ở nơi lao tù tối 
tăm ta vẫn thấy được nhân cách cao đẹp của viên quan coi ngục đối với tử tù 
Huấn Cao là một trong những phạm của xã hội. Nhưng viên quản ngục vẫn kính 
trọng Huấn Cao bởi tài năng của người này đã làm viên quản ngục không còn sợ 
chết mà tới vái người tù một vái để xin chữ của ông về treo trên nhà dù bị Huấn 
Cao coi thường. Và viết điều đó là sẽ liên lựa đến mình nếu bọn thực dân biết thì Kết quả khảo sát lần thứ nhất:
 Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 1 của học sinh lớp 11A4.
 Sĩ số lớp thời điểm này là 33 học sinh, trong đó có 24 học sinh người dân
tộc thiểu số:
 Lối học sinh mắc phải Số học sinh mắc lối
 Lỗi viết hoa Viết hoa sai quy định 32/33
 chính tả
 Lỗi chính tả Viết hoa tuỳ tiện 20/33
 Lỗi viết tắt Viết tắt sai quy định 32/33
 chính tả
 Viết tắt tuỳ tiện 30/33
 Lỗi dùng số và 28/33
 chữ biểu thị số
 Lỗi chính tả âm Lỗi chính tả âm vị siêu 22/33 ( học sinh m 
 vị đoạn tính lỗi này chủ yếu 
 người dân tộc thi
 số)
 Lỗi chính tả âm vị đoạn 30/33
 tính
 Lỗi dùng từ Lỗi dùng từ sai phong 20/33
 cách
 Lỗi về nghĩa của từ 15/33
 Lỗi lặp từ 18/33
 Lỗi diễn Lỗi viết câu Nhầm trạng ngữ và chủ 20/33
 đạt ngữ
 Lẫn lộn giữa vị ngữ và 22/33
 thành phần phụ chú
 Câu lan man dài dòng 24/33
 Lỗi dựng đoạn 21/33
 Lỗi bố cục bài 3/33

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_han_che_loi_tron.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trườ.pdf