Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11
Đề tài: “Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” MỤC LỤC A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 3 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 4 3. Phạm vi đề tài .......................................................................................4 4. Đối tượng, kế hoạch và phạm vi nghiên cứu .......................................4 B. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN .................................................................... 5 1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn .....,.............................................................................. 5 CHƯƠNG II : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 7 I. Một số lỗi sai thường gặp của học sinh trong lập trình Pascal .......... 7 1) Khai báo sai miền chỉ số cho dữ liệu kiểu mảng.................................. 7 2) Giá trị biến điều khiển vượt quá miền chỉ số của mảng ...................... 7 3) Dùng cùng tên biến điều khiển cho các vòng lặp For lồng nhau ....... 8 4) Sử dụng dấu chấm phẩy sai vị trí ....................................................... 8 5) Không phân biệt được hằng xâu và biến ............................................. 8 6) Tràn số do kết quả tính toán vượt quá giới hạn ................................... 8 7) Sử dụng tên hàm làm biến cục bộ 9 8) Chưa hiểu thứ tự ưu tiên phép toán 10 9) Không hiểu nguyên tắc làm tròn số đối với số thực .... 10 II. Một số kinh nghiệm dạy lập trình Pascal ........................................... 10 1) Có nhiều dạng bài tập ........................................................................ 10 2) Trình bày thuật toán, yêu cầu học sinh viết chương trình theo đúng thuật toán đó ...................................................................................... 15 3) Giải bài toán trong một trường hợp riêng, yêu cầu học sinh phát hiện thiếu sót để từ đó hoàn thiện chương trình ........................................ 17 Giáo viên: Thái Thị HoaLý Đề tài: “Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1) Lý do chọn đề tài : - Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới. - Trong thời đại thông tin bùng nổ ngày nay, việc lập được các chương trình tự hoạt động cho máy tính, máy gia dụng là cần thiết. Và để làm được việc đó cần có một quá trình nghiên cứu, học tập về ngôn ngữ lập trình lâu dài, qua đó nhà lập trình có thể chọn một ngôn ngữ lập trình thích hợp. - Tin học là một môn học mới ở các trường phổ thông nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với môn học này. Nội dung tin học lập trình lớp 11 là một nội dung mới lạ đối với đa số học sinh với nhiều khái niệm, thuật ngữ, cấu trúc dữ liệu mà học sinh mới được tiếp xúc lần đầu. Chính vì vậy mà học sinh dễ mắc sai lầm khi lập trình giải quyết các bài toán. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn mà học sinh thường gặp là rất phong phú nhưng có thể thấy một số nguyên nhân chính sau đây: + Học sinh thường gặp khó khăn khi xác định bài toán. + Khó liên hệ phương pháp giải một bài toán trong toán học với thuật giải trong tin học. - Tuy nhiên mọi thứ điều có điểm khởi đầu của nó, với học sinh việc học ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal là khởi đầu cho việc tiếp cận ngôn ngữ lập trình bậc cao, qua đó giúp các em hình dung được sự ra đời, cấu tạo, hoạt đông cũng như ích lợi của các chương trình hoạt động trong máy tính, các máy tự động Qua đó giúp các em có thêm một định hướng, một niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này. Giáo viên: Thái Thị HoaLý Đề tài: “Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” B. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lí luận: - Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác. - Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Với một số nội dung trong đề tài này, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện thông qua một số bài tập, dạng bài tập cụ thể. 2. Cơ sở thực tiễn: - Qua thực tế giảng dạy ở trường Sơn Mỹ các năm qua, tôi nhận thấy khi học đến chương trình tin học lớp 11 đa số học sinh đều nhận xét bộ môn này rất khó. - Các học sinh thường gặp khá nhiều lỗi khi viết một chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Giáo viên: Thái Thị HoaLý Đề tài: “Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” CHƯƠNG II NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Một số lỗi sai thường gặp của học sinh trong lập trình Pascal: 1) Khai báo sai miền chỉ số cho dữ liệu kiểu mảng. Ví dụ 1: Nhập vào một mảng số nguyên gồm các số lớn hơn 3 và nhỏ hơn 100. In mảng vừa nhập. Học sinh khai báo mảng như sau: Var a: array[3..100] of integer; 2) Giá trị biến điều khiển vượt quá miền chỉ số của mảng. Ví dụ 2: Nhập vào một dãy số gồm 7 phần tử và cho biết dãy vừa nhập có tạo thành cấp số cộng không? Học sinh lập trình giải bài toán trên như sau: Var a: array[1..7] of integer; i,d:integer;kt:boolean; Begin Write(‘nhap day so:’); For i:=1 to 7 do Begin Write(‘a[’ ,i, ‘]’); Readln(a[i]); End; d:=a[2]-a[1];kt:=true;i:=1; while (kt) and (i<=7) do if (a[i]-a[i-1]d) then kt:=false else i:=i+1; if kt then writeln(‘Day so tao thanh cap so cong!’) else writeln(‘Day so khong tao thanh cap so cong!’); readln End. Giáo viên: Thái Thị HoaLý Đề tài: “Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” Var i,t:integer; Begin T:=1; For i:=2 to n do t:=t*i; Gt:=t; End; Begin Write(‘GT(8)=’, GT(8)); Readln; End. Khi thực hiện chương trình GT(8)=-25126 là sai vì thực tế 8!=40320 Lỗi này do khai báo hàm trả về số nguyên nên miền giá trị tối đa là 32767 7) Sử dụng tên hàm làm biến cục bộ. Do lệnh trả kết quả cho tên hàm rất giống một lệnh gán bình thường nên học sinh thường nhầm tên hàm là biến cục bộ. Vì vậy khi viết chương trình để tiết kiệm biến cục bộ học sinh đã sử dụng tên hàm làm biến cục bộ. Function GT(n:integer):Longint; Var i:integer; Begin For i:=2 to n do GT:=GT*i; End; Trong thân hàm đã sử dụng tên hàm làm biến cục bộ nên khi biên dịch sẽ báo lỗi gọi hàm nhưng thiếu tham số do chương trình hiểu GT:=GT*i là lời gọi đệ qui. Để tránh lỗi này cần lưu ý với học sinh: để trả kết quả cho hàm (không đệ quy), tốt nhất nên tính kết quả hàm vào một biến cục bộ, trước Giáo viên: Thái Thị HoaLý Đề tài: “Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” Để chuyển từ kiểu thực sang kiểu nguyên ta dùng hàm Round hoặc Trunc - Tránh tràn số (đã trình bày ở mục 6) II. Một số kinh nghiệm dạy lập trình Pascal: 1) Có nhiều dạng bài tập: Khi dạy lập trình nói chung và Pascal nói riêng, nhiều khi người dạy chỉ chú ý tới các bài tập về lập trình mà không nghĩ rằng trong những bước đầu để học sinh hiểu bài cần phải đưa ra nhiều dạng bài tập, trong số các dạng bài tập đó ở đây ta có thể nêu ra một số dạng như sau: bài tập về viết thuật toán, bài tập về đọc hiểu chương trình, bài tập về sửa lỗi chương trình, 1.1 Bài tập về viết thuật toán: - Theo định nghĩa trong sách giáo khoa Tin học 10, thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định, sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy từ INPUT ta nhận được OUTPUT. Nói cách khác, trình bày thuật toán tức là chỉ ra các bước cần thực hiện để đi đến kết quả. - Việc trình bày thuật toán trước khi viết chương trình là hết sức quan trọng. Thuật toán đúng thì chương trình mới có khả năng đúng, còn một thuật toán sai chắc chắn là cho một chương trình sai. Tuy nhiên đối với phần lớn học sinh lớp 11 thường bỏ qua bước này do tâm lý học sinh không thích các loại bài tập như thế. - Trong nhiều trường hợp tưởng như không cần thuật toán cụ thể học sinh vẫn viết được chương trình. Thực tế thuật toán đó không được viết ra nhưng đã hình thành sẵn trong đầu người viết. - Với đa số học sinh hiện nay, cần phải dành một lượng thời gian thích hợp để rèn luỵên loại bài tập này. Phải làm sao cho việc viết thuật toán trở thành kĩ năng để khi các em lập trình trên máy, tuy không cần viết thuật toán ra song các em có thể hình dung được thuật toán đó trong Giáo viên: Thái Thị HoaLý Đề tài: “Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” While i>1 do Begin If (i mod 2)0 then i:=i*3+1 Else i:=i div 2; Writeln(i); End; Readln; End. 1.3 Bài tập về sửa lỗi chương trình: Ví dụ 3: Để tìm số lớn nhất trong 3 số a,b,c được nhập vào từ bàn phím, có người đã viết chương trình như sau: Program vd3; Uses crt; Var a,b,c:integer; Begin Clrscr; Write(‘nhap vao 3 so:’); Readln(a,b,c); If a<b then a:=b Else If a<c then a:=c; Write(‘So lon nhat la:’,a); Readln; End. Chương trình trên cho đáp số lúc đúng, lúc sai tuỳ thuộc vào a,b,c. Hãy giải thích tại sao và sửa lại cho đúng. Ta thực hiện chương trình trên với 2 bộ input sau đây: Giáo viên: Thái Thị HoaLý Đề tài: “Một số lưu ý khi dạy lập trình Pascal cho học sinh lớp 11” Readln; End. 1.4 Bài tập về khai báo biến: Ví dụ 4: Trong một chương trình đã chạy tốt, khi thực hiện không có lỗi có một số lệnh như sau: .. Ok:= ‘n’; J:=round(sqr(n)); If ch= ‘Ok’ then ch:= ‘It is’ + ch; .. While kt and (i<=j) do Begin Kt:=Not(n mod i=0); X:=1.5*j+i; End; Hãy viết phần khai báo biến cho đoạn chương trình trên. Với dạng bài tập này, ta căn cứ vào các câu lệnh đã cho để viết phần khai báo biến cho chương trình trên như sau: Var n,i,j:integer; X:real; Kt:boolean; ok:char;ch:string; Tuy nhiên ta cũng có nhiều cách để khai báo biến ví dụ biến ok có thể thuộc kiểu string; j có thể thuộc kiểu real, 2) Trình bày thuật toán, yêu cầu học sinh viết chương trình theo đúng thuật toán đó: Một bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau ứng với mỗi cách giải ta có một thuật toán. Để giúp học sinh có khả năng nhanh chóng nắm được ý Giáo viên: Thái Thị HoaLý
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_luu_y_khi_day_lap_trinh_pascal.pdf