Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT

doc 19 trang sk11 18/07/2024 980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Tin học lớp 11 ở trường THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2
 --------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH 
 TRONG GIỜ HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT
 Người thực hiện: Trần Thị Hương
 Đơn vị: Tổ Tin học
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Tin học
 THANH HÓA NĂM 2013 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT
 3. Về cá nhân 
 Xuất phát từ lý luận thực tiễn và thực tế công tác 4 năm giảng dạy bộ môn 
Tin Học ở trường THPT Hà Tông Huân tôi luôn đặt ra câu hỏi tại sao một môn 
học có tính tư duy cao, mới mẽ, hấp dẫn vậy mà không thu hút được được học 
sinh tiếp thu bài và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Song nguyên nhân chính 
có lẽ là do quan niệm đây chỉ là môn học phụ không thi tốt nghiệp THPT, không 
thi Đại Học nên đa số các em không chú ý đến cái hay và mặt tích cực trong bộ 
môn này. Về phía giáo viên, mặt nào đó vẫn chưa có một phương pháp dạy học 
thật sự phù hợp, chưa tạo được hứng thứ cho học sinh yêu thích bộ môn này. Đó 
là lý do tại sao tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO 
HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục môn tin học ở trường THPT 
và phương pháp giảng dạy của giáo viên, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục 
phù hợp có hiệu quả giúp cho các em hứng thú và hăng say hơn với môn Tin 
học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 - Học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 2;
 - Chương trình Tin học 11;
 - Ngôn ngữ lập trình Pascal.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 - Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận học môn Tin học;
 - Tiến hành điều tra thực trạng của công tác học tập và giảng dạy, phân tích 
nguyên nhân;
 - Tìm ra những biện pháp liên quan đến công tác này để từ đó đề ra biện pháp 
học tập và phương pháp dạy học tích cực trong giai đoạn hiện nay.
V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
 Nghiên cứu về thực trạng học tập và phương pháp dạy học môn Tin Học ở 
trường THPT Yên Định 2 – Thanh Hóa.
 Trang 3 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC
 1. Kết quả khảo sát chất lượng
 Từ thực tế giảng dạy tại trường THPT thuộc huyện Yên Định, trường Hà 
Tông Huân (cũ). Tôi có ghi lại bảng khảo sát chất lượng giữa kì I năm học
 2012 – 2013 như sau:
 Điểm >=8 Trên TB Dưới TB Điểm < 2.5
 Lớp Sĩ số
 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 11C8 42 4 9.5 11 26.3 12 28.5 15 35.7
 11C11 37 2 5.4 10 27.1 11 29.7 14 37.8
 Vì trong thời gian nghiên cứu tôi chỉ tham gia giảng dạy môn tin ở 2 lớp khối 
11 nên nội dung nghiên cứu chủ yếu dựa trên tình hình học tập, đặc điểm tâm lí 
học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy.
 2. Một số đặc điểm thể hiện học sinh không hứng thú với môn học.
 2.1. Không nắm được kiến thức cơ bản của một số môn như Toán, Tiếng 
Anh và vận dụng kiến thức đó vào môn Tin Học.
 Như chúng ta đã biết kiến thức Tin Học 11 là về lập trình và các bài toán 
tin học thường liên quan đến Toán Học. Nếu học sinh không nắm vững kiến 
thức Toán thì sẽ rất khó để tư duy thuật toán trong Tin Học dẫn đến khả năng 
viết chương trình gặp nhiều khó khăn. Ví dự như:
 Viết chương trình tính: S = N! N được nhập từ bàn phím. 
 Một số học sinh thậm chí còn không biết N! là gì và bằng cái gì 
 Hay tìm UCLN của 2 số nguyên dương M, N. khi được hỏi thì một số em 
không nhớ UCLN của 2 số nguyên dương là như thế nào.
 Hoặc các từ khoá và các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình thường được viết 
bằng Tiếng Anh. Nhưng một số từ cơ bản như while, else, read, write nhưng 
các vẫn không hiểu nghĩa của những từ này.
 Trang 5 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT
thức Tin Học để làm bài tập thực hành gặp rất nhiều khó khăn, chỉ trông chờ vào 
giáo viên giải bài trên lớp và chép vào vở.
 Đơn giản như thuật toán:
 S = 1+ 1/2 + 1/3 ++1/ N ,N được nhập từ bàn phím
 Tổng này khá tương tự như tổng trên nhưng hầu hết học sinh khó có thể 
viết chính xác đoạn chương trình tính tổng bằng cách sử dụng vòng lặp For – do.
 S : = 0;
 For i : = 1 to N do
 S : = S + 1/ i ;
 Hoặc một số học sinh biết cách sử dụng vòng For nhưng viết câu lệnh sau 
đó lại sai:
 S : = 0 ;
 For i : = 1 to 1/N do
 S: = S + i ; 
 2.4. Thao tác với máy tính chưa thành thạo hoặc biết sử dụng máy tính 
quá ít.
 Do điều kiện cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện nhiều trường học được 
trang bị chỉ có một phòng máy với một số lượng rất hạn chế mà học sinh của 
một lớp thì rất đông, hôm nào thực hành phải ghép 2 đến 3 em sử dụng một máy 
nên việc thao tác trên máy là cực kỳ hạn chế. Một điều kiện khách quan khác đó 
là đa số học sinh là con nông dân sống ở khu vực nông thôn nên việc có máy 
tính tại nhà là rất ít. Mà việc được tiếp xúc với máy tính tại những nơi học tập lại 
như thế nên dẫn đến về cơ bản đa số học sinh vẫn chưa thành thạo khi sử dụng 
máy tính. Việc này sẽ phân cấp rõ rệt hai đối tượng học sinh, một số em gia đình 
có điều kiện hơn đã trang bị được máy tính tại nhà sẽ sử dụng thành thạo và hiệu 
quả hơn. Số còn lại là những học sinh thuộc diện gia đình khó khăn không có 
điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính, khi thực hành sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng 
túng dẫn đến dễ chán nản, tự ti. Bộ phận này kỹ năng cơ bản về máy tính yếu 
như thế thì việc áp dụng cho các em làm bài tập thực hành trên máy là rất chậm 
và không ít khó khăn.
 Trang 7 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT
 Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet, các dịch vụ 
vui chơi, giải trí hấp dẫn lôi cuốn các em hơn là nhiệm vụ học tập nhất là các 
môn học có tính tư duy cao như môn Tin học. Thực tế dạy học môn Tin ở 
trường hiện nay cho thấy nhiều học sinh chán học, lười học và có khuynh hướng 
ham chơi hơn ham học.
 3.3. Nhiều giáo viên dạy Tin chưa có phương pháp phù hợp.
 Chưa bao giờ chúng ta thấy báo chí và các phương tiện, diễn đàn trên mạng 
nói nhiều về phương pháp dạy học như hiện nay. Nếu như trước đây giáo viên 
thường sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thì bây giờ phải sử dụng 
nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong một tiết dạy. Sự phát triển của xã 
hội làm cho học sinh có nhiều điều kiện tiếp xúc với kiến thức của nhân loại 
sinh động và hấp dẫn đặc biệt là mạng Internet. “Nếu như giáo viên chỉ biết bôi 
đen kiến thức và dán vào học sinh thì sẽ không hiệu quả “ chính vì vậy mà hiệu 
quả của quá trình dạy học tương đối phụ thuộc vào phong cách, phương pháp 
truyền thụ của giáo viên.
 3.4. Do đặc thù của môn học
 Tâm lí một số học sinh ham chơi vẫn nghĩ học Tin là được giải trí ,chơi điện 
tử nhưng thực ra đối với Tin học 11 đòi hỏi học sinh phải tư duy rất nhiều. Phải 
vận dụng kiến thức nhiều môn học để viết chương trình. Thậm chí khi các em đã 
có thuật toán đúng nhưng khi bắt tay vào viết chương trình vẫn gặp khá nhiều 
khó khăn. Hoặc khi đã viết xong chương trình nhưng không chạy được với các 
bộ test thì đòi hỏi học sinh phải kiểm tra và sữa lại. Nên đôi khi hay gây tâm lí 
chán nản đối với học sinh.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
 Học sinh không có hứng thú với môn học là một tồn tại khách quan, một 
phần do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp chưa quan tâm tới suy 
nghĩ, thái độ của học sinh. Một phần là học sinh lười học, không chịu học dẫn 
đến ngày càng tụt hậu so với yêu cầu chung của học sinh.
 Nếu giáo viên không sớm nhận ra hiện tượng này thì nhận thức của học sinh 
ngày càng thụ động trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến các em không đáp ứng 
được chuẩn kiến thức của môn học và những kĩ năng cơ bản. Không cần kể 
 Trang 9 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT
 2. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học, thực hành.
 Có thể nói phương tiện dạy học góp phần quan trọng và quyết định đến hiệu 
quả của tiết học. Nếu như không có phương tiện dạy học thì giáo viên phải làm 
việc nhiều nhưng kiến thức học sinh thu được lại rất ít. Đặc biệt đối với bộ môn 
Tin nếu như không có phương tiện dạy học thì tiết học lại càng nhàm chán. 
 Nếu như đối với bài 7: Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản.
 Giáo viên dạy theo phương pháp thông thường thì học sinh sẽ không nhớ và 
không hiểu việc nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa dữ liệu ra màn hình như thế 
nào. Nhưng nếu như giáo viên sử dụng một chương trình pascal đơn giản và 
minh họa cho học sinh thì học sinh sẽ hiểu và nhớ lâu hơn.
 Đối với bài 8 giáo viên kết hợp máy tính và máy chiếu để hướng dẫn học 
sinh các bước để soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình sẽ giúp 
học sinh nắm vững hơn.
 Có thể nói giờ học thực hành khá quan trọng với bộ môn Tin Học. Nếu như 
giáo viên chỉ dạy lí thuyết mà không chú trọng đến thực hành thì sẽ không khắc 
sâu được kiến thức cho học sinh đồng thời học sinh không biết được những lỗi 
mà mình mắc trong quá trình viết chương trình. Đối với học sinh vì hầu hết đều 
ít tiếp xúc với máy tính nên các em rất háo hức mong chờ tiết thực hành nên nếu 
như giáo viên thường xuyên cho các em thực hành trong giờ dạy cũng như giờ 
thực hành thì học sinh sẽ rất hào hứng trong giờ học.
 Để giờ thực hành đạt hiệu quả thì cần có sự chuẩn bị thật tốt:
 Đối với giáo viên: Cần chuẩn bị thật kĩ tiến trình bài thực hành, lựa chọn nội 
dung phù hợp với từng lớp. Giáo viên có thể lựa chọn các chương trình đơn giản 
đã viết trên lớp làm nội dung buổi thực hành sau đó có thể thực hành thêm nội 
dung trong sách giáo khoa vì có những lớp kiến thức của các em khá kém các 
em không nắm bắt được hết nội dung trong sách giáo khoa của tiết đó.
 Đối với học sinh: Cần nghiên cứu trước nội dung buổi thực hành và phải 
mang đầy đủ sách vở cần thiết tránh hiện tượng không nắm được trước nội dung 
sẽ không chủ động trong quá trình thực hành.
 Trong buổi thực hành giáo viên có thể hướng dẫn trước một số công việc trên 
máy chiếu trong phòng thực hành để học sinh quan sát sau đó để các em tự thực 
 Trang 11 Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tin học 11 ở Trường THPT
chiếc cốc đựng rượu và 1 chiếc cốc đựng nước làm sao để chiếc cốc đựng nước 
ban đầu sẽ đựng rượu còn chiếc cốc đựng rượu sẽ đựng nước.
 Học sinh sẽ nghỉ ngay ra muốn làm được công việc trên chúng ta chỉ có thể 
sử dụng thêm chiếc cốc thứ 3 đóng vai trò là biến trung gian t trong đoạn 
chương trình sau:
 t:= x;
 x:= y;
 y:= t;
 Ví dụ: Tìm số lớn nhất trong 3 số a,b,c.
 Học sinh sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng đúng cho thuật toán . Bây 
giờ hãy đặt ra vấn đề này cho học sinh: Chúng ta hãy đưa ra cách tìm bạn cao 
nhất trong 1 bàn có 3 người. Có thể học sinh sẽ đưa ra nhiều cách trong đó có 1 
cách là so sánh 2 bạn ban đầu tìm người cao hơn sau đó sẽ so sánh người cao 
hơn với người thứ 3 sẽ tìm được người cao nhất đó chính là tư tưởng của thuật 
toán trên học sinh sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề và nhớ kĩ.
 Var a,b,c, max : real;
 Begin
 If a> b then max: = a
 Else max := b;
 If max< c then max: = c;
 Write( ‘so lon nhat la:’ ,max)
 End.
 Việc giáo viên sử dụng những liên hệ gần gũi từ thực tế này giúp cho quá 
trình dạy và học diễn ra một cách sôi nổi và hấp dẫn giúp học sinh chủ động 
nắm vững kiến thức.
 4. Chú trọng đến dạy tư duy thuật toán cho học sinh
 Có thể nói mục tiêu chính của môn Tin học 11 không phải là dạy một ngôn 
ngữ lập trình cụ thể. Ngôn ngữ lập trình pascal được sử dụng như là công cụ để 
chuyển tải kiến thức văn hoá phổ thông về lập trình, về ngôn ngữ lập trình bậc 
 Trang 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc