Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT QUANG HÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc” Tác giả sáng kiến: Lê Ngọc Tú Mã sáng kiến: 32.60....... Bình Xuyên, năm 2019 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông HS: Học sinh TTTC: Thể thao tự chọn TDTT: Thể dục thể thao VĐV: Vận động viên HKPĐ; Hội khỏe phù đổng 3 càng tăng lên, các trận thi đấu trở lên quyết liệt, đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Cùng với nó, các yêu cầu về thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo đối với các VĐV cũng ngày càng cao hơn. Sự quyết liệt trong các trận đấu được thể hiện qua sự ganh đua, tranh chấp về vị trí và không gian, đặc biệt là ở khu vực dưới rổ. Các đội bóng luôn cố gắng để tranh cướp được nhiều bóng trên không, qua đó tăng thời gian khống chế bóng và tăng cơ hội tấn công. Đối với các VĐV có chiều cao tương đương hoặc thấp bé hơn, thì bật cao sẽ là phương thức giúp các VĐV hạn chế được yếu điểm, đồng thời tạo ra được lợi thế trong tranh cướp bóng trên không và nâng cao được hiệu quả thi đấu. Mặt khác, VĐV có sức bật tốt, sẽ có khả năng khống chế thân người trên không tốt, có tác dụng giữ ổn định tư thế thân người trong các kỹ thuật nhảy ném rổ, qua đó nâng cao được độ chính xác trong các lần ném. Nhận thức được tầm quan trọng của sức bật trong thi đấu bóng rổ, hiện nay các đội bóng rất chú trọng tới việc ứng dụng các bài tập huấn luyện để nâng cao thể lực nhất là sức bật cho các VĐV của mình. Qua quan sát thực tế tham gia thi đấu của đội Bóng rổ nam trường THPT Chuyên, THPT Trần Phú, THPT Quang Hà, trong một số giải đấu bóng rổ các trường THPT của Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy, tầm vóc của các VĐV đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà tuy không thua kém nhiều so với các đội bóng khác, nhưng khả năng bật nhảy cao của các VĐV còn yếu, dẫn đến khả năng tranh chấp trên không kém và hiệu quả không cao, làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thi đấu. Do vậy, nếu xây dựng được hệ thống bài tập hợp lý, khoa học ứng dụng vào quá trình huấn luyện nâng cao khả năng bật nhảy cho các VĐV Bóng rổ nam trường Quang Hà, sẽ góp phần tích cực nâng cao được hiệu quả thi đấu của đội. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ trường THPT Quang Hà – Bình Xuyên - Vĩnh Phúc” 5 ▪ Nghiên cứu, chọn các bài tập huấn luyện từ ngày 12-14 tháng 7 năm 2018. ▪ Tiến hành huấn luyện từ ngày 15 tháng 7 năm 2018 đến ngày 15 tháng 9 năm 2018. ▪ Tiến hành kiểm tra sau huấn luyện khoảng từ ngày 16-19 tháng 9 năm học 2018. ▪ Thi đấu giao hữu với trường THPT Bình Xuyên, THPT Võ Thị Sáu, Câu lạc bộ Bóng rổ Xuân Hòa, từ ngày 06 tháng 10 năm 2018 đến khi thi đấu HKPĐ vòng tỉnh. 7.3 Biện pháp thực hiện vấn đề huấn luyện: Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đưa ra các phương pháp huấn luyện: 7.3.1 Phương pháp huấn luyện sức bật: a. Dùng phương pháp giảng giải để giới thiệu cấu trúc động tác kỹ thuật, yêu cầu về qui phạm, xây dựng khái niệm về hình tượng động tác. b.Thông qua xem băng hình kỹ thuật, quan sát các VĐV xuất sắc thi đấu, làm mẫu động tác kỹ thuật của giáo viên Sau đó tiến hành tập luyện bắt chước động tác. 7.3.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức bật. Để công tác huấn luyện đạt kết quả cao thì việc lựa chọn bài tập để phát triển sức bật là công việc hết sức quan trọng, cần thiết và phải dựa trên cơ sở khoa học. Có như vậy các bài tập được lựa chọn mới mang lại hiệu quả cao đối với sự phát triển sức bật trong quá trình huấn luyện. Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp quan sát sư phạm, chúng tôi đã xác định được 22 bài tập có khả năng phát triển sức bật cho các học sinh nam trong đội tuyển bóng rổ của trường THPT Quang Hà. Để có thể lựa chọn được những bài tập phù hợp nhất ứng dụng vào quá trình huấn luyện nâng cao sức bật cho các VĐV bóng rổ nam trường THPT Quang Hà, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLV bóng rổ lâu năm, nhiều kinh nghiệm về mức độ tán thành 7 + Thành tích: là độ cao từ mặt đất tới điểm chạm cao nhất của tay VĐV với bảng đo (cm). Lấy thành tích cao nhất trong 2 lần thực hiện. b.Tổ chức thực nghiệm. Để quá trình huấn luyện đạt được hiệu quả cao thì ngoài việc lựa chọn các bài tập ứng dụng vào quá trình thực nghiệm còn phải bố trí sắp xếp số buổi tập và thời gian dành cho mỗi buổi tập một cách hợp lý, khoa học. Để có thời lượng hợp lý cho mỗi buổi huấn luyện sức bật cho đội Bóng rổ nam học sinh trường THPT Quang Hà, và số buổi huấn luyện sức bật trong 1 tuần tập luyện, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLV, Bóng rổ để có được những ý kiến khách quan. Kết quả phỏng vấn về số buổi tập luyện trong 1 tuần và thời lượng dành cho mỗi buổi tập luyện cho đội Bóng rổ nam học sinh trường Quang Hà. Từ kết quả phỏng vấn trình bày ở bảng 3.2 cho thấy, đa số các ý kiến tán thành cho rằng sử dụng 2 buổi tập cho phát triển sức bật trong 1 tuần là hợp lý, phù hợp với đối tượng là đội tuyển bóng rổ trường THPT. Trên cơ sở xác định được số buổi tập trong 1 tuần, thời gian cụ thể cho từng buổi tập, và trên cơ sở 6 bài tập đã lựa chọn, chúng tôi đã xây dựng được tiến trình thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm trong 3 tháng. Để tổ chức quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành trên 16 học sinh trong đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà. Đối tượng thực nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm gồm 8 học sinh; Nhóm đối chứng gồm 8 học sinh. Trước khi bước vào thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra ban đầu về năng lực sức bật của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua 04 test đánh giá mà đề tài đã lựa chọn. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.3: 9 Kết quả kiểm tra ở bảng 3.4 cho thấy, sau 3 tháng thực nghiệm thành tích kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả 4 test đều có sự khác biệt rõ rệt, trong đó kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, sự khác biệt đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P ≤ 0,05. Để có sự đánh giá chính xác về sự biến đổi thể lực của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, đề tài đã tiến hành so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.5 và bảng 3.6. Bảng 3.5: So sánh kết quả kiểm tra sức bật trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm Trước Sau Kết quả TT thực thực t t P Test tính bảng nghiệm nghiệm 1 Nằm ngửa gập bụng 60s (lần) 49.3 51.3 4.32 2 Chạy 20m tốc độ (s) 4.6 4.4 3.871 2.145 0.05 3 Bật nhảy tam cấp (cm) 588.8 600.6 4.771 4 Bật cao với có đà (cm) 271.3 275.6 2.966 Bảng 3.6: So sánh kết quả kiểm tra sức bật trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng Trước Sau Kết quả TT thực thực t t P Test tính bảng nghiệm nghiệm 1 Nằm ngửa gập bụng 60s (lần) 46.50 47.88 1.590 2 Chạy 20m tốc độ (s) 4.788 4.650 1.949 2.145 0.05 3 Bật nhảy tam cấp (cm) 586.25 587.50 0.509 4 Bật cao với có đà (cm) 269.38 266.88 0.592 Từ những kết quả thu được ở bảng 3.5 cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa thành tích kiểm tra trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa với P ≤ 0.05 , tức là sức bật của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tốt hơn rõ dệt so với trước thực nghiệm. Còn kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng tuy có sự khác biệt nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác sức bật của 11 * Kết luận: 1.1. Sức bật là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thi đấu của các VĐV Bóng rổ. Tuy nhiên, thông qua kết quả điều tra thực trạng nhận thấy, các giáo viên huấn luyện viên đội bóng rổ nam của trường PTTH Quang Hà chưa thực sự chú trọng tới công tác huấn luyện sức bật, do vậy sức bật của các cầu thủ còn yếu, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả thực hiện kỹ thuật động tác trong quá trình thi đấu. 1.2. Thông qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn liên quan và qua phỏng vấn các giáo viên, chuyên gia Bóng rổ nhiều kinh nghiệm, đề tài đã lựa chọn và xây dựng được chương trình huấn luyện sức bật cho đội Bóng rổ nam trường THPT Quang Hà – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc, gồm 06 bài tập, cụ thể: 1.Chống đẩy. 2. Nhảy dây. 3.Chạy 20m tốc độ. 4.Bắt bóng bật bảng 20s. 5.Bật cóc. 6.Bật với cao có đà. 1.3. Qua quá trình thực nghiệm trong 3 tháng, các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng vào huấn luyện đã có tác dụng phát triển sức bật cho đội Bóng rổ nam trường THPT Quang Hà ở nhóm thực nghiệm, đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P 0,05. 2. Kiến nghị: 2.1. Huấn luyện sức bật là một công việc rất quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện Bóng rổ, nó có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả thực hiện kỹ thuật động tác và kết quả thi đấu. Do vậy các đội Bóng rổ cần phải có sự quan tâm thích đáng đối với nội dung này trong quá trình huấn luyện. 2.2. Các giáo viên, huấn luyện viên Bóng rổ có thể ứng dụng hệ thống bài tập mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng thành công vào thực tế huấn luyện nâng cao sức bật cho các đội Bóng rổ ở các trường THPT khác trên địa bàn Vĩnh Phúc và trong cả nước. 13 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Đội tuyển Bóng rổ trường Gia Khánh - Bình Xuyên - Huấn luyện đội THPT Quang Hà Vĩnh Phúc tuyển Huấn luyện đội 2 Câu lạc bộ Bóng rổ Xuân Kiến Thiết - Phúc Yên tuyển Hòa Huấn luyện đội 3 Đội tuyển Bóng rổ trường Hương Canh - Bình Xuyên tuyển THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc Bình Xuyên, ngày..... tháng 02 năm 2019 Bình Xuyên, ngày 20 tháng 02 năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Lê Ngọc Tú 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_bai_tap_phat_trien_suc_bat.doc