Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học viên lớp 11 tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống qua bài thơ “Vội vàng’’ của Xuân Diệu

docx 53 trang sk11 31/07/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học viên lớp 11 tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống qua bài thơ “Vội vàng’’ của Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học viên lớp 11 tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống qua bài thơ “Vội vàng’’ của Xuân Diệu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học viên lớp 11 tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống qua bài thơ “Vội vàng’’ của Xuân Diệu
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRUNG TÂM GDNN-GDTX TƢƠNG DƢƠNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC VIÊN LỚP 11 TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN 
 TƢƠNG DƢƠNG CẢM NHẬN TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
 QUA BÀI THƠ “VỘI VÀNG” CỦA XUÂN DIỆU
 Lĩnh vực: Ngữ văn
 Tác giả: Nguyễn Thị Phƣơng 
 Điện thoại: 0389365228
 Tương Dương, tháng 4 năm 2022 MỤC LỤC Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chon đề tài 1
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu2
4. Tính mới của đề tài. 2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.. 3
1. Cơ sở lý thuyết  3
1.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới-GDPT 2018 3
1.2. Một số hiểu biết về nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng 4
1.3. Đặc điểm của học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương4
2. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu5
2.1. Cơ sở thực tiễn5
2.2. Thực trạng giáo dục tình yêu cuộc sống trong giờ đọc hiểu tác phẩm
 7
Vội vàng của Xuân Diệu (Ngữ văn 11) 
2.3. Các giải pháp thực hiện8
2.3.1. Những cơ sở đưa ra giải pháp 8
2.3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm của phong trào Thơ mới8
2.3.1.2. Căn cứ vào đặc điểm thơ Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới
 12
(1930 - 1945)
2.3.1.3. Căn cứ vào đặc điểm Học viên Trung tâm 14
2.3.1.4. Căn cứ vào nội dung tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng 14
2.3.2. Các giải pháp thực hiện cụ thể 21
2.3.2.1. Lựa chọn hình thức dạy học 21
2.3.2.2. Ứng dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 21
2.3.2.3. Giáo viên chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng các khâu của một tiết học 29
2.3.3. Ứng dụng vào quá trình thực nghiệm 31
3. Kết quả đạt được. ... 44
4. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài. 45
4.1. Bài học kinh nghiệm 45
4.2. Hướng phát triển của đề tài 46
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
1. Kết luận 47
2. Kiến nghị.. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội. Giáo dục trở 
thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của quốc gia. Nghị quyết 
88/2014/QH13 của Quốc hội quy định rõ mục tiêu đổi mới.
 Chương trình giáo dục phổ thông mới là đổi mới mang tính cấp thiết; giúp học 
sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết, và nhân cách, khả năng 
tự học, ý thức học tập, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở 
thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên và có khả năng thích 
ứng với những đổi thay trong bối cảnh hiện nay.
 Môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung và trường THPT, các Trung Tâm 
GDNN-GDTX nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục 
0ọc sinh.Với đặc trưng của môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm 
vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận 
văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn ngữ văn học giúp học sinh có những 
hiểu biết về xã hội, văn hóa,văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người.Với tính 
chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm 
giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Ngữ văn là 
môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh. Đọc 
văn để hiểu người. Giảng văn để dạy làm ngườiLàm thế nào để chúng ta - vừa là 
người đọc, vừa là người giảng văn để tạo ra và truyền được cái cảm hứng “Uống xong 
lại khát” ấy.
 Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Ngữ văn: Văn học là nhân học (M. Gorki). 
Chính vì vậy mà bên cạnh học việc chữ các em còn học cách làm người. Trong đó 
những bài học rút ra từ kiến thức sách vở, từ các hoạt động giáo dục trong nhà trường 
là rất quan trọng.
 Thực tế cho thấy, nhiều học sinh ở trường lớp, ở nhà hay ở ngoài xã hội còn có 
cách ứng xử chưa phù hợp, không chuẩn mực trong các tình huống cụ thể: Luôn bị 
động, thiếu ý thức trong các tiết học; không có tinh thần tập thể, tinh thần đoàn kết, 
giúp đỡ lẫn nhau, sống ích kỉ, hẹp hòi, không có khả năng làm chủ bản thân trước 
hoàn cảnh, môi trường...
 Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn ý thức rõ về 
vai trò cũng như trách nhiệm nặng nề của nghề giáo, tôi luôn trăn trở về vấn đề: làm 
thế nào để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lối sống đẹp cho học sinh. Từ đó, tôi 
thấy rằng việc giáo dục tình yêu cuộc sống cho học sinh phải làm thường xuyên, liên 
tục, đòi hỏi sự tận tâm, tận tình cũng như sự kiên trì, nhẫn nại. Đây là lí do tôi đi sâu 
tìm hiểu và thực hiện sáng kiến: “Một số giải pháp giúp học viên lớp 11 tại trung
 1 hợp lý hồ sơ nhận chế độ học tập chứ không phải mục đích rèn luyện và nuôi dưỡng 
ước mơ.
 Với đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào 
việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục: đào tạo các em học sinh trở thành con 
người toàn diện. Cụ thể là tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương có tình trạng 
học sinh ỉ lại, nhút nhát, rụt rè trong công việc, dẫn đến năng lực, sở trường chưa 
được phát huy
 Thực hiện đề tài này chúng tôi giúp HV hiểu được tình yêu cuộc sống trong thơ 
Xuân Diệu; có những hiểu biết sâu sắc về cách miêu tả và khám phá vẻ đẹp thiên 
nhiên, vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp con người giữa cuộc đời, từ đó hướng tới tình yêu 
cuộc sống trần thế, biết qúy trọng tuổi xuân và qúy trọng thời gian. Chúng tôi khơi 
gợi giúp HV rút ra được bài học về cuộc sống để xác định lí tưởng sống, mục đích 
sống rõ ràng: Sống tận hưởng nhưng biết cống hiến, không ngừng phấn đấu học tập, 
rèn luyện để khẳng định bản thân và dựng xây quê hương, đất nước. Sống cởi mở, 
sống có ích, sống có nghĩa, sống nhanh chóng, khẩn trương, sống hết mình cho tuổi 
trẻ.
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí thuyết
1.1. Mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông mới - GDPT 2018
 Từ năm học 2020 - 2021 đã bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 
mới (GDPT 2018) cho lớp 1. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển 
phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, 
kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận 
dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích 
hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương 
pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học 
sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo 
dục để đạt được mục tiêu đó. Đặc biệt mục tiêu của chương trình GDPT 2018 nêu rõ:
“Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học 
sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết v¾n dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học 
vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết 
xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời 
sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực 
vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”.
“Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những 
phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, 
khả năng tự học và ý thức học t¾p suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
 3 Hơn nữa, đặc điểm của huyện miền núi Tương Dương có địa bàn của huyện 
rộng, nhiều khu vực xa xôi, cách trở, giao thông đi lại, thông tin liên lạc, nhất là vào 
mùa mưa lũ rất khó khăn (từ trung tâm huyện vào trung tâm xã xa nhất 130 km; còn 
01 xã, 24 bản làng chưa có đường ô tô vào trung tâm; 26 bản chưa có điện lưới quốc 
gia). Do vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối của 
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và thực hiện hiện Chỉ thị số 10 
và Hướng dẫn số 09 của Trung ương nói riêng bị ảnh hưởng nhất định như chưa sâu 
sát, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đội ngũ cán bộ, 
đảng viên của huyện tuy đã có nhiều tiến bộ so với trước đây, nhưng còn nặng tâm lý 
trông chờ, ỷ lại vào cấp trên; phong cách, lề lối và phương pháp làm việc còn hạn chế, 
thụ động, chậm trễ, thiếu sáng tạo trong việc vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực 
hiện các chủ trương, nghị quyết của các cấp.
 Phát huy thuận lợi, cố gắng khắc phục những khó khăn cho học sinh Huyện nhà 
được học THPT mà trên địa bàn huyện lại không có trường THPTDTNT, trung tâm 
GDNN-GDTX Tương Dương đã tổ chức cho các em ăn, ở, học trong trung tâm theo 
mô hình nội trú. Việc làm này không nằm ngoài mục đích mà Bộ GD&ĐT đã nêu: 
“Tạo nguồn cho các trường đại học và chuyên nghiệp để tạo cán bộ cho các dân tộc 
trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn khoa 
học kỹ thu¾t. Đồng thời việc mở trường phổ thông dân tộc nội trú còn nhằm đào tạo 
lực lượng lao động có trình độ văn hóa, kỹ thu¾t, có súc khỏe và phẩm chất tốt để 
tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương miền núi, vùng dân tộc”.
 Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống, tình yêu cuộc sống, 
bài học cuộc sống cho học viên tại các trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương là rất 
cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy mà chúng tôi mong muốn hướng đi 
mới này sẽ thu hút nhiều học sinh yêu thích bộ môn Ngữ văn,biết yêu bản thân, yêu 
cuộc sống, yêu cuộc đời của mình để sống có ích. Hơn thế góp phần vào việc đào tạo 
lực lượng lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và phẩm chất tốt để xây dựng quê 
hương miền núi, bản làng nơi các em sinh sống.
2. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
2.1. Cơ sở thực tiễn
 Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu nằm trong chương trình Ngữ văn GDTX ở lớp 
11, ban cơ bản, giảng dạy vào tuần 17,18 - thuộc tiết 67- 68. Qua thực tế giảng dạy 
của bản thân tại nơi công tác và khảo sát một số trường bạn tôi nhận thấy: đây là một 
bài thơ hay nhưng để truyền lủa cho HS và giúp các em cảm được cái hay cái đẹp của 
hồn thơ Xuân Diệu là điều không dễ nên việc giảng dạy của GV cũng như tiếp nhận 
bài thơ của HS vẫn còn nhiều lúng túng nên tồn tại một số mặt cơ bản sau:
- Về phía giáo viên:
+ Chưa hướng dẫn cách đọc tích cực cho học sinh.
 5 nhận được tình yêu cuộc sống qua bài 
 thơ Vội vàng chưa ?
 Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì 
 cho bản thân ?
 4 Có yêu đời, yêu cuộc sống hơn hay 10% 90%
 chưa, biết quý trọng thời gian, tuổi trẻ 
 hay không?
Từ bảng điều tra khảo sát cho chúng ta thấy:
-Ở tiêu chí 1, học viên phản ánh 80% không yêu thích thơ Xuân Diệu và bài thơ “Vội 
vàng”. Rõ ràng để có những tìm hiểu về tình yêu cuộc sống và nhận thức sâu sắc về 
tình yêu cuộc sống được giáo dục trong bài thơ là hạn chế.
- Tiêu chí 2 đến 90% học viên chưa nêu đúng câu thơ thể hiện tình yêu cuộc sống đến 
tha thiết, cháy bỏng của Xuân Diệu.
- Tiêu chí 3,4 học viên đều phản ánh 90% chưa thấy được sức hấp dẫn của bài thơ Vội 
vàng. Đa số các em chỉ hiểu ở bề mặt ngôn ngữ mà chưa hiểu bề sâu. Học viên chưa 
hiểu mạch ngầm luân lý vì sao phải sống vội vàng, sống cuống quýt chạy đua với thời 
gian.
Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT nói chung và ở nơi bản 
thân đang công tác nói riêng, tôi xin trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy bài thơ 
Vội Vàng - Xuân Diệu cùng các đồng nghiệp để chúng ta có thể hướng dẫn học sinh 
hứng thú khi tiếp cận thơ thể loại thơ trữ tình hiện đại nói chung và thơ Xuân Diệu nói 
riêng
2.2. Thực trạng giáo dục tình yêu cuộc sống trong giờ đọc hiểu tác phẩm Vội 
vàng của Xuân Diệu (Ngữ văn 11)
 Hiện nay, khi giảng dạy phần đọc văn của môn Ngữ văn lớp 11 nói chung và tác 
phẩm Vội vàng của Xuân Diệu nói riêng, chúng tôi đã áp dụng giải pháp: sử dụng các 
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: khăn phủ bàn, thảo luận nhóm, dự án... kết 
hợp với công nghệ thông tin để tăng tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên chúng tôi 
vẫn nhận thấy:
 - Học viên tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương nói chung, học viên lớp 11 
nói riêng vẫn chưa thực sự hứng thú với môn Ngữ văn, chưa chủ động với việc chiếm 
lĩnh kiến thức. Trong các tiết đọc hiểu, học sinh chưa tích cực, các hoạt động học đôi 
khi còn mang tính hình thức. Việc cảm thụ tác phẩm của học sinh vẫn theo định 
hướng của giáo viên, học sinh ít sáng tạo, chất lượng học tập chưa cao.
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_vien_lop_11.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học viên lớp 11 tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương cảm.pdf