Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi phần “Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới” môn Địa lí lớp 11 – Ban Cơ bản

docx 40 trang sk11 27/06/2024 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi phần “Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới” môn Địa lí lớp 11 – Ban Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi phần “Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới” môn Địa lí lớp 11 – Ban Cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi phần “Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới” môn Địa lí lớp 11 – Ban Cơ bản
 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bồi 
dưỡng học sinh giỏi phần “Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới” môn Địa lí lớp 
11 – ban Cơ bản. 
 Tác giả sáng kiến: Trần Thị Phượng
* Mã sáng kiến: 18.58.01
 Vĩnh Phúc, năm 2019
 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 STT NGHĨA CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 NXB Nhà xuất bản
2 SGK Sách giáo khoa
3 ĐKTN Điều kiện tự nhiên
4 TNTN Tài nguyên thiên nhiên
5 ĐK KT - XH Điều kiện kinh tế - xã hội
6 THPT Trung học phổ thông
7 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
8 KH- KT Khoa học – Kĩ thuật
9 SX Sản xuất
 3 dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí tôi mạnh dạn đưa hết những kinh nghiệm của bản thân 
mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để các bạn đồng nghiệp tham khảo đồng 
thời qua sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi cũng muốn được sự đóng góp hơn nữa trong 
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để bản thân tôi nói riêng và trường của tôi nói chung sẽ 
có những thành tích cao hơn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí. 
Trong nội dung ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, phần “khái quát nền kinh tế xã hội thế 
giới” là phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình Địa lí 11 – ban cơ bản, giúp học 
sinh tổng quan được những nét cơ bản của nền kinh tế thế giới, là nền tảng cho học sinh 
học phần địa lí khu vực và quốc gia trên thế giới. Đồng thời đây cũng là nội dung mà 
năm nào trong đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Địa lí 11 cũng cho vào. Với lí do trên, 
tôi chọn đề tài: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi 
phần “khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới” môn Địa lí lớp 11 – ban Cơ bản.
2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi 
phần “khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới” môn Địa lí lớp 11 – ban Cơ bản. 
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Phượng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Sáng Sơn – phân hiệu 2 (xã Đồng 
Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc)
- Số điện thoại: 0977.587.225
- Email: tranthiphuonggv.c3songlo@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Giáo viên Trần Thị Phượng – chủ đầu tư sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Địa lí lớp 11 (kể cả lớp 12) áp dụng vào giảng dạy 
và bồi dưỡng cho học sinh giỏi phần “khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới”.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 25 tháng 11 năm 
2016. 
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
7.1.1. Đặc điểm tình hình
7.1.1.1. Những điểm mạnh
- Nhà trường có đủ 4 giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí chính ban, đạt trình độ trên chuẩn 
(trình độ đại học), giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình có trách nhiệm cao trong công tác. 
- Đa số các đồng chí giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học 
sinh giỏi, có bề dày thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm liền có 
học sinh giỏi cấp tỉnh. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lí có năng lực 
chuyên môn, phương pháp dạy tốt. 
- Được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo: Ban giám hiệu nhà 
trường tổ chuyên môn, ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp.
- Học sinh ngoan có ý thức phấn đấu, quyết tâm. 
7.1.1.2. Những hạn chế cần giải quyết
- Nhiều em không muốn tham gia vào các đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí.
 5 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển học 
sinh giỏi môn Địa lí lớp 11, trường THPT Sáng Sơn.
7.1.3.2. Nhiệm vụ 
- Nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn 
cho học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
7.1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu trong phạm vi bồi dưỡng học sinh giỏi của 
trường THPT Sáng Sơn và học sinh giỏi tỉnh.
7.1.3.4. Giá trị sử dụng
- Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng 
học sinh giỏi môn địa lí (đặc biệt là lớp 11).
7.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí cấp THPT trong 
8 năm và kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô giáo khác.
Phương pháp thử nghiệm.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp thống kê toán học – xử lí số liệu.
Phương pháp điều tra thực tiễn sư phạm.
Các phương pháp khác: phân tích – tổng hợp, so sánh
7.2. Nội dung và kết quả nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí
Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết qua cao trong quá trình bồi dưỡng tôi luôn áp 
dụng các phương pháp sau: 
7.2.1.1. Điều tra học sinh có năng khiếu học bộ môn
- Tuy là bộ môn phụ ít được học sinh và phụ huynh quan tâm, song nếu được quyền chon 
lựa như các bộ môn văn hoá cơ bản khác, thì bản thân tôi nhận thấy việc điều tra phát 
hiện học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn là rất quan trong. Do vậy trong quá trình 
giảng dạy trên lớp, chấm chữa bài kiểm tra của học sinh giáo viên bộ môn phải: Chuẩn bị 
chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, có hệ thống câu hỏi đưa ra 
phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh 
trong giờ học, nhằm cung cấp kiến thức cơ bản ở mỗi bài học cho học sinh. Đồng thời có 
những hệ thống câu hỏi nâng cao nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học giỏi 
bộ môn. Từ đó tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức để phát triển tài năng sẵn có của 
học sinh. Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao theo tôi ngoài việc người 
giáo viên phải có tâm trong các tiết dạy của mình như đã trình bày ở trên thì Ban giám 
hiệu nhà trường nên phân công giáo viên dạy các em suốt bốn năm để nắm toàn bộ 
chương trình toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi 
dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh 
nghiệm. Không nên bố trí nhiều giáo viên dạy một bộ môn trong cùng một khối vì sẽ có 
ít thời gian để gắn bó theo sát và nắm vững trình độ học sinh. Nếu như trong trường hợp 
giáo viên không dạy theo sát các em trong các năm học thì ta tìm hiểu kết quả của các em 
 7 + Phải đảm bảo tính khả thi của kế hoạch (làm việc đúng giờ, tiết kiệm thời gian).
Việc lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp là một việc khó nhưng khó hơn là 
việc thực hiện nó một cách có hệ thống để đem lại hiệu quả. Bởi vậy cần phải có sự phối 
hợp chặt chẽ giữa các hoạt động của giáo viên.
* Kiến thức và phương pháp của giáo viên
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc rất khó khăn đòi hỏi người giáo viên vừa 
phải có tài vừa phải có tâm do vây khi bắt tay vào bồi dưỡng thì theo tôi nhiệm vụ tối 
quan trọng của người giáo viên là: Phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường xuyên 
để cập nhật bổ sung và phát triển chuyên đề mà mình phụ trách, phải chủ động đi trước 
học sinh một bước, phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động 
và sáng tạo. Cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức và nghiên cứu nó, cách làm 
bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách mở rộng và khai thác kiến thức, cách chế tác 
và cụ thể hóa một bài tập cách ôn tập cho một kỳ thi... Người thầy phải luôn tháp sáng 
ngọn lửa mê say môn học mà học sinh đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ 
thành hiện thực biết chấp nhận khó khăn để cố gắng vượt qua ,biết rút kinh nghiệm sau 
những thất bại hay thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu. Học sinh khi 
tham gia vào các đội tuyển phải chịu khá nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy phải 
lưu ý những điều sau đây: Tuyệt đối không được nhồi nhét kiến thức cho các em một 
cách thụ động. Đừng hiểu nhầm học sinh giỏi, cái gì các em cũng biết, cái gì các em cũng 
dễ dàng tiếp thu. Đừng giao cho các em những nhiệm vụ bất khả thi. 
- Việc sử dụng các phương pháp trong bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí phải thể hiện vai trò 
chủ thể của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, tự lực giải quyết được vấn đề đặt ra. Hay 
nói một cách khác, giáo viên nên sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của 
học sinh giỏi đồng thời cũng phải kết hợp các phương pháp truyền thống để cung cấp cho 
học sinh những kiến thức khó và mới. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương tiện dạy học 
cũng vô cùng quan trọng đòi hỏi phải kết hợp sử dụng trong quá trình lựa chọn các 
phương pháp để bồi dưỡng. Với học sinh giỏi thường xuyên nhất vẫn là bồi dưỡng bằng 
phương pháp giải quyết vấn đề. 
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi bằng các dạng đề tổng hợp: Với các dạng đề tổng hợp thường 
được dùng để hệ thống hóa lượng kiến thức đã được học, vận dụng một cách tổng hợp để 
có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp. Với cách này thì học sinh phải lựa chọn kiến 
thức có liên quan trong một hệ thống kiến thức Địa lý có sẵn. Bước quan trọng của giáo 
viên là giúp học sinh xác định được vùng kiến thức tiếp cận với các vấn đề được hỏi. 
Dạng đề này phải sử dụng đến nhiều mối quan hệ địa lý để giải thích.
+ Không nên bồi dưỡng dạng đề tủ: Với học sinh giỏi Địa lí nếu bồi dưỡng theo dạng tủ 
thì không thể gọi là bồi dưỡng học sinh giỏi. Bồi dưỡng học sinh giỏi phải bồi dưỡng tri 
thức, bồi dưỡng khả năng tìm tòi, khám phá, bồi dưỡng kỹ năng để thành thạo trong việc 
phát hiện và sử dụng kiến thức. Nói cách khác là bồi dưỡng những yếu tố cơ bản để học 
sinh có bản lĩnh làm bài, khi tiếp xúc với thực tiễn bằng được trang bị một khối lượng 
kiến thức lớn.
* Làm tư tưởng cho học sinh và phụ huynh
 Trong thực tế chúng ta thấy không phải tất cả các em dự thi môn Địa lí là các em có tình 
yêu đối với bộ môn này và không phải tất cả các em tham gia vào đôi tuyển đều có một 
 9 Trong dạy học địa lí, việc hình thành kỹ năng đã là quan trọng và được xem như là nội 
dung dạy học. Đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi thì kỹ năng địa lí lại càng quan trọng 
hơn.
- Kỹ năng về bản đồ: Theo chúng tôi, đối với học sinh giỏi thì việc rèn luyện kỹ năng về 
bản đồ nên chú trọng vào bài tập. Bởi vì, qua bài tập, học sinh sẽ vận dụng được kỹ năng 
đã rèn luyện trước đó vào việc thể hiện hoặc tìm tòi kiến thức, phát huy được tính sáng 
tạo của học sinh giỏi. 
- Kỹ năng về biểu đồ: Đối với học sinh giỏi giáo viên phải hình thành cho học sinh không 
phải là dạng biểu đồ mà là sử dụng biểu đồ dạng nào, trong trường hợp nào, với nội dung 
yêu cầu nào của địa lý. Nhận xét biểu đồ theo trình tự phân tích bảng số liệu thống kê cho 
sẵn, chuyển, xử lý số liệu, tính toán, so sánh, tìm cách giải thích các trường hợp thay 
đổi của số liệu.
- Kỹ năng lược đồ: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách vẽ lược đồ câm, sau đó yêu 
cầu học sinh điền các yếu tố chính trên lược đồ và từ đó học sinh phân tích được các mối 
quan hệ nhân quả để tìm ra được những kiến thức cần giải quyết.
- Đối với bảng số liệu thống kê: Với học sinh giỏi địa lí, không chỉ yêu cầu các em giải 
quyết vấn đề theo câu hỏi mà còn phải biết sử dụng số liệu thống kê để khám phá bản 
chất của đối tượng địa lí. 
- Kỹ năng viết báo cáo và nhiều kỹ năng khác
7.2.1.5. Hướng dẫn cách tự học, bồi dưỡng khả năng tự nghiên cứu cho học sinh giỏi
- Giáo viên phải cung cấp, giới thiệu tài liệu hay, cần thiết và bổ ích. Hướng dẫn cụ thể 
nguồn tìm, ưu nhược điểm, phương pháp nghiên cứu, giải thích nội dung khó hiểuđối 
với mỗi tài liệu để giúp học sinh khai thác. Đồng thời, hướng dẫn xây dựng đề cương, 
làm bảng tóm tắt tài liệu, biết hình dung các sơ đồ, lược đồ, bảng biểu trong nghiên cứu 
và ghi chép tài liệu.
- Hướng dẫn cho học sinh thấy vai trò cũng như tầm quan trọng của việc tự đặt câu hỏi và 
tự trả lời trong tự học, khuyến khích học sinh đưa ra thắc mắc và sẵn sàng đối thoại, tranh 
luận, giải đáp thắc mắc cùng với học sinh.
- Tích cực đổi mới giảng dạy bằng cách tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, thảo luận. 
Giáo viên có thể đặt ra hay gợi ý một số vấn đề mới, khó để học sinh tự thảo luận. 
Khuyến khích, tạo cơ hội cho học sinh phát biểu quan điểm, lập trường và bảo vệ ý kiến 
bản thân.
- Thường xuyên gắn lý thuyết với thực tế trong giảng dạy, lấy dẫn chứng minh họa bài 
học ở thực tiễn gần gũi xung quanh. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích 
cho hiện tượng nhìn thấy trong thực tế, thắc mắc về bất tương đồng giữa lý luận trên lớp 
và thực tiễn quan sát.
- Bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, đánh giá cho học sinh bằng cách hướng dẫn cách thức 
kiểm tra, đánh giá. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra đánh giá trong quá trình tự học
- Học sinh chú trọng hình thành thói quen xây dựng kế hoạch tự học (kế hoạch dài hạn, 
trung hạn hay ngắn hạn) thật hợp lý. Việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào nội dung 
chương trình. Đồng thời, học sinh phải nổ lực, quyết tâm, thật kiên trì, nhanh chóng và 
bằng mọi cách để biến kế hoạch đã xây dựng thành những việc làm cụ thể. Quá trình 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_gop_phan_nang_cao_hie.docx