Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh Trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh Trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh Trường Phổ thông DTNT cấp 2, 3 Vĩnh Phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2,3 VĨNH PHÚC ====***==== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC Tác giả sáng kiến: TRẦN THỊ XUÂN Mã sáng kiến: 04.61.02 Vĩnh Phúc, năm 2022 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu ...........................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................2 1.4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ......................................................2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................2 2. Tên sáng kiến...........................................................................................3 3. Tác giả sáng kiến .....................................................................................3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến .....................................................................3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.....................................................................3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ........................4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến...................................................................4 7.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến...............................................................4 7.2. Thực trạng của vấn đề.......................................................................5 7.3. Các hoạt động tạo hứng thú học tập đã thực hiện.............................6 7.3.1. Hoạt động 1: Hello, hello ..........................................................6 7.3.2. Hoạt động 2: Magic toy .............................................................7 7.3.3. Hoạt động 3: Vote......................................................................7 7.3.4. Hoạt động 4: Good job, high-five..............................................8 7.3.5. Hoạt động 5: Memory game......................................................9 7.3.6. Hoạt động 6: Onion rings ........................................................10 7.3.7. Hoạt động 7: Easy words.........................................................10 7.3.8. Hoạt động 8: Who is faster ......................................................11 7.3.9. Hoạt động 9: Matching ............................................................13 7.3.10. Hoạt động 10: Vocabulary race .............................................15 7.3.11. Hoạt động 11: Dictogloss ......................................................16 7.3.12. Hoạt động 12: Back to the board ...........................................16 7.3.13. Hoạt động 13: Sketchnoting ..................................................17 7.3.14. Hoạt động 14: Name card......................................................18 7.3.15. Hoạt động 15: Group chat .....................................................19 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong thời kì hội nhập và phát triển đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học đang ngày càng được chú trọng. Nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử thông minh và mạng Internet, việc dạy và học theo phương pháp truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều đã không còn hấp dẫn và hiệu quả với người học như trước nữa. Ở Việt Nam, việc học tiếng Anh đã được quan tâm, đầu tư từ ngay từ các cấp bậc mầm non, tiểu học, nhằm giúp người học có thể sử dụng được trong giao tiếp hàng ngày và tạo tiền đề để mở ra cánh cửa nghề nghiệp trong tương lai. Với lứa tuổi học sinh THPT, sự nhạy bén trong việc sử dụng công nghệ thông tin giúp các em có nhiều cách tiếp cận trong học tập. Việc học qua các trang mạng, các ứng dụng học tập cũng đang diễn ra rất phổ biến hiện nay bởi tính hấp dẫn của nó. Bởi vậy, nếu người giáo viên vẫn ôm khư khư cách dạy truyền thống cũ kĩ, lấy người thầy làm trung tâm, không chịu đầu tư, không tích cực đổi mới, thay đổi phương pháp dạy học thì sẽ khiến những giờ học trở nên tẻ nhạt, lỗi thời, gây nên tâm lí nặng nề, chán nản, không thu hút được sự quan tâm, hứng thú học tập của học sinh. Vậy làm thế nào để tạo động lực học tập cho học sinh, để mỗi bài học đều khơi dậy được tính tò mò, mong muốn được khám phá tri thức cho học sinh. Làm thế nào để qua mỗi bài học giúp học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy, và chuẩn bị cho các em một nguồn kiến thức phong phú, dồi dào để các em tự tin bước vào đời, bay cao, bay xa trên con đường tương lai. Băn khoăn, trăn trở về điều đó, các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần của chúng tôi không chỉ còn đơn thuần là những nội dung lí thuyết trên sách vở, mà đã trở thành những buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu bài giảng để phù hợp với đối tượng học sinh. Để mỗi bài học, tiết học là những trải nghiệm đáng nhớ đối với cả thầy và trò. Để học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn, qua đó, nâng cao chất 3 học sinh, hứng thú của học sinh đối với môn học, tôi đã sử dụng phương pháp quan sát và phiếu hỏi. - Phương pháp dạy học thực nghiệm: Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm các tiết học Tiếng Anh có sử dụng các hoạt động đổi mới, các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tại lớp 11A6, 11A7, trường phổ thông DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc. - Phương pháp phân tích, so sánh: So sánh kết quả học tập trong các giai đoạn của năm học 2020-2021 có áp dụng các hoạt động, kĩ thuật dạy học tích cực với kết quả của năm học trước, khi chưa áp dụng các hoạt động đó. - Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm: Sau mỗi tiết dạy, tôi thường tổng kết, rút kinh nghiệm; tiếp tục điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp những tiết học sau. Sau mỗi giai đoạn tôi cũng đều so sánh, tổng hợp và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để có những tiết học đổi mới hơn, phù hợp hơn với đối tượng học sinh. 2. Tên sáng kiến MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Trần Thị Xuân Địa chỉ: Trường phổ thông DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc- Ngọc Thanh- Phúc Yên- Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0974 975 318 E_mail: tranthixuan.c3dtntphucyen@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Tác giả sáng kiến tự đầu tư. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, các hoạt động nhằm tạo hứng thú, động lực học tập trong giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh (chương trình thí điểm)- THPT. 5 đó phát triển năng lực giao tiếp, cải thiện khả năng phát âm, nâng cao kĩ năng nghe hiểu, cải thiện kĩ năng đọc, viết. Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực còn giúp học sinh chủ động hơn trong việc phát âm, ghi nhớ các chủ điểm ngữ pháp, giúp cho giờ học ngữ pháp, từ vựng bớt nhàm chán, tẻ nhạt và tăng cường khả năng ghi nhớ hơn. Hơn nữa, các hoạt động này giúp học sinh giảm căng thẳng, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, giúp không khí giờ học thoải mái hơn. Qua đó, giúp học sinh đam mê yêu thích hơn đối với môn học này. Với sáng kiến “một số hoạt động tạo hứng thú học tập tiếng Anh cho học sinh”, tôi muốn chia sẻ những biện pháp, cách làm cụ thể của bản thân mình với hy vọng có thể trao đổi kinh nghiệm với các thầy cô đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh. 7.2. Thực trạng của vấn đề Sinh ra và lớn lên ở khu vực vùng núi Ngọc Thanh, mỗi em học sinh trường phổ thông DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc đều mang trong mình khát khao được học hỏi, được mở mang kiến thức để có thể tự tin bước ra khỏi lũy tre làng, mang về luồng ánh sáng mới cho quê hương. Tuy nhiên, hầu hết các em là người dân tộc thiểu số, điều kiện học tập còn khó khăn, ít được tiếp xúc với công nghệ mới, chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp. Tâm lí e ngại khi giao tiếp, khả năng tư duy về ngôn ngữ còn hạn chế khiến học sinh luôn sợ môn Tiếng Anh, coi tiếng Anh là môn học khó. Hầu hết học sinh chưa có hứng thú, động lực học tập, chưa có sự đầu tư đối với môn học. Để đánh giá về sự hứng thú đối với việc học môn Tiếng Anh của học sinh, đầu năm học 2020-2021, tôi đã thực hiện khảo sát nhanh đối với 61 học sinh lớp 11, bằng phiếu hỏi: “Em có yêu thích học môn Tiếng Anh không?” và thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh Thích Bình thường Không thích 61 11 18.03% 14 22.96% 36 59.01% Kết quả trên cho thấy: có tới 59.01% học sinh không có hứng thú đối với môn học và chỉ có 18.03% học sinh yêu thích môn Tiếng Anh. Đây là con số rất đáng lo ngại. Bởi theo các nghiên cứu khoa học, hứng thú có khả năng mang lại cảm hứng, thúc đẩy con người tham gia hoạt động hiệu quả, tích cực hơn. Có nhiều lí do khiến 7 với học sinh. Khi học sinh được hồi đáp lại, được nói ra, trạng thái não bộ cũng thay đổi, chuyển sang một giai đoạn khác, tươi mới hơn để có thể tập trung tốt hơn vào các nội dung học tập. Đồng thời, khi giáo viên tiếp tục nói “Hello, hello”, và học sinh liên tục nhắc lại cho đến khi tất cả các học sinh đều ý thức được bản thân phải tập trung còn giúp các em còn phát triển được kĩ năng tự sửa lỗi cho bản thân mà không cần phải sử dụng các biện pháp mạnh gây căng thẳng. Sử dụng kĩ thuật “hello hello” để yêu cầu học sinh tập trung giúp giáo viên đạt được mục đích của mình mà không gây nên tâm lí căng thẳng cho các em. Học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi bị nhắc nhở theo cách này. * Áp dụng: tất cả các tiết học 7.3.2. Hoạt động 2: Magic toy * Mục đích: Hoạt động này nhằm mục đích tạo không khí vui tươi, phấn khởi để bắt đầu một giờ học, cũng như tạo tâm lí tự tin cho học sinh khi trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ. * Cách thức tiến hành: Giáo viên tìm một số bài hát sôi động, lời bài hát phù hợp với lứa tuổi học sinh. Sau đó, giáo viên bật nhạc và yêu cầu học sinh truyền tay nhau một món đồ vật mà giáo viên đã chuẩn bị trước. Khi giáo viên dừng nhạc, học sinh nào đang giữ đồ vật đó sẽ phải trả lời một câu hỏi kiểm tra bài cũ hoặc thực hiện một nhiệm vụ học tập theo yêu cầu. * Ưu điểm: Thông thường, hoạt động kiểm tra bài cũ thường gây nên tâm lí lo sợ cho học sinh. Một số học sinh có tính cách nhút nhát, rụt rè, khi được gọi lên kiểm tra bài cũ thì hầu như mọi lời hay ý đẹp trong đầu đều biến mất, mặc dù trước đó đã chuẩn bị rất kĩ. Vì thế, ưu điểm của việc sử dụng âm nhạc trong giờ kiểm tra bài cũ giúp học sinh thoải mái, thư giãn hơn, từ đó xua tan tâm lí sợ sệt, để các em tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập và bắt đầu một giờ học mới với năng lượng tích cực hơn và tâm thế sẵn sàng nhất. * Áp dụng: Tất cả các tiết học, chủ yếu dùng trong phần khởi động, kiểm tra bài cũ. 7.3.3. Hoạt động 3: Vote * Mục đích: Hoạt động này nhằm tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh 9 để thay đổi trạng thái cho não bộ. Hoạt động này có thể dùng trong mọi giai đoạn của các tiết học, giúp não bộ luôn được ở trong trạng thái tươi mới, mang lại không khí thoải mái, vui vẻ, thư giãn cho học sinh. Giúp các em luôn trong tâm thế sẵn sàng để tiếp nhận các nội dung, nhiệm vụ học tập mới. * Áp dụng: tất cả các tiết học 7.3.5. Hoạt động 5: Memory game * Mục đích: Hoạt động này nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh mà không gây nên tâm lí căng thẳng cho các em, đặc biệt áp dụng cho phần nội dung bài mới, từ mới. * Cách thức tiến hành: Có nhiều cách tiến hành hoạt động này, sau đây là hai cách mà tôi đã sử dụng và mang lại hiệu quả + Cách 1: Chủ yếu dùng để kiểm tra từ vựng. Sau khi dạy từ vựng, giáo viên cho học sinh đọc từ vựng theo nhóm, theo cá nhân. Sau đó, giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Học sinh thứ nhất/ nhóm thứ nhất đọc nghĩa tiếng Việt, học sinh thứ hai/ nhóm thứ hai đọc từ tiếng Anh tương ứng, tương tự với kiểm tra cấu trúc ngữ pháp. Hoạt động này giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, kích thích tính cạnh tranh lành mạnh của học sinh. Sau khi hoạt động kết thúc, giáo viên có thể kiểm tra bằng cách gọi học sinh lên bảng viết lại các từ mới/ cấu trúc ngữ pháp đã được học. + Cách 2: Sau khi hoàn thành các bước dạy từ vựng, giáo viên kiểm tra lại bằng cách yêu cầu học sinh gấp sách vở, giáo viên xóa nghĩa tiếng việt của từ, sau đó gọi học sinh lên bảng ghi lại nghĩa tiếng việt trước khi chuyển sang hoạt động khó hơn là xóa toàn bộ từ tiếng Anh cho học sinh viết lại. Bằng cách sử dụng kĩ thuật này, cuối giờ học đã có rất nhiều học sinh có thể ghi nhớ toàn bộ lượng từ mới của tiết học đó. * Ưu điểm: Kích thích tính chinh phục của các em học sinh, và tạo áp lực tích cực để hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian nhất định. Hoạt động này tập trung khai thác tâm lí thích chinh phục của con người. Để trở thành người đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ học tập, các em phải rất tập trung và cố gắng để đạt được mục tiêu. Điều đó tạo nên sự hưng phấn bởi các em cảm thấy việc học không quá khó như các em đã nghĩ.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_tao_hung_thu_hoc_tap.docx