Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo ( Nam Cao)

docx 24 trang sk11 27/07/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo ( Nam Cao)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo ( Nam Cao)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo ( Nam Cao)
 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
 1. Lí do chọn đề tài:....................................................................................................2
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ......................................................................2
 3. Đối tượng nghiên cứu: ...........................................................................................3
 4. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................4
 1. Vài nét về quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và một số hình thức, 
 phương pháp dạy học trải nghiệm trong trường phổ thông ..................................4
 2. Hoạt động TNST trong dạy học môn Ngữ văn...................................................5
 3. Hoạt động TNST môn Ngữ văn trong trường phổ thông hiện nay ...................6
 4. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn 
 bản “Chí Phèo” (Nam Cao).......................................................................................7
 4.1. Tổ chức trải nghiệm bằng hình thức đóng vai và thảo luận theo nhóm..........7
 4.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức dự án dạy học ............................9
 4. 3. Tổ chức trải nghiệm tác phẩm qua hoạt động thi sân khấu hóa và xem phim 
 truyện, tài liệu. ...........................................................................................................10
 4. 3.1. Tổ chức thi sân khấu hóa một trích đoạn tác phẩm Chí Phèo ...................10
 4.3.2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm bằng hình thức xem phim truyện và phim 
 tài liệu ....................................................................................................................11
 5. Thực nghiệm dạy học: .........................................................................................12
 6. Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá:..........................................................19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................22
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................22
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................23
 1 3. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo trong dạy học. Biện pháp tổ chức hoạt động TNST trong bài “ Chí Phèo”
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 3 Tóm lại, HĐTNST trong dạy học là hoạt động có mục đích, tổ chức, có hướng dẫn 
của người dạy, giúp học sinh tương tác với hiện thực khách quan. Từ đó để phát triển 
các năng lực của học sinh như năng lực làm việc nhóm, năng lực thẩm mĩ, năng lực tư 
duy sáng tạo, năng lực giao tiếp
2. Hoạt động TNST trong dạy học môn Ngữ văn
 Trải nghiệm trong môn Ngữ văn đặc biệt là trải nghiệm tác phẩm văn học người 
 đọc phải huy động toàn bộ cảm xúc, trí tưởng tượng, tình cảm của mình để hiểu được 
 thế giới đời sống của nhà văn tạo ra. Mục đích chính của việc đọc không phải để chuẩn 
 bị cho một trải nghiệm khác, mà được hoàn thành trọn vẹn trong sự kiện đọc, với tư 
 cách chính là bản thân trải nghiệm đó. Vì thế tác phẩm văn học là do độc giả trải nghiệm 
 lấy từ văn bản mà thành, không ai có thể thưởng thức hộ, rung động thay một niềm vui, 
 nỗi buồn hay sự tuyệt vọng, tiếc nuối. Trong dạy học Ngữ văn, nếu dạy học văn chỉ nhấn 
 mạnh vào những thông tin được “lấy ra”, “mang đi” từ văn bản đã làm cho học sinh 
 không có cơ hội để được học văn thực sự, làm cho giờ văn mất đi cảm xúc tươi mới, sự 
 phong phú, độc đáo của những cuộc gặp gỡ giữa mỗi tâm hồn bạn đọc với sáng tác. 
 Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện 
 cho học sinh trải nghiệm, “đốt cháy lên” những cảm xúc thực sự được bắt đầu từ câu 
 chữ, tạo ra không gian ba chiều của thế giới nghệ thuật để độc giả có thể bước vào thế 
 giới ấy, sống những chiều kích của nó, nghiệm ra những giá trị của nó, kết nối nó với 
 những gì đã kinh qua, những “chân trời của hi vọng” để rồi biết bước ra tự đánh giá về 
 những trải nghiệm của riêng mình. Các bước tổ chức trải nghiệm trong đọc hiểu văn bản 
 theo các bước: cảm nhập – tập trung đầy cảm xúc với các trải nghiệm chủ quan cùng 
 văn bản; xây dựng, tưởng tượng: bước vào văn bản và tạo ra thế giới nghệ thuật sống 
 động; kết nối: tạo ra mối liên hệ giữa trải nghiệm có tính tự truyện của người đọc đến 
 văn bản hiện thời; phản hồi: đánh giá chất lượng trải nghiệm với văn bản của người đọc. 
 Tổ chức HĐTNST trong môn Ngữ văn có ý nghĩa quan trong xu thế dạy học hiện 
 nay. So với những hình thức dạy học quen thuộc thì dạy học theo hình thức trải nghiệm 
 gợi được hứng thú của học sinh. Giúp các em bộc lộ được năng khiếu, khả năng cảm 
 nhận riêng. Hướng tới phát triển các năng lực của học sinh như: Năng lực thẩm mĩ và 
 năng lực nhận thức. Bằng việc thực tiễn trải nghiệm, học sinh biết đấu tranh với cái ác, 
 5 4. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản 
“Chí Phèo” (Nam Cao)
4.1. Tổ chức trải nghiệm bằng hình thức đóng vai và thảo luận theo nhóm.
 Đóng vai là một hình thức của dạng trò chơi trong dạy học để học sinh được thực 
hiện các tình huống giả định đặt ra. Trong dạy học đọc hiểu tác phẩm, học sinh có thể 
vào vai các nhân vật, nhà văn, tổ chức các phiên tòa xét xử giả địnhĐóng vai để thể 
hiện suy nghĩ, góc nhìn của người trong cuộc. Sau phần học sinh đóng vai nhất là những 
vấn đề trọng tâm của tác phẩm, giáo viên kết hợp tổ chức nêu các vấn đề để học sinh các 
nhóm phản biện để có cách đánh giá đa diện, đa chiều. 
 Trong phần tiểu dẫn của tác phẩm Chí Phèo, giáo viên mời hai học sinh đóng vai. 
Một học sinh đóng vai nhà văn Nam Cao và em còn lại đóng vai là một học sinh yêu 
thích môn văn muốn tìm hiểu về tác phẩm Chí Phèo. Cuộc trò chuyện xoay quanh vấn 
đề hoàn cảnh sáng tác và nhan đề tác phẩm. Tiến trình thực hiện như sau:
 Bước 1. Giáo viên chọn học sinh đóng vai nhà văn Nam Cao và người hỏi chuyện.
 Bước 2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm và tên gọi 
tác phẩm để xây dựng kịch bản (Phụ lục)
 Bước 3. Học sinh thực hiện trước lớp.
 Bước 4. Các học sinh khác nhận xét phần đóng vai và giáo viên chốt lại một số ý 
cơ bản liên quan đến phần tiểu dẫn về hoàn cảnh sáng tác, vị trí và nhan đề tác phẩm.
 Tổ chức phiên tòa giả định để phán xét về nhân vật: Quá trình tổ chức đọc hiểu văn 
bản Chí Phèo, giáo viên tổ chức phiên tòa giả định để đánh giá về nhân vật Chí Phèo và 
Bá Kiến. Giáo viên lựa chọn các sự kiện tiêu biểu xảy ra trong cuộc đời của Chí Phèo để 
học sinh đóng vai như : Xét xử Bá Kiến và Chí Phèo; hay xét xử hành động Chí Phèo 
giết Bá Kiến; Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi đi tù  Chẳng hạn, chúng tôi lựa chọn 
hình thức cho học sinh đóng vai phiên tòa xét xử “ Chí Phèo kiện Bá Kiến”. Quy trình 
thực hiện như sau:
 + Bước 1. Phân công học sinh vào các vai chủ tọa, thẩm phán, Chí Phèo, Bá Kiến, 
dân làng Vũ Đại, kiểm sát viên, thẩm phán, thư kí tòa, luật sư bào chữa.
 7 - Nhân chứng dân làng Vũ Đại: Kể về lai lịch hoàn cảnh Chí Phèo và tội ác mà hắn 
gây ra.
 - Các luật sư bào chữa cho các bị cáo.
 + Luật sư Chí Phèo: Phân tích những mưu mô thâm độc của Bá Kiến khiến Chí 
Phèo tha hóa. Bá Kiến phải chịu trách nhiệm bồi thường danh dự, nhân phẩm cho Chí 
Phèo.
 + Luật sư Bá Kiến: Bác bỏ quan điểm chỉ có Bá Kiến gây ra tội ác. Bản thân Chí 
Phèo cũng phải chịu trách nhiệm về sự tha hóa của bản thân và sự xa lánh của dân làng 
Vũ Đại.
 - Hội đồng xét xử phân tích các cáo trạng và chứng cứ
 - Chủ tọa phiên tòa tuyên án 
 Sau khi tổ chức đóng vai phiên tòa xét xử, giáo viên đặt câu hỏi để các nhóm thảo 
luận:
 - Trong phần bào chữa cho Bá Kiến, luật sư có cho rằng Chí Phèo cũng phải chịu 
trách nhiệm về sự tha hóa của mình. Theo các em, ý kiến này có cơ sở không? Vì sao?
 - Từ vấn đề tha hóa của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao muốn truyền đi thông điệp gì?
 Qua phần thảo luận, giáo viên định hướng cho học sinh một số nội dung: Vấn đề 
tha hóa, biến chất của Chí Phèo bắt nguồn từ môi trường sống ở của người nông dân Việt 
Nam ở nông thôn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Với những âm mưu thâm độc, 
Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Ở 
chặng đường sau khi ra tù, bản thân Chí Phèo cũng có phần trách nhiệm về sự tha hóa 
của mình. Nam Cao không chỉ tố cáo xã hội thực dân phong kiến ở nông thôn trước Cách 
mạng đã đẩy người nông dân hiền lành, lương thiện, muốn tồn tại chỉ còn cách lưu manh 
hóa mà còn nói lên nỗi băn khoăn về nhân phẩm, danh dự của con người bị lăng nhục. 
4.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức dự án dạy học
 Dạy học theo dự án là một hình thức phù hợp để học sinh trải nghiệm thực tiễn, tăng 
cường tính hợp tác, trao đổi trong nhóm và có tính tích hợp cao. Các hình thức dự án tìm 
hiểu về tác giả, tác phẩm; hoàn cảnh lịch sử; sân khấu hóa về tác phẩm; tìm hiểu môi 
 9 Truyện Chí Phèo là một tác phẩm thích hợp để sân khấu hóa. Trong quy mô tổ chức 
bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh thi sân khấu hóa tác phẩm bằng hình thức chuyển 
thể thành kịch ngắn. Để tiến hành thi sân khấu hóa tác phẩm giữa các nhóm trong lớp, 
giáo viên thực hiện các bước sau.
 Thứ nhất: Xác định yêu cầu sân khấu hóa tác phẩm và thành lập ban giám khảo, 
tiêu chí chấm điểm. Với tác phẩm Chí Phèo, giáo viên có nhiều lựa chọn giữa các sự 
kiện như Chí Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ra tù; Chí Phèo và Thị Nở; Chí Phèo đòi 
quyền làm người lương thiện; Tiếng chửi của Chí Phèo để học sinh chuyển thể thành 
kịch. Tuy nhiên, để có thể so sánh, đánh giá khả năng nhập vai của từng nhóm, giáo viên 
nên chọn một sự kiện cho các nhóm diễn kịch. Ban giám khảo được lựa chọn từ những 
học sinh có năng khiếu văn học. Giáo viên làm trưởng ban giám khảo để đảm bảo sự 
công bằng. Ban giám khảo tiến hành xây dựng các tiêu chí chấm điểm. Tiêu chí chấm 
dựa vào nội dung và hình thức diễn.
 Thứ hai: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ. Phân nhóm trên cơ sở của các nhóm 
tham gia dự án. Các nhóm cùng chuyển thể đoạn “ Chí Phèo và Thị Nở” thành kịch 
ngắn. Yêu cầu các nhóm chuyển thể văn bản kịch bám sát nội dung văn bản gốc. Nội 
dung phải làm nổi bật khát vọng làm người lương thiện của Chí Phèo khi gặp Thị Nở; 
đồng thời cả nỗi đau khi bị từ chối tình yêu. Hình thức trang phục phải phù hợp. Giao 
các nhóm tự luyện tập.
 Thứ ba: Trong quá trình học sinh xây dựng kịch bản và luyện tập, giáo viên tiến 
hành kiểm tra, điều chỉnh những điểm chưa phù hợp. Phải đảm bảo nội dung lời loại 
chuyển thể văn bản và hình thức biểu diễn không phản giáo dục.
 Thứ tư: Tổ chức thi sân khấu hóa đoạn trích trong tác phẩm Chí Phèo. Giáo viên 
đánh giá nhận xét, công bố kết quả điểm từng nhóm. Nhóm chiến thắng sẽ được phần 
thưởng.
4.3.2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm bằng hình thức xem phim truyện và phim tài 
liệu
 Trải nghiệm qua các hình ảnh, phim, tư liệu là một dạng trải nghiệm trực quan. Với 
hình ảnh, âm thanh, màu sắc, con người, cảnh vật được ghi lại chân thực sinh động tác 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_tra.docx