Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp tại Trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp tại Trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp tại Trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRUNG TÂM GDNN-GDTX HOẰNG HÓA Người thực hiện: Trần Thị Nga Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chủ nhiệm THANH HOÁ NĂM 2020 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu. 1 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN. 2 2.2. Thực trạng của giáo dục hiện nay. 2 2.3.Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt tại Trung tâm 4 GDNN- GDTX Hoằng Hóa 2.3.1.Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh Trung tâm 4 GDNN - GDTX Hoằng Hóa 2.3.2. Các nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt 5 2.3.3. Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt 6 2.3.3.1.Các phương pháp giáo dục chung 6 2.3.3.2. Giáo dục với từng đối tượng học sinh 7 a. Đối với học sinh cá biệt về mặt học tập 7 b. Đối với học sinh cá biệt về hoàn cảnh 7 c. Đối với học sinh cá biệt về đạo đức 8 2.4. Hiệu quả của SKKN 13 3. Kết luận và kiến nghị 15 3.1. Kêt luận 15 3.2. Kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo. thành công ở lớp chủ nhiệm 10A4, 11A4 về đạo đức tại Trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa. 1.3.Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 10A4, 11A4 tại Trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa. - Phương pháp thực tiễn: Dùng phương pháp quan sát, phỏng vấn; - Nghiên cứu về các giải pháp giáo dục HS cá biệt. - Trình bày các kinh nghiệm cá nhân trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt *Thực nghiệm nghiên cứu: lớp 10A4,11A4 là lớp chủ nhiệm của cá nhân tôi phụ trách tại Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa từ năm 2018 đến nay. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, giáo dục học sinh cá biệt nói riêng luôn được quan tâm chỉ đạo đúng mực, nó được thể hiện trong luật giáo dục; trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT gửi về các trung tâm GDNN - GDTX . Cũng đã có rất nhiều đề tài (từ luận văn, luận án, tới sáng kiến kinh nghiệm, nhiều hội thảo) đã nghiên cứu vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn tại nhà trường và áp dụng những hiểu biết của cá nhân cũng như tổng kết kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa là vấn đề cần quan tâm. Bản thân tôi luôn mong muốn làm thế nào để giúp cho những học sinh cá biệt từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập và rèn luyện theo hướng tích cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện giúp đỡ gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, tạo kỹ năng sống cho các em. Từ đó các em biết làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa. 2.2. Thực trạng giáo dục hiện nay Ngày nay, chúng ta có thể hiểu: Quá trình dạy học là quá trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trên cơ sở được trang bị tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và thực hành mà hình thành cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức của con người mới. Trong đó chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta mới chỉ dạy cho học sinh tri thức còn việc phát triển tư duy năng lực tự học và sáng tạo cho học sinh gần 2 hướng tích cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện giúp đỡ gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách , kỹ năng sống cho các em. Từ đó các em biết làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó cũng một phần nào giúp các thầy cô xóa đi tư tưởng kì thị, phân biệt đối với học sinh “chưa ngoan” mà phải xác định “tất cả vì học sinh thân yêu” góp phần xây dựng môi trường học tập “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2.3. Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt tại Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa 2.3.1.Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa * Giáo dục gia đình Nền nếp sinh hoạt và sự tổ chức giáo dục gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh.Muốn làm tốt công tác giáo dục trong gia đình cha mẹ cần phải phải hiểu rõ trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục trẻ và tầm quan trọng của gia đình đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực cho trẻ noi theo,phải tạo ra hàng rào miễn dịch giúp các em hiểu và chống lại những tác động xấu của môi trường bên ngoài. Phải theo dõi sát sao những hành vi, cử chỉ, các mối quan hệ của trẻ, kịp thời uốn nắn những quan niệm, hành vi không phù hợp. * Giáo dục nhà trường Nội dung các môn học cũng góp phần hình thành thái độ, tình cảm và niềm tin đạo đức cho học sinh. Những tấm gương “ người thực việc thực” trong nhà trường là những hình ảnh mẫu mực góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. * Thông qua tập thể Dư luận tập thể, bầu không khí tâm lí tập thể có tác dụng thông báo các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức, đánh giá, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của HS. Để xây dựng tập thể tốt, GV cần: đề ra mục đích chung, thống nhất mọi thành viên bình đẳng trước tập thể nhưng phải phục tùng ý chí của tập thể. Xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí, có tinh thần trách nhiệm chung, có dư luận lành mạnh.Phải làm cho dư luận của tập thể có sự thống nhất theo một hướng có chủ định, đồng thời phải biết dẹp đi những dư luận không tốt cho việc giáo dục đạo đức. *Tự giáo dục : Tự tu dưỡng về mặt đạo đức là một hành động tự giác, có hệ thống mà mỗi cá nhân thực hiện đối với bản thân mình nhằm khắc phục những hành vi trái đạo đức, bồi dưỡng, củng cố những hành vi đạo đức của mình. Điều kiện để tự tu dưỡng có kết quả: Nhận thức đúng về bản thân mình, có thái độ phê phán nghiêm túc những hành vi đạo đức của mình. Có sự định hướng cho tương lai với những mục tiêu vừa sức. Phải có ý chí, nghị lực vươn tới mục tiêu. Cần có sự giúp đỡ của tập thể với dư luận lành mạnh. Giáo viên 4 * Đối với GVCN: Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt còn sử dụng các phương pháp không phù hợp và chưa khoa học, chỉ nói mà không thực hiện hoặc xử lý học sinh trong lớp không công bằng, xử lí không đến nơi đến chốn, có thái độ kỳ thị đối với học sinh yếu kém, không xây dựng qui định riêng cho lớp, chỉ nhắc nhở mà không có biện pháp cưỡng chế. Bầu ban cán sự không đủ năng lực ; không thường xuyên theo dõi lớp mà chỉ giao cho lớp trưởng quản lí. GVCN chưa phối hợp kịp thời với PHHS hoặc mời PHHS quá thường xuyên ngay cả khi học sinh mắc những lỗi nhỏ hoặc phạt học sinh vi phạm quá nặng. 2.3.3. Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt Trước hết giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành điều tra về tình hình học tập, ước mơ, suy nghĩ dự định tương lai của học sinh, cũng như hoàn cảnh gia đình của các em thông qua nhiều kênh thông tin như: GVCN năm trước, hồ sơ học bạ, giáo viên bộ môn, phiếu điều tra,... trên cơ sở đó phân loại ra các đối tượng học sinh cá biệt gồm: Cá biệt về hoàn cảnh; Cá biệt về học tập; Cá biệt về đạo đức; Cá biệt về thể chất (Đối tượng học sinh cá biệt này thường ít gặp ở các trường PT nên tôi xin được không bàn đến trong đề tài của mình) 2.3.3.1.Các phương pháp giáo dục chung Thứ nhất: Tiến hành tìm hiểu cụ thể gia đình các học sinh cá biệt như : Thu nhập hàng ngày của gia đình; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào; có yếu tố nào gây xáo trộn tâm lý và cuộc sống của học sinh không ... mục đích là để hiểu rõ từng đối tượng học sinh để tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp. Thứ hai: Ghi chép đầy đủ các hoạt động của lớp, của từng học sinh trong sổ chủ nhiệm. Thường xuyên liên lạc với PHHS thông qua hệ thống tin nhắn của nhà trường để PHHS biết những ưu khuyết điểm của con mình, các lỗi con thường mắc, các khoản đóng góp, lịch học phụ đạo . Ngoài ra, ngay từ khi bắt đầu chủ nhiệm lớp tôi đã hướng cho phụ huynh cần quan tâm và quản lý tốt con mình các vấn đề như: khi cho con tiền đóng góp phải thông báo với giáo viên chủ nhiệm để tránh con sử dụng tiền không đúng mục đích; phải nắm bắt được các mối quan hệ bạn bè của con mình để kịp thời ngăn chặn các bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo con ; phải nắm chắc thời gian biểu của con mình để tránh con đi chơi quá đà Thứ ba: Thường xuyên trò chuyện quan tâm, gần gũi , nhắc nhở , động viên học sinh học tập , có thái độ thân thiện với học sinh nhất là những học sinh cá biệt. Điều quan trọng phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác giáo viên như một người bạn thân, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô... Thứ tư: Trong quá trình chủ nhiệm cần hướng dẫn cụ thể những việc học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy lạc lõng, cảm giác vì mình học không tốt, không ngoan nên không ai quan tâm, mọi người coi thường, không ai để ý đến mình. Thứ năm: Chú trọng việc giáo dục từng bước, chậm rãi. Điều nên tránh là không nên giáo dục ào ạt, chưa hỏi rõ lý do đã la mắng, trách phạt học sinh, cho dù đó là những vi phạm nhỏ, như vậy sẽ làm mất hiệu quả giáo dục. 6 tâm đến bạn bè. Tôi tìm đến thăm gia đình em và nói chuyện với bà nội của em, biết em phải làm thêm buổi tối để có tiền lo ăn mặc cho các em, tôi quan tâm đến em nhiều hơn. Đầu năm lớp 11, sau khi cân nhắc tôi đã quyết định chọn em làm cán bộ lớp. Ban đầu tôi vấp phải sự phản đối của một số HS trong lớp và sự thiếu hợp tác của chính em. Sau đó tôi đã thuyết phục được các em. Về phần khó khăn về kinh tế khi lo tiền học hành, tôi đã khuyên nhủ em tìm việc nhưng không ảnh hưởng đến học tập như thêu tranh, đan lát . Mặt khác, tôi kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nhà trường, các quỹ học bổng ủng hộ kinh phí để em yên tâm học tập. Kết quả, tôi không chỉ thay đổi được em mà nhờ có em tôi đã làm thay đổi được tập thể lớp . Và vui hơn nữa, em cũng đạt danh hiệu HS tiên tiến. Đó là món quà rất lớn mà tôi đã nhận được. c. Đối với học sinh cá biệt về đạo đức Đối với đối tượng HS này cần sự kiên trì hơn bao giờ hết và bao giờ cũng gây khó khăn nhất cho GVCN. Giáo dục đối tượng HS này, GVCN phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Điều quan trọng là phải " bắt trúng bệnh" và " trị đúng thuốc". - Một số phương pháp giáo dục của nhà trường * Giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt, ngoại khoá : Trung tâm đã tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa mang tính chất truyền thông giáo dục như: “Vì một học đường không ma túy”, “ Ngày hội bánh chưng xanh”, “ Nói chuyện với các bạn nữ về chuyện thầm kín”, dạy Khiêu vũ dân vũ, Khi tôi 18 ..để các em hướng tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, biết cách tránh xa các tệ nạn xã hội. HÌNH ẢNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CỦA NHÀ TRƯỜNG H1-HĐNK vì một học đường không Ma túy H2- Lễ Trưởng thành HS khối 12 H3.Hoạt động ngoại khóa tìm hiểu 990 năm Thanh Hóa và 550 năm Hoằng Hóa 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.docx