Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

docx 66 trang sk11 20/08/2024 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
 MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................1
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................................3
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ........................................................................................3
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN ................................................................3
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...................................................................4
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ ..4
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.............................................................5
7.1. Nội dung sáng kiến.............................................................................................5
MỞ ĐẦU...................................................................................................................6
 1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................6
 2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................6
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................6
 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................8
 6. Giả thuyết khoa học..........................................................................................8
 7. Điểm mới của đề tài .........................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................10
 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................10
 2. Giới thiệu về vấn đề miệt thị ngoại hình ........................................................12
 2.1. Khái niệm ....................................................................................................12
 2.2. Phân loại .....................................................................................................13
 2.3. Nguyên nhân................................................................................................16
 2.4. Hậu quả .......................................................................................................18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH CỦA HỌC 
SINH TRUNG TÂM GDNN – GDTX YÊN LẠC .................................................22
 1. Học sinh trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc với đặc điểm tâm sinh lí ảnh 
hưởng tới miệt thị ngoại hình. .................................................................................22
 1.1. Đặc điểm lứa tuổi HS THPT nói chung và Trung tâm GDTX nói riêng.....22 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
 - “Con bé này béo thế?”
 - “Con trai gì mà gầy nhom”
 - “Eo ơi, con gái gì mà người thô như đàn ông?”
 - “Mông cũng đẹp đấy, nhưng đùi to nhìn phát sợ!”
 Những câu nói trên, tưởng chừng chỉ xuất hiện đâu đó ngoài kia, nhưng có 
một sự thật là: chúng đang trở thành một phần “không thể thiếu” trong cuộc sống 
của nhiều người. Phải chăng ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối với chúng 
ta như vậy? Nếu thử gõ trên google từ khoá “gây ấn tượng” thì không ở đâu là 
không hiện lên những cách để bạn cải thiện vẻ bề ngoài một cách tốt hơn hay làm 
thế nào để “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Không một bộ phim nào dám lấy một diễn 
viên không có ngoại hình ưa nhìn để diễn hay không có một thương hiệu nào lấy 
một gương mặt quá phổ thông để quảng cáo thương hiệu. Ngay cả ở một số trường 
học, vẻ ngoài của thầy cô giáo cũng ảnh hưởng tới số lượng học sinh đến lớp, một 
số doanh nghiệp cũng yêu cầu chiều cao, ngoại hình của nhân viên, trong khi nó 
chẳng liên quan đến công việc là mấy. Còn những người không có ngoại hình ưa 
nhìn thì sao? Họ không được làm những công việc họ hằng mong ước đã đành 
(như người mẫu đòi hỏi chiều cao, lễ tân hay tiếp viên hàng không cũng có những 
tiêu chuẩn nhất định), còn tồi tệ hơn khi bị chế nhạo về cơ thể mìnhtrong khi họ 
hoàn toàn không có lỗi!
 Mới đây, tân Hoa hậu Đại dương 2017 Lê Âu Ngân Anh đã vấp phải luồng 
chỉ trích vô cùng gay gắt của khán giả về việc nhan sắc không xứng tầm với vương 
miện ngay khi vừa mới đăng quang. Khi chiếc vương miện trị giá 3,2 tỷ đồng được 
trao cho Ngân Anh, làn sóng tranh cãi về nhan sắc của tân Hoa hậu nổ ra sôi nổi 
trên mạng xã hội. Hầu hết, mọi người phản đối chiến thắng này của cô vì vẻ ngoài 
không “đạt chuẩn hoa hậu”, đặc biệt là ở đôi môi và chiếc mũi thiếu tự 
nhiên. Nhiều người nhận xét cô là một sản phẩm lỗi của công nghệ dao kéo, hay 
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền1 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
ngoại hình, phần lớn các em chưa biết cách giải quyết vấn đề, khiến những lời xúc 
phạm ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh. Các em chăm chăm vào những khiếm 
khuyết trên cơ thể mình, từ đó trở nên tự ti, mặc cảm, thậm chí bị trầm cảm, có 
trường hợp học sinh đã tìm đến cái chết như một lối thoát. Như vậy, miệt thị ngoại 
hình (body shaming) là hình thức bạo lực bằng lời nói, không chỉ là sự tổn hại tâm 
hồn mà nó còn có thể chấm dứt sinh mạng của một con người.
 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc là một ngôi trường nằm trong khối 
GDTX. Trong những năm qua, dù chất lượng đầu vào của học sinh đã được nâng 
lên đáng kể nhưng nhìn chung còn thấp so với các trường khác trên địa bàn huyện. 
Nhận thức của nhiều bạn học sinh còn hạn chế nên hiện tượng miệt thị ngoại hình 
trong học sinh là không tránh khỏi.
 Xuất phát từ thực tế trên, để tìm hiểu thực trạng miệt thị ngoại hình ở Trung 
tâm GDNN – GDTX Yên Lạc có thực sự đáng báo động và giúp cho các em học 
sinh có thể nâng cao nhận thức về hiện tượng miệt thị ngoại hình, để nói không với 
hiện tượng đó trong cuộc sống, hình thành những chủ nhân tương lai của đất nước 
có đủ đức - trí - thể - mĩ, tôi đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và 
đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình (Body shaming) 
của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc” làm đề tài nghiên cứu.
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NHẰM HẠN 
CHẾ VẤN NẠN MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH (BODY SHAMING) CỦA HỌC 
SINH TRUNG TÂM GDNN – GDTX YÊN LẠC
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
 - Địa chỉ: 153 Hùng Vương – Tích Sơn – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
 - Số điện thoại: 0912821255
 - Email: nguyenhuyen598@gmail.com
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền3 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
 7.1. Nội dung sáng kiến
 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị đề xuất, Tài liệu tham khảo, Nội 
dung sáng kiến được trình bày trong ba chương:
 Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề miệt thị ngoại hình (body shaming)
 Chương II: Thực trạng vấn đề miệt thị ngoại hình của học sinh Trung tâm 
GDNN – GDTX Yên Lạc
 Chương III: Giải pháp kháng thể trước nạn miệt thị ngoại hình của học sinh 
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc
 Nội dung từng phần sẽ được trình bày chi tiết dưới đây. 
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền5 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông 
qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ 
bản là cơ sở lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những 
thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực 
nghiệm ban đầu.
 Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở thu 
thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu có liên quan đến tâm lý học sinh 
THPT nói chung và học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc nói riêng và 
thực trạng học sinh đang chịu tác động mạnh mẽ của vấn nạn miệt thị ngoại hình 
(body shaming).
 4. 2. Phương pháp điều tra
 Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng nhằm phát hiện các 
quy luật phân bố, trình độ phát triển, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Kết quả 
của phương pháp điều tra là những thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu 
làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp.
 Trong đề tài này tôi dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với các câu hỏi 
đóng, mở khác nhau về mức độ để học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc 
trả lời. Các câu hỏi điều tra thực trạng về việc học sinh đang vô tình hoặc cố tình 
miệt thị ngoại hình.
 4.3. Phương pháp chuyên gia
 Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các 
chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.Thực chất đây là phương pháp 
sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để 
xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu 
cho vấn đề, sự kiện đó. Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu 
không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh 
giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa 
chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ.. Trong đề tài này vì điều 
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền7 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
 - Thực trạng hiện tượng miệt thị ngoại hình (body shaming) của học sinh 
Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc được khảo sát, tổng kết và đánh giá.
 - Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân khiến học sinh trung tâm GDNN – GDTX 
Yên Lạc có thái độ miệt thị ngoại hình.
 - Đưa ra các biện pháp khắc phục hiện tượng miệt thị ngoại hình ở học sinh.
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền9 Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018 - 2019
xã hội đề cao các giá trị và quy tắc mang tính được cộng đồng, số đông cho là đúng 
đắn. Và do đó, phụ nữ Á đông thường có xu hướng gò bó và ép buộc bản thân 
chiều theo những “lời khuyên ngoại hình” từ gia đình và người thân, bạn bè. 
 Trước thực trạng miệt thị ngoại hình, ngày càng có nhiều kết quả nghiên cứu 
chỉ ra rằng những nạn nhân bị miệt thị ngoại hình và cảm thấy tiêu cực về vẻ ngoài 
của bản thân thì nhiều nguy cơ sẽ tăng gấp ba lần khả năng phát triển các căn bệnh 
như: tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ so với những người có ngoại hình và thể 
trạng tương tự nhưng không phải chịu đựng sự miệt thị và không có nhận thức 
không tích cực về bản thân mình. Tóm lại, sự xấu hổ và tự ti về nhan sắc có thể 
dẫn đến những mối nguy hại trầm trọng về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
 Các công trình nghiên cứu đến lứa tuổi học sinh THPT chủ yếu đề cập đến 
các hành vi ảnh hưởng đến nhân cách lối sống như Nguyễn Thị Hồng Vân có bài 
Nhận thức của học sinh THPT về tuổi dậy thì, Lương Thị Khánh Ly có luận văn 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT (Hà Nội,2007). Một số dự án 
nghiên cứu khoa học của các bạn học sinh trong cả nước cũng đề cập đến các hiện 
tượng nổi cộm của học sinh như: ”Quan niệm về tình yêu của học sinh THPT Hà 
Nội hiện nay” và “Bệnh vô cảm của giới trẻ trong xã hội hiện đại” của các bạn học 
sinh THPT Hà Nội. Trong một bài nghiên cứu Ths Lê Thị Thanh Thủy cũng 
nghiên cứu về sự Stress của học sinh cuối cấp qua tiểu luận Stress trong học đường 
và cách ứng phó ở học sinh cuối cấp THPT (Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ, Đại 
học Quốc gia Hà Nội).
 Hiện tượng miệt thị ngoại hình của giới trẻ đặc biệt là học sinh được phản ánh 
trên một số phương tiện thông tin đại chúng nhưng chỉ hạn chế trên một phuơng 
diện là thời gian thông qua những bản tin ngắn như: loạt bài viết về body shaming 
trên Yan new: “Muốn trở thành một chàng trai vạn người mê, trước hết hãy ngưng 
mở miệng chê bai những cô gái khác”; “ Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên tẩy 
chay body shaming thay vì hùa theo vùi dập người khác” hay bài viết trên báo 
Điện tử Tiền Phong ngày 14/01/2018: “ Báo động Body shaming: dạng bạo lực 
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_thuc_trang_va_dua_ra_giai_p.docx
  • docBìa Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ng.doc
  • docPhụ lục 1 Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt.doc
  • docxPhụ lục 2 Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn miệt.docx